III- Thực trạng Đầu tư công trong ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay
3. Những tồn tại về hoạt động đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay
nông thôn Việt Nam hiện nay
3.1. Tỷ trọng Ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển ngành còn thấp
Từ những số liệu và đánh giá trên cho thấy mặc dù đã có những triển vọng trong hoạt động đầu tư công của ngành song nguồn vốn đầu tư phát triển dành cho ngành chưa đủ để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tổng chi ngân sách cho nông nghiệp chỉ dừng lại ở mức 6%, rất thấp so với mức đóng góp 22% của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế, mức bố trí NSNN cho ngành còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng được khoảng 55- 60% nhu cầu của ngành, đặc biệt là thiếu ngân sách cho các dịch vụ hỗ trợ và các hoạt động vận hành, bảo dưỡng công trình nông thôn.
3.2. Mất cân đối trong cơ cấu chi tiêu công của ngành
Trước khi tăng đầu tư cho ngành cần phải xem xét đến cơ cấu chi tiêu công của ngành, quan trọng nhất là sự cân đối giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Những
năm vừa qua cho thấy sự mất cân đối khá nghiêm trọng giữa hai khoản chi này của ngành( xem biểu 2.8)
Xu hướng chủ yếu là tăng trưởng vốn đầu tư. Chi đầu tư chiểm khoảng 75- 80% tổng chi thời kỳ khảo sát, tăng ít so với giai đoạn trước đó; còn lại là chi thường xuyên chỉ chiếm 20- 25% tổng chi, giảm so với múc ổn định 25% suốt thời kỳ 1992- 1998, trong đó chi trả lương và trả công lại tăng lên.
Biểu 2.8: Tỷ trọng Ngân sách chi tiêu công của ngành Nông nghiệp giai đoạn 1997- 2002
Khoản mục 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1.Vốn chi đầu tư % 72,6 77,8 80,7 78,3 80,2 76,8 2.Vốn chi thường xuyên % 27,4 22,2 19,3 21,7 19,8 23,2 Lương trong chi thường
xuyên % 14,3 15,4 17,5 20,7 20,9 17,8
Nguồn: Bộ tài chính( 2004)
Ngân sách cấp không đủ kinh phí cho chi thường xuyên, nhất là chi phí vận hành, bảo dưỡng. Theo đánh giá Chi tiêu công, có sự gia tăng mất cân đối lien tục giữa chi vận hành, bảo dưỡng của ngành và sự tích lũy nhanh chóng về vốn tài sản cố định do chỉ nhấn mạnh đến hoạt động đầu tư. Trong 5 năm từ 1997 đến 2002, chi vận hành, bảo dưỡng chỉ tăng 31% so với mức thay đổi 107% cho các hạng mục cố định và trả lương. Phần lớn tổng chi thường xuyên của Nhà nước cho nông nghiệp( không kể thủy sản) bao gồm: khuyến nông, nghiên cứu, chương tình mục tiêu quốc gia do chính quyền địa phương quản lý, phần còn lại do Bộ NN&PTNT quản lý.
3.3. Phân bổ Ngân sách trong nội bộ ngành chưa hợp lý
Điều này thể hiện ở sự phân bổ ngân sách hàng năm cho các lĩnh vực tiểu ngành( xem thêm phần mục 2 trên). Theo bản đánh giá tác động chi tiêu công của khu
vực nông thôn đến tăng trưởng và giảm nghèo cho chúng ta những kết luận khá thú vị về kết quả của các hoạt động đầu tư này( theo dõi phụ lục 1). Đối chiếu với thực tế, ta thấy còn những vấn đề nổi cộm như sau:
- Một là, đầu tư công của ngành tập trung vào các công trình thủy lợi( chiếm hơn 70% vốn đầu tư toàn ngành), trong khi hiệu quả sử dụng của các công trình này lại khá thấp. Cần phải ưu tiên thích hợp cho việc duy tu, bảo dưỡng các hệ thống tuới tiêu để hỗ trợ sản xuất và đa dạng hóa nông nghiệp.
-Hai là, chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, khuyến nông trong nông nghiệp. Nguồn lực cho nghiên cứu còn hạn chế để hỗ trợ một ngành nông nghiệp đa dạng và hiện đại, phục vụ cho CNH- HĐH đất nước. Thêm vào đó, vốn cho khuyến nông còn rất thiếu. Sự hỗ trợ của Trung ương không thể hiệu quả nếu thiếu sự hợp tác của chính quyền địa phương trong việc chuyển một số nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả từ lĩnh vực khác sang cho hoạt động khuyến nông.
- Ba là, mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp trong khi CSHT nông thôn còn nhiều yếu kém- chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững.