Xếp hạng tín dụng của một số nước

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình XHTD đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi (Trang 72 - 86)

Trên cơ sở của các phương pháp, mô hình lý thuyết đã được kiểm chứng trong thực tế, nhiều công ty đa quốc gia trên thế giới đã xây dựng quy

trình XHTD. Nội dung của quy trình này được khái quát như sau:

2.2.1. Moody và S &P Moody và S &P là hai công ty lâu đời nhất cũng như uy tín nhất của

Mỹ hiện nay. Các công ty này trong quá trình XHTD của mình, không chỉ dựa vào các mô hình thống kê để tính toán các khả năng vỡ nợ, mà họ còn có một hệ thống cho điểm người vay nợ. Trong đó họ sử dụng những thông tin về những lần vi phạm tín dụng trong quá khứ của người vay vào trong quá trình tính toán xác suất vỡ nợ.

Quy trình XHTD

Việc XHTD được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thu thập các thông tin về nhà phát hành thông qua nguồn thông tin công khai, nhà phát hành cung cấp (chủ yếu là Bản cáo bạch) và các nguồn thông tin liên quan khác. Các thông tin được sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.

Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá, ấn định kết quả xếp hạng. Kết quả XHTD này được Hội đồng XHTD của công ty xem xét và phê chuẩn thông qua lần cuối. Bằng phương pháp so sánh các chỉ tiêu của đối tượng vừa được xếp hạng với nhóm các đối tượng tương tự khác đã được xếp hạng.

Giai đoạn 3: Công bố ra công chúng. Sau khi được Hội đồng XHTD thông qua, kết quả XHTD được công bố công khai ra công chúng. Trong trường hợp kết quả xếp hạng còn kiến nghị của đối tượng được đánh giá thì phải cung cấp thêm thông tin để công ty XHTD phân tích, đánh giá và có thể đưa ra ý kiến XHTD mới, khi XHTD mới này được hai bên chấp nhận nó sẽ

Phân tích, đánh giá. ấn định XHTD tạm thời. Phê chuẩn Công bố ra công chúng Thu thập thông tin

được công bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có XHTD đó thì kết quả sẽ bị huỷ bỏ[16].

Bảng 2.4: Ký hiệu XHTD sử dụng cho nợ ngắn hạn

Moody’s S&P Diễn giải

P-1 A-1+ Khả năng trả nợ mạnh nhất

A-1 Khả năng trả nợ mạnh

P-2 A-2 Khả năng trả nợ đạt mức trung bình

P-3 A-3 Khả năng trả nợ trung bình, hay vừa đủ để được xếp hạng đầu tư.

NP B Khả năng trả nợ yếu, mang tính đầu cơ.

C Khả năng trả nợ yếu, có dấu hiệu của sự phá sản

D Khả năng trả nợ rất yếu, thể hiện nhà phát hành đang trong nguy

cơ bị phá sản.

Nguồn: [16.tr.44]

Bảng 2.5 : Tỷ lệ phá sản của các loại XHTD của Moody’s

Kỳ hạn Loại xếp hạng

tín dụng 1 năm 5 năm 15 năm

Aaa 0.1% 2.1% Aa 0.3% 2.2% A 0,01% 0.6% 2.7% Baa 0,16% 2.0% 5.9% Ba 1,56% 11.8% 18.9% B 6,69% 28.4% 32.9% Caa +- 50% Nguồn: [16.tr.45]

2.2.2. FiBEL của Ngân hàng Trung Ương Pháp

Ở NHTW Pháp việc đánh giá và XHTD được tiến hành bí mật và chỉ phục vụ cho hệ thống các ngân hàng thương mại. Những thông tin này không

cung cấp ra ngoài và được ký hiệu theo những quy định của NHTW. Những thông tin này được cập nhật, đánh giá thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

Cho điểm doanh nghiệp

Việc cho điểm của NHTW Pháp gồm có 3 yếu tố cấu thành:

• Điểm đánh giá qui mô (doanh số) hoạt động của doanh nghiệp: được biểu thị bằng một chữ cái từ A đến H hoặc J, N, X;

• Điểm đánh giá tín dụng: được biểu thị bằng một con số 0,3,4,5, 6;

• Điểm đánh giá thanh toán: được biểu thị bằng một con số 7,8, 9

Cho điểm về quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Điểm đánh giá này phản ánh quy mô (doanh số) hoạt động của doanh nghiệp theo các mức sau đây:

Bảng 2.6: Cho điểm về quy mô của Pháp

Điểm Quy mô (doanh số)

A Mức hoạt động lớn hơn bằng 5 tỷ Franc

B Mức hoạt động từ 1 tỷ Franc đến 5 tỷ Franc

C Mức hoạt động từ 500 triệu Franc

D Mức hoạt động từ 200 triệu Franc đến 500 triệu Franc

E Mức hoạt động từ 100 triệu Franc đến 200 triệu Franc

F Mức hoạt động từ 50 triệu đến 100 triệu Franc

G Mức hoạt động từ 10 triệu Franc đến 50 triệu Franc

H Mức hoạt động từ 5 Triệu Franc đến 10 triệu Franc

J Mức hoạt động dưới 5 triệu Franc.

N Mức hoạt động không đáng kể

X Mức hoạt động không được biết đến hoặc số liệu quá cũ (Bảng cân

đối tài khoản đã kết thúc trên 21 tháng);

Nguồn: [16.tr.46]

Trong trường hợp cần thiết, việc cho điểm còn được bổ xung thêm chỉ số công khai thông tin (biểu thị bằng chữ T) hoặc chỉ số thiếu hay chậm trễ

thông tin về tài khoản (biểu thị bằng chữ R).

Điểm đánh giá quy mô hoạt động tương ứng với mức doanh số mà trên nguyên tắc là chưa bị đánh thuế, trừ một số trường hợp nhất định.

Khi đánh giá cho điểm về quy mô hoạt động của các doanh nghiệp theo mức hoạt động kinh doanh hàng năm, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp cũng được quan tâm, đó là doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất hay không sản xuất, uỷ thác hay các công ty môi giới v.v. Điều này cho phép thực hiện đánh giá chính xác hơn đối với từng loại hình của doanh nghiệp.

Cho điểm về tín dụng

NHTW Pháp đánh giá và cho điểm về tín dụng chủ yếu dựa vào việc phân tích tình hình tài chính trong bảng cân đối kế toán. Đồng thời, việc đánh giá cũng áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp, theo thành phần kinh tế và theo nhóm doanh nghiệp. Có 5 mức thang điểm đánh giá tín dụng:

Điểm tín dụng 0: Là những doanh nghiệp trước đây có quan hệ với ngân hàng (hồ sơ kinh tế của khách hàng được lưu trữ tại NHTW, nhưng giờ đây không còn quan hệ nữa, ngân hàng không nhận được bất cứ thêm một thông tin gì khác). NHTW không đánh giá tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này, nhưng hồ sơ ban đầu của công ty này vẫn lưu ở ngân hàng.

Điểm tín dụng 3: Đây là điểm cao nhất của NHTW Pháp dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt cả về chất lượng tín dụng, cả về khả năng đảm bảo thanh toán, hệ số an toàn vốn ổn định. Điểm tín dụng 3 dành cho những doanh nghiệp đạt các điều kiện sau:

- Báo cáo tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo gần nhất phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt.

- Các nhà lãnh đạo, người đứng đầu cao nhất của các doanh nghiệp có trách nhiệm cao trong quản lý, các doanh nghiệp có liên quan đến nhau có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Thanh toán được đảm bảo một cách đều đặn, bình thường không có sự thay đổi.

Những doanh nghiệp đạt điểm 3 về tín dụng là những doanh nghiệp phải đạt điểm 7 trong khâu thanh toán.

Điểm tín dụng 4: Điểm này dành cho các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh đạt mức trung bình khá. Đó là những doanh nghiệp ở trong các tình trạng sau đây:

- Có dấu hiệu kém về hiệu quả kinh doanh và khả năng tự tài trợ.

- Có nhiều khoản chi tiêu tài chính nặng nề trong năm tài chính được phản ánh trong doanh nghiệp, cân bằng bấp bênh giữa tài sản có và tài sản nợ dưới 1 năm.

- Không có sự cố về khâu thanh toán. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này phải đạt điểm 8.

Điểm tín dụng 5: Dành cho những doanh nghiệp có tình hình dẫn đến các khoản tồn đọng:

- Hiệu quả kinh doanh thua lỗ, khả năng sinh lời không cao, khả năng tài trợ kém.

- Tài sản có dưới 1 năm < tài sản nợ dưới 1 năm. - Tổng sai số vốn lưu động dòng bị thâm hụt.

- Có sự cố trong khâu thanh toán và dẫn đến điểm 9 trong khâu thanh toán ( thanh toán không đúng hạn).

