III. cn th it phi bo đm vn ut cho phát tr in kinh ể
2. Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề khai thác triệt để các nguồn vốn đầu
tế chuyển dịch đúng hướng, kết quả hạ tầng được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong đó bảo đảm được vốn đầu tư là nhân tố hàng đầu quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Với tổng lượng vốn đầu tư huy động được trong 5 năm 2001 - 2005 đạt gần 5,573 tỷ đồng bình quân 5 năm tăng 18,6%, so với giai đoạn 1996 - 2000 tăng gấp 2,54 lần. Tỷ lệ vốn đầu tư so với giá trị tăng thêm năm 2000 là 38,27%, dự kiến năm 2005 tăng lên 48,83%.
Xuất phát từ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2001 - 2005 đạt 9,6%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 5,5%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 13,9%, các ngành dịch vụ tăng 11%. So với mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 9,5% trở lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh đã vượt mục tiêu đề ra. Có nhiều yếu tố tác động làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng liên tục. Trong 5 năm, tỉnh đã huy động được tổng vốn đầu tư cao hơn so với dự kiến là 39,3%; thị trưởng tiêu thụ sản phẩm được mở rộng; cùng với các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, số lượng và chất lượng nguồn lao động đều được nâng lên là những nguyên nhân chủ yếu góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt ở mức cao và vượt mục tiêu đề ra.
2. Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề khai thác triệt để các nguồn vốn đầutư. tư.
Như chúng ta đã biết nền kinh tế tăng trưởng cao chủ yếu là do khối lượng vốn đầu tư. Nguồn vốn này đã được khai thác một cách triệt để từ nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA) năm 2004 đã đạt 708,855 tỷ đồng ước 2005 đạt 756,89 tỷ đồng. Tín dụng đầu tư năm 2004 đạt 246 tỷ đồng ước 2005 đạt 400 tỷ đồng. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài năm 2004 đạt 7,8 tỷ đồng, ước 2005 đạt 8 tỷ đồng. Nguồn vốn của dân và tư nhân năm 2004 đạt 350 tỷ đồng, ước 2005 đạt 380 tỷ đồng. Vốn của doanh nghiệp năm 2004 đạt 32 tỷ đồng, ước 2005 đạt 30 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm 54,9% tổng vốn đầu tư 5 năm 2001 - 2005, tăng 3,7% so với 5 năm 1996 - 2000 (gồm vốn ngân sách tập trung, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA…); vốn tín dụng đầu tư chiếm 17,5%, tăng 11,3%; đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm 0,57%, giảm 5,5%; vốn doanh nghiệp nhà nước chiếm 3%, tăng 1%.
3. Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Với tổng vốn đã huy động được tập trung đầu tư cho các ngành: nông lâm nghiệp là 850.101 triệu đồng bình quân 5 năm 2001 - 2005, công nghiệp xây dựng 1.342.278 triệu đồng, ngoài ra vốn còn được đầu tư vào các ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu điện, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, y tế, cứu trợ xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao và các ngành khác.
Tuy nhiên, do sản xuất chưa phát triển mạnh nên các nguồn vốn tín dụng đầu tư, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp. Nhu cầu đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tư tưởng ỷ lại trông chờ vào đầu tư của ngân sách nhà nước còn khá phổ biến nên chưa khai thác và phát huy được hết mọi nguồn lực. Bên cạnh đó hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp đã làm thay đổi bộ mặt các đô thị và phục vụ tích cực cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong 5 năm 2001 - 2005 đã mở thêm 123,5 km đường tỉnh; 58,5 km đường đô thị; 368 km đường giao thông nông thôn. Một số công trình lớn được xây dựng như: Cầu Mậu A
và cầu Văn Phú vượt sông Hồng; các tuyến đường Yên Bái - Khe Sang, Yên Thế - Vĩnh Kiên, Quy Mông - Đông An, Hợp Minh - Mỵ, Đại Lịch - Minh An, tuyến đường ngang Mậu A - Tân Nguyên; các công trình thuỷ lợi: Làng Sang, Phai My, Huổi Phai, Ngòi Róm….
4. Bảo đảm vốn đầu tư với quan điểm đường lối lãnh đạo các tỉnh miền núi. miền núi.
Đầu tư là chìa khoá của mọi sự phát triển, đối với nền kinh tế bảo đảm vốn đầu tư là nhân tố quyết định đến sư tăng trưởng và phát triểncủa kinh tế, vai trò này càng dặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Yên Bái
Là tỉnh miền núi, Yên Bái cách biệt với các vùng khác bởi rừng núi, giao lưu kinh tế văn hoá gặp rất nhiều khó khăn bởi giao thông đi lại vất vả, nền kinh tế Yên Bái còn chậm phát triển. Yên Bái có nguồn tài nguyên tương đối phong phú đặc biệt là rừng, là một thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện, song việc khai thác vận chuyển bừa bãi làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng cạn dần, phần thu từ khai thác không bù đắp tương xứng cho việc tái đầu tư. Do đó cần có sự đầu tư quản lý và khai thác có hiệu quả nhất.
