loại phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra với các dây chuyền công nghệ trong khai thác và sau khai thác. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đã và đang được ngành Than Việt Nam chú trọng thực hiện trong nhiều năm qua và nó cũng đã mang lại nhiều thành công nhất định bằng việc đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại vào quá trình khai thác và sàng tuyển Than trước khi xuống tàu xuất đi các thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ nâng cao chất lượng sản phẩm Than khoáng sản là nhiệm vụ lâu dài của ngành Than Việt Nam, có thành công được trong việc nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm Than khoáng sản thì mới mong được ngành Than Việt Nam thu được giá trị lớn nhất.
Thứ ba là: Phát triển ngành Than khoáng sản vững chắc dựa trên nền tảng là kinh doanh Than khoáng sản và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội… Với những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu Than khoáng sản, ngành Than Việt Nam hàng năm đã đóng góp một lượng không nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân nói chung. Lượng ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản được tăng lên hàng năm, đó là nguồn vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất và phát triển hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản trong những năm tới, không những thế, đấy còn là nguồn vốn nhằm bổ sung, đổi mới dây chuyền công nghệ cho ngành Than. Sau khi cân đối nguồn vốn cho sự phát triển bền vững của ngành, lượng vốn còn lại được ngành Than khoáng sản Việt Nam đầu tư trong các dự án phúc lợi xã hội như các dự án trồng rừng, phát triển đời sống xã hội…
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản khoáng sản
Hiện nay, 95% hoạt động liên quan đến Than và ngành Than khoáng sản của Việt Nam được quản lý bởi Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, như thế vẫn còn một bộ phận nhỏ hoạt động “ngoài luồng” và có hình thức phát triển tự phát, không đi theo định hướng phát triển chung của ngành Than Việt Nam, đấy cũng là điều khó khăn của ngành Than trong định hướng phát triển chung với việc thực thi chiến lược phát triển của ngành. Tuy tỷ lệ không thuộc sự quản lý của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam là tương đối nhỏ so với tỷ lệ chung nhưng hoạt động của các tổ chức đó ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình xã hội, môi trường xung quanh vùng khai thác bởi ngành Than là ngành có tính chất đặc thù riêng. Do hoạt động khai thác Than là phải bóc dỡ một lớp đất rất lớn và phạm vị khai thác sẽ trên một diện tích khá rộng nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến điều kiện môi trường xung quanh, chính vì vậy các chính sách phát triển của vùng mỏ được ngành Than đưa ra là phải tính đến các yếu tố môi sinh môi trường xung quanh vùng mỏ, để thu lợi từ ngành Than nhưng cũng phải chính sách bảo vệ các điều kiện môi trường xung quanh vùng mỏ. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất của ngành Than Việt Nam phục vụ cho hoạt động xuất khẩu được phân bố rải rác trên diện rộng, hình thành nên các mỏ khai thác khác nhau và trong các mỏ lại đưa ra cho mình những chính sách phát triển và kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế. Ngành Than phải rất cố gắng để quản lý tốt hoạt động xuất khẩu Than hợp pháp, và xử lý các hoạt động xuất khẩu Than trái phép vì mục đích lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội vùng mỏ khai thác hay xuất khẩu đại trà làm ảnh hưởng đến Than Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong công tác điều hành xuất khẩu của Công ty chưa chặt chẽ đã gây ra trường hợp tàu ra vào cảng không hợp lý, gây thắc mắc cho khách hàng và làm ảnh hưởng đến kế hoạch giao Than cho các tàu khác và ảnh hưởng đến kế hoạch giao Than chung của Tổng Công ty. Việc chuẩn bị
chân hàng của Công ty trong những năm qua nhìn chung là khá tốt nhưng còn một số tồn tại do các đơn vị sản xuất chưa linh động trong chuẩn bị chân hàng giao cho tàu để xảy ra tình trạng tàu phải đợi nhiều ngày và phải chịu phạt do giao hàng chậm hơn thời hạn cho phép. Theo như thông lệ quốc tế nếu giao hàng chậm ngày nào thì phải chịu phạt ngày ấy, cả tính theo giờ.