- Có sự cố thay đổi về nhân sự, ban lãnh đạo có vấn đề liên quan tài chính của công ty.

Điểm tín dụng 6: là những doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng xấu, kém hiệu quả, bảng tổng kết tài sản mất cân đối. Vốn tự có không đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, cụ thể:

- Hiệu quả kinh doanh, khả năng tự tài trợ bị thâm hụt trong 3 năm liên tục. - Gánh nặng về tài chính (nợ quá nhiều) chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ doanh số liên tục trong 3 năm liền.

- Vốn tự có bị cắt xén bởi các khoản nợ.

- Tài sản có dưới 1 năm < tài sản nợ dưới 1 năm, hoặc vốn lưu động bị thâm hụt.

- Doanh nghiệp không có khả năng tự trả nợ.

- Những doanh nghiệp đang có vấn đề về tố tụng của pháp luật.

Những đánh giá cho điểm về quy mô hoạt động, về tín dụng của các doanh nghiệp được đưa ra bằng các bản tin. Các bản tin này thông báo các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho điểm tín dụng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, rủi ro thanh toán, tình hình giảm vốn tự có, các sự kiện pháp lý, đồng thời việc đánh giá cho điểm này luôn luôn được thực hiện thường xuyên và thứ hạng tín dụng của các doanh nghiệp sẽ có thể thay đổi theo thời gian.

Cho điểm về thanh toán

Có 3 mức thang điểm khác nhau, đó là:

Điểm 7 là điểm cho những doanh nghiệp có khả năng thanh toán đều đặn, không có khó khăn về quản lý ngân quỹ, đảm bảo trả nợ vay đúng hạn.

Điểm 8 là điểm cho những doanh nghiệp thanh toán đúng hạn, tuy có ít nhiều khó khăn về ngân quỹ, nhưng không ảnh hưởng đến các khoản tín dụng đến kỳ hạn phải thanh toán trong hợp đồng.

Điểm 9 là điểm cho những doanh nghiệp thanh toán không đúng hạn, doanh nghiệp có khó khăn, do ngân quỹ bị thâm hụt và không có khả năng tự trả nợ cho các khoản vay.

Điểm 8 và 9 chủ yếu được đưa ra căn cứ rủi ro thanh toán thương phiếu được công bố ở NHTW Pháp, các chứng thư kháng nghị, và các sự việc chậm

thanh toán được ghi nhận tại Toà án thương mại. Cho điểm các nhà lãnh đạo

Người đứng đầu cao nhất của công ty, người chịu trách nhiệm chính đối với doanh nghiệp, số điểm biểu thị bằng một trong 3 con số 0,5,6 với ý nghĩa như sau:

Điểm 0: NHTW Pháp không lưu trữ thông tin về lãnh đạo doanh nghiệp.

Điểm 5: Thông tin về lãnh đạo của doanh nghiệp được lưu trữ tại NHTW.

- Lãnh đạo doanh nghiệp không nằm trong đối tượng xét xử của toà án, nhưng điểm tín dụng nhận ở điểm 6 và điểm thanh toán nằm ở điểm 9.

- Những công ty không bị điểm 9 trong khâu thanh toán, nhưng bị điểm tín dụng 6 và có quyết định của toà án với khoản tín dụng 100.000 Franc được công bố ít nhất 5 tháng.

Điểm 6: Lãnh đạo của doanh nghiệp đó đã ít nhất một lần bị phá sản ( thông tin về lãnh đạo của doanh nghiệp được lưu trữ tại NHTW trong thời gian 10 năm liên tục). Những doanh nghiệp đang bị toà án đưa ra xét xử với những khoản tín dụng lớn hơn 100.000 Franc.

Chỉ số bổ sung

Ngoài cách đánh giá và cho điểm trên, NHTW Pháp còn đưa ra các chỉ số bổ sung (còn gọi là chỉ số thông tin), bao gồm:

Thứ nhất, chỉ số công khai thông tin, được ký hiệu bằng chữ T. Như vậy, khi nhìn vào bên cạnh chỉ số điểm của doanh nghiệp có chữ T, ta hiểu rằng toàn bộ hồ sơ và tình hình tài chính của công ty đã được công bố công khai. Chỉ số công khai thông tin cho thấy việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp là hoàn toàn không dấu diếm.

số này dành cho những công ty không muốn báo cáo số liệu, từ chối cung cấp số liệu, số liệu đó có thể chưa thu thập được đầy đủ, công ty không thông báo số liệu kế toán mới nhất, hoặc NHTW Pháp không thể nhận tài liệu này ở các ngân hàng có liên quan. Chỉ số R cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá về chất lượng tín dụng của một doanh nghiệp[16].

