Trong xu thế mở cửa hội nhập, giao lưu buôn bán giữa các nước phát triển mạnh, hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng giao dịch. Quá trình thanh toán xuất nhập khẩu, các công trình dự án Nhà nước làm nảy sinh nhiều mỗi quan hệ giữa các đối tác khác nhau. Mỗi nước có phong tục tập quán và chế độ luật pháp riêng, không phải lúc nào luật quốc gia cũng phù hợp với luật và thông lệ quốc tế từ đó làm nảy sinh nhiều tranh chấp rất phức tạp đòi hỏi sự xét sử kịp thời và công minh của pháp luật dựa trên căn cứ của luật quốc gia và thông lệ quốc tế. Để hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán cần phải có những biện pháp cụ thể sau:
- Chính phủ cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Lào làm cơ sở điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại, tạo hành lang pháp lý cho các dịch vụ thanh toán.
Hơn nữa, Nhà nước cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các loại hình dịch vụ thanh toán hiện có. Bất cứ một sản phẩm ngân hàng nào ra đời cũng cần phải có một cơ chế luật pháp điều chỉnh. Hiện nay, có những sản phẩm ra đời rồi nhưng lại chưa có một quy định hướng dẫn cụ thể nào điều tiết, hoặc chưa rõ ràng. Ví dụ: hiện nay đã có một số các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên qua hệ thống các ngân hàng thương mại nhưng giờ chưa có quy chế, quy định cụ thể nào hướng dẫn thực hiện dịch vụ thanh toán này. Vậy, dòi hỏi phải có những văn bản pháp lý điều chỉnh chi tiết các nghiệp vụ, hướng dẫn chi tiết, cụ thể và rõ ràng hơn để tạo ra một khung pháp lý đầy đủ cho các ngân hàng có căn cứ thực hiện các nghiệp vụ.
- Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt đề và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, công nghệ cao.
- Chính phủ cần chỉ đạo bộ công thương sớm thực hiện chính sách thương mại
phát triển theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các bộ ngành có liên quan như bộ thương mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã ban hành về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong việc hướng dẫn thực hiện.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ
nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính, các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư kinh doanh.
- Nhà nước cần có những chính sách để có thể chuyển dần từ thói quen thanh
toán dùng tiền mặt bằng sử dụng dịch vụ ngân hàng: Thói quen sử dụng tiền mặt là một thói quen lâu đời của người dân. Chính vì thói quen này mà việc chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng rất khó khăn. Bên cạnh sự nỗ lực của các ngân hàng, Nhà nước có thể có một số chính sách thúc đẩy chẳng hạn như có thể quy định việc thanh toán lương của cán bộ công chức hoặc của nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước thông qua ngân hàng mà không dùng tiền mặt.
- Đối với bộ tài chính: xem xét giải quyết thuế nhập khẩu các thiết bị, công nghệ ứng dụng trong hoạt động ngân hàng điện tử. Theo đó, một số vấn đề đặt ra để giải quyết như: chữ ký điện tử (cơ quan cung cấp, cơ quan giám sát); tính bảo mật an toàn; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch điện tử.