Do điều kiện địa hình toàn là đồi, núi do dó phát triển kinh tế của Yên Bái chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Song hiện nay các sản phẩm này chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và xuất ra ngoài dưới dạng thô chưa qua sơ chế. Như vậy cần đầu tư và công nghiệp chế biến nông lâm sản vừa để tạo việc làm đồng thời cũng nâng cao giá trị hàng hoá trước khi xuất ra bên ngoài.
Hệ thống cơ sở hạ tầng rất yếu kém và đều đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, nhu cầu mở mới và tu sửa là rất lớn. Hiện nay việc đi lại của người dân vùng cao chủ yếu vẫn bằng con đường mòn, làm tốn nhiều thời gian và công sức cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tỉnh có nhiều sông suối với nhiều ghềnh thác trong khi đó khả năng cung cấp điện của huyện còn rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và
sản suất, nhất là vào mùa khô. Hệ thống trường học và bệnh viện còn thiếu nhiều thêm vào đó các cơ sở này đều đã xuống cấp.
Chính từ những khó khăn này dẫn đến sự cần thiết phải bảo đảm vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng với một khối lượng vốn đầu tư lớn. Vấn đề đầu tư thực sự là yếu tố hàng đầu giúp Yên Bái khắc phục những khó khăn trên. Đây là những tiền đề quan trọng làm bàn đạp cho sự phát triển kinh tế giúp Yên Bái ngày càng phát triển hơn.
PHẦN II:
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ Ở TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2001 - 2005
I. Khái quát về tỉnh Yên Bái
1. Vị trí địa lý kinh tế
Yên Bái là một tỉnh nằm sâu trong nội địa vùng núi phía Bắc tổ quốc, phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Tổng diện tích tự nhiên 6882,92 km2 bao gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với 180 xã phường trong đó nhà nước đã công nhận 70 xã vùng cao, 70 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn.
Đặc điểm địa hình Yên Bái cao dần từ đông nam- lên tây bắc, địa hình khá phức tạp bị chia cắt mạnh mẽ bởi 3 dãy núi lớn đều chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam: dãy Hoàng Liên - Púng Luông, dãy Con voi và dãy núi phía đông hồ Thác Bà. Yên Bái nằm sâu trong vùng núi khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình 22oC - 23oC, tổng nhiệt độ cả năm 7500 - 8000oC, có lượng mưa trung bình 1500 - 2200 mm/năm, độ ẩm trung bình 83 - 87%.
Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái tương đối thuận lợi về giao thông, có cả đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai. Trong tương lai có thể có cả vận tải hàng không trên cơ sở nâng cấp sân bay Yên Bái.
2. Nguồn lực
2.1. Tài nguyên thiên nhiên
- Về khoáng sản : đã phát hiện được 176 điểm mỏ khoáng sản thuộc 5 nhóm: năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng sản chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng.
- Về đất đai: Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên 688.292,2 ha, đất đai màu mỡ hiện đã khai thác và sử dụng 368814 ha chiếm 53.6% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng còn khá lớn 319.478 ha chiếm 46,6% diện tích tự nhiên, trong đó có khả năng huy động vào sản xuất nông lâm nghiệp 296.507 ha chiếm 43% diện tích tự nhiên.
- Về tài nguyên rừng: Trong trồng rừng đã sử dụng các giống cây lâm nghiệp mới như keo lai, bạch đàn mô…Ngoài nguồn lực được TƯ cân đối trong dự án 5 triệu ha rừng, tỉnh còn dành một lượng vốn đáng kể để trồng rừng các huyện phía Tây. Bình quân mỗi năm trồng mới hàng vạn ha rừng. Tổng diện tích rừng năm 2000 là 264.064 ha, dự kiến năm 2005 sẽ đạt 332.177 ha. Độ che phủ của rừng tăng từ 38,37% năm 2000 lên 48,26% năm 2005.
+ Rừng phòng hộ: Diện tích rừng phòng hộ là 130.987 ha năm 2000, dự kiến tăng lên 173.134 ha năm 2005, trong đó: rừng tự nhiên phòng hộ 142.500 ha, rừng trồng phòng hộ 30.634 ha.
+ Rừng sản xuất:
*Rừng nguyên liệu công nghiệp: Yên Bái nằm trên địa bàn quy hoạch vùng nguyên liệu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Diện tích năm 2000 là 48543 ha, dự kiến tăng lên 59.833 ha năm 2005. Hàng năm khai thác từ 100.000 - 150.000 m3 gỗ và 70.000 - 100.000 tấn nguyên liệu sợi dài (tre, vầu, nứa) cung cấp cho các nhà máy giấy, cơ sở chế biến giấy, bột giấy…
*Rừng đặc sản quế: Quế là cây rừng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế đã được xuất khẩu trên thị trường thế giới. Diện tích quế hàng năm tăng khoảng 2.000 ha. Năm 2000 diện tích quế đạt 20.002 ha, dự kiến năm 2005 đạt 30.000 ha.