Tóm lại, cách đánh giá và cho điểm là những thông tin quan trọng giúp các ngân hàng tham khảo khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng cho khách hàng của mình. Đồng thời, nó cũng làm cơ sở cho các nhà phân tích kinh tế - tài chính phân tích một cách chuẩn xác, giúp cho Nhà nước Pháp quản lý được hoạt động của các doanh nghiệp khi quan hệ với ngân hàng và đảm bảo sự ổn định và an toàn trong phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.3. JCIC của Đài Loan Lịch sử phát triển

Tháng 3/1975, Bộ trưởng tài chính ( MOF) và Ngân hàng trung ương cộng hoà Trung quốc ( BOC), Hiệp hội Ngân hàng Đài Bắc (TBA) quyết định thành lập Trung tâm thông tin tín dụng, tên tiếng Anh là Joint Credit Information Center ( viết tắt là JCIC)

JCIC sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá chất lượng tín dụng theo hệ thống điểm 5 C:

Character (đặc điểm): Phản ánh đặc điểm của khách hàng.

Capacity (khả năng): Phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ của khách hàng.

Capital (vốn) : Phản ánh tình hình về tài chính của người vay.

Collateral (tài sản thế chấp) : Phản ánh tài sản thế chấp của người vay ở Ngân hàng.

Condition (điều kiện) : Phản ánh điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến tình hình và cho vay như thế nào.

Ngoài ra JCIC còn sử dụng mô hình DA trong quá trình phát triển hệ thống cho điểm về tín dụng của mình.

Z = a + b1x1 + b2x2 + ...+ bnxn

Trong đó :

• a là một hằng số

• b1,b2...bn là các hệ số

• x1,,x2...xn là các nhân tố tác động đến khoản tín dụng Ưu điểm của phương pháp chuyên gia của JCIC Phản ánh chất lượng tín dụng thông qua giá trị các con số Hạn chế của phương pháp

Quá trình sử dụng hệ thống cho điểm còn bị hạn chế do việc thống kê các số liệu còn gặp khó khăn và trong quá trình sử dụng công thức tính toán có thể có những biến đổi ảnh hưởng tới hiệu quả của việc cho điểm tín dụng. Hơn nữa, việc cho điểm tín dụng còn bị hạn chế do chỉ có dữ liệu phát sinh trong việc phân tích các khách hàng được cấp tín dụng trước đây, không có số liệu về các khách hàng chưa được cấp tín dụng[16].

2.2.4. Công ty KPMG

Trong quá trình phân tích, XHTD, công ty KPMG đã qua sử dụng các bước như sau:

- Bước 1: Xác định các yếu tố xếp hạng.

- Bước 2: Xếp hạng các yếu tố theo các hạng A,B,C,D,E.

- Bước 3: Xác định trọng số (%).

- Bước 4: Phân bổ và tính điểm xếp hạng cho khách ien.

- Bước 5: Đưa ra xếp hạng tổng hợp cho khách hàng.

Xác định các yếu tố xếp hạng: Để tiến hành quá trình XHTD, công ty KPMG đã đưa ra một số yếu tố cơ bản như sau:

Phân tích vị thế tài chính xem xét tình hình tài chính của khách hàng, vấn đề doanh thu, chất lượng các khoản thu hay chất lượng của tài sản có, tỷ lệ phần trăm hàng tồn kho, vấn đề tiền mặt. Đặc biệt là quá trình luân chuyển tiền mặt, tính toán được tài sản của khách hàng.

Loại A: Được xếp hạng đối với các khách hàng có nhiều tài sản dễ thanh khoản mạnh, hoạt động kinh doanh có lãi, dòng tiền mặt đầy đủ, tỷ lệ nợ thấp, có hai nguồn trả nợ là dòng tiền lãi của khách hàng và phân tính khấu hao, khách hàng ít phụ thuộc vào bình ổn tỷ giá hối đoái và lãi suất.

Loại B: Các khách hàng có vị thế tài chính xếp loại B là khách hàng có lãi ít, khả năng thanh khoản có thể chấp nhận được, có tỷ nợ tương đối, có hai

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình XHTD đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)