SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH SX-TM-DV QUI PHÚC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng tại công ty Qui Phúc (Trang 28 - 31)

TỔNG GIÁM ĐỐC

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH SX-TM-DV QUI PHÚC

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

Tổng giám đốc công ty :

- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty - Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bảo toàn và phát triển vốn.

- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm; Các quy chế điều hành quản lý công ty; Quy chế tài chính, quy chế lao động tiền lương; Quy chế sử dụng lao động..v.v., kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty;

- Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng phòng ban, các chức danh tương đương và cán bộ công nhân viên dưới quyền.

Đại diện lao động:

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

- Tham gia với tổng giám đốc công ty về quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên trong công ty.

- Phối hợp với tổng giám đốc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đại hội công nhân, viên chức; đại diện cho đoàn viên, công nhân viên ký thỏa ước lao động tập thể với tổng giám đốc tổng công ty phù hợp với các quy định của pháp luật, tham gia các hội đồng của công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến công nhân viên.

Phó tổng giám đốc điều hành:

- Thực hiện các nghị quyết của công ty, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được tổng giám đốc thông qua.

- Quyết định tất cả các vấn đề bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.

- Tham khảo ý kiến của tổng giám đốc để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ.

- Vào ngày 31 tháng 10 hằng năm, phó tổng giám đốc phải trình tổng giám đốc phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm.

Phó giám đốc tài chính:

- Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.

- Tham mưu cho giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn. - Quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực tài chính của công ty. • Giám đốc nhân sự:

- Lập kế hoạch nhân sự hàng năm.

- Lập kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng. - Lập các báo cáo liên quan đến tổ chức, nhân sự. - Lập và lưu giữ hồ sơ công nhân viên của công ty

- Theo dõi, cập nhật và phổ biến các văn bản pháp quy, hướng dẫn về tổ chức, nhân sự. - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, nội quy lao động. Đề xuất với tổng giám đốc công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, kết thúc, thuyên chuyển cán bộ. - Theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.

- Theo dõi và thực hiện các công việc khác liên quan tới tổ chức, tiền lương, bảo hộ lao động.

Giám đốc kinh doanh:

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. - Khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng.

- Quảng bá thương hiệu. - Phát triển thị trường.

- Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh. - Xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh số.

- Kiểm tra hàng hóa tồn kho, hàng quá hạn, hàng có chất lượng kém để xuất trả. - Lên đơn đặt hàng.

- Liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng. - Ký kết các hợp đồng kinh tế.

Giám đốc sản xuất:

- Nhiệm vụ của giám đốc sản xuất là tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ các chỉ tiêu do công ty đề ra.

- Ký hợp đồng mua bán nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng vận tải… đảm bảo sản xuất của xí nghiệp được liên tục và cân đối, chấp hành đầy đủ các hợp đồng đã ký.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác phòng gian, phòng hỏa, bảo vệ an toàn cho xí nghiệp, bảo vệ bí mật của công ty, bí mật kinh tế.

- Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động vận hành của công ty, trên cơ sở không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê.

- Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo qui định của nhà nước và điều lệ công ty.

- Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ kế toán quản trị.

- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chánh, kế toán do nhà nước ban hành cho các cấp thừa hành thuộc hệ thống kế toán - thống kê.

- Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán viên của công ty.

- Thực hiện quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp. - Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng tại công ty Qui Phúc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w