- Tài nguyên nước: Có 3 hệ thống sông suối lớn: Sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim có tổng chiều dài 320 km, diện tích lưu vực 3.400 km2 ngoài ra còn 20.913 ha mặt nước trong đó hồ Thác Bà 19.050 ha đây là
nguồn tiềm năng phong phú để phát triển thủy điện và phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, phục vụ cuộc sống con người.
- Phát huy lợi thế về diện tích mặt nước ao hồ lớn, ngành thủy sản những năm gần đây đã bắt đầu phát triển. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 26000 ha (ao hồ lớn 19.050 ha, ao hồ nhỏ 2000 ha, ruộng 3000 ha, sông suối 2000 ha), trong đó có 24000 ha diện tích có khả năng nuôi cá và đã sử dụng 21.050 ha. Tốc độ tăng trưởng tuy đạt cao, bình quân 5 năm 2001-2005 đạt 28,2%, nhưng sản lượng thủy sản còn rất thấp. Nhiệm vụ của ngành thủy sản trong thời gian qua chủ yếu là hướng dẫn bà con nông dân sản xuất cá giống, nuôi và đánh bắt cá thịt, tận dụng ao hồ, thực hiện một số dự án nuôi trồng thủy hải sản như: tôm càng xanh, rô phi đơn tính…Hàng năm sản xuất được trên 30 triệu cá giống cung cấp cho nhân dân nuôi cá lồng và nuôi cá thâm canh trên những diện tích ao hồ nhỏ. Sản lượng thủy sản năm 2000 đạt 1233,7 tấn tăng lên 2.784 tấn năm 2003, trong đó sản lượng nuôi trồng 2136 tấn, sản lượng đánh bắt 648 tấn, dự kiến năm 2005 sản lượng đạt 3000 tấn.
- Yên Bái có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều di tích cách mạng, nhiều dân tộc thiểu số có những nét văn hóa riêng biệt mang đậm đà bản sắc dân tộc vùng núi phía Bắc là tiền đề để phát triển ngành du lịch
Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 được đánh giá là bắt đầu khởi động. Từ năm 2004 nhà nước đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tân Hương, nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh. Hiện nay các dịch vụ du lịch mới chỉ ở hình thức kinh doanh lưu trú. Năm 2000 có 16 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón 50.200 lượt khách, đạt doanh thu 9,9 tỷ đồng. Đến nay toàn tỉnh có 39 cơ sở kinh doanh lưu trú, tăng 2,4 lần năm 2000 với tổng số 1.180 phòng, trong đó có 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao. Năm 2004 có 105.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 7.396 lượt, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 16,172 tỷ đồng, tăng 62,5% so với năm 2000. Năm
2005 dự kiến sẽ có 44 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón khoảng 130.000 lượt khách.
2.2. Nguồn nhân lực
Dân số năm 2001 là 702.412 người, mật độ 102 người/km2, trong đó dân số thành thị 20%, nông thôn 80%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 48% dân số.
Ước năm 2005 tăng lên 729.400 người, trong đó: tỷ lệ nữ 50,41%, nam 49,59%, dân số thành thị là 149.360 người chiếm 20,48%, dân số nông thôn là 580.040 người chiếm79,52%.
Dân số trong tuổi lao động tăng từ 388.172 người năm 2000 lên 461.140 người năm 2005, so với dân số trung bình tăng từ 56% lên 53,2%. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 335.290 người năm 2000 lên 407.910 người năm 2005, so với lao động trong độ tuổi tăng từ 86,4% lên 88,4% . Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm từ 16000 - 17000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,7% năm 2000 xuống 4% năm 2005. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 76% năm 2002 lên 80% năm 2005. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15% năm 2000 lên 25% năm 2005.
3. Tình hình kinh tế - xã hội
Về tăng trưởng kinh tế: dự kiến năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,15%. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2005 ước đạt 4,21 triệu đồng bằng 45% so với cả nước. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh còn một số hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tình hình trong nước và khu vực, chưa phát huy hết được các tiềm năng của tỉnh.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nhìn chung cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt và vượt mục tiêu đề ra, nhưng sự phát triển của cơ cấu kinh tế cũng còn một số hạn chế. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành
phần còn hạn chậm, do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa phát huy hết tiềm năng, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít, quy mô sản xuất còn nhỏ bé. sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành cũng còn chậm: Trong sản xuất công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm; trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi, nhưng tỷ trọng chăn nuôi tăng chậm, một phần do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm 2003, nhưng chủ yếu là chưa có sự đột phá trong phát triển chăn nuôi.
Kết quả thực hiện một số ngành lĩnh vực chủ yếu:
- Về sản xuất nông lâm nghiệp: trong 5 năm 2001 - 2005 ngành nông