● Thị trường tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm Than
Trong những năm trước, thị trường xuất khẩu Than khoáng sản của yếu của Việt Nam vẫn là các nước ở đông Âu, mà chủ yếu vẫn là thị trường Bungari và sau này là một vài thị trường mới nổi như Pháp và Anh. Nhưng trong mấy năm lại nay, sản lượng Than khoáng sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến và chiếm hơn một nửa sản lượng Than xuất khẩu của cả Việt Nam, trong năm 2006 lượng Than khoáng sản xuất khẩu sang thị trường này chiếm 83%, trong quý 1/2008 chiếm 62,2% sản lượng Than xuất khẩu của cả Việt Nam. Điều này phản ánh một cơ cấu xuất khẩu chưa hợp lý và gây nhiều khó khăn cho ngành Than khoáng sản Việt Nam khi thị trường này có sự biến động. Nếu vì một lý do nào đấy mà thị trường Trung Quốc có biến động trong hoạt động thương mại quốc tế về Than khoáng sản thì ngành Than khoáng sản của Việt Nam sẽ gặp một trở ngại lớn, gây xáo trộn trong hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động xuất khẩu Than. Mặt khác, trong một số năm, tuy tỷ trọng về sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cao nhất trong các thị trường nhưng tỷ trọng trong doanh thu lại không phải là cao nhất, điều này có thể là một dấu hiệu không tốt cho ngành Than Việt Nam khi có các biến cố thuộc về thị trường đấy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Than khoáng sản Việt Nam tập trung xuất khẩu vào một thị trường, những nguyên nhân đấy không chỉ xuất phát từ ý chủ quan của tập đoàn mà còn phụ thuộc một số nguyên nhân khách quan từ bên ngoài mang lại cho ngành Than Việt Nam. Nhưng với tồn tại hiện
nay thì nguyên nhân chủ yếu là do Tập đoàn chưa thực sự có một chiến lược thị trường với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong cơ cấu tổ chức, công việc nghiên cứu thị trường của Tập đoàn chưa có bộ phận chuyên trách đúng nghĩa thực hiện mà hiện nay công việc đó được các phòng kinh doanh thực hiện nên hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường chưa mang lại kết quả cao. Trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng phát triển, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng được đẩy mạnh nên cần thiết phải có một bộ phận chuyên trách về marketing, thâm nhập thị trường một cách hiệu quả. Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu thị trường chỉ tập trung vào các vấn đề như nghiên cứu đối thủ cạnh tranh mà chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về pháp luật và chính trị, các kết quả tìm hiểu thị trường chỉ dừng lại ở các vấn đề như chủng loại sản phẩm, đặc tính và số lượng nhưng lại chưa nghiên cứu việc xâm nhập sản phẩm nào vào thị trường nào là phù hợp. Chính vì thế mà thị phần của Than khoáng sản không tăng lên trên các thị trường như: Malaixia, Thái Lan…
Thị trường tiêu thụ Than của Việt Nam qua các năm được mở rộng và phát triển nhưng lại xuất hiện tồn tại của ngành Than Việt Nam trên một số thị trường có tốc độ gia tăng sản lượng sang các thị trường tăng nhanh trong khi tốc độ gia tăng doanh thu lại chậm hơn . Hiện nay, Than đang là mặt hàng được ưa chuộng sử dụng trên thế giới, với công dụng tỏa nhiệt lớn nên Than được sử dụng trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhiệt như: luyện kim, xi măng hay hóa chất, phân bón… mặt khác, khi mà giá dầu mỏ trên thế giới tăng nhanh thì Than khoáng sản là nguồn nguyên liệu cung cấp nhiệt thay thế tốt nhất nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia. Giá trị của Than trên thế giới không ngừng được tăng lên, cho nên tốc độ gia tăng doanh thu của hoạt động xuất khẩu phải nhanh và lớn hơn so với sự gia tăng của sản lượng. Tuy nhiên, trong một số năm, Than của Việt Nam có lượng xuất khẩu tăng cao nhưng giá trị doanh thu về lại tăng chậm,
như năm gần đây nhất là năm 2006, khi mà tốc độ gia tăng sản lượng xuất khẩu Than đạt 165% so với năm 2005 thì tốc độ tăng lên của doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đó chỉ đạt 138%. Có thể lý giải nguyên nhân này là do sự thiếu thông tin chính xác về nhu cầu Than trên thế giới cũng như trên từng thị trường khác nhau và tình hình cạnh tranh ngày nay càng gay gắt mà Tập đoàn lại chưa nhanh nhạy trong những vấn đề đó thì sẽ tất yếu ảnh hưởng đến giá trị thu về trên các thị trường.
Trong cơ cấu sản phẩm Than khoáng sản Việt Nam còn hạn chế, hiện nay chỉ mới có 11 loại Than xuất khẩu, cũng có thể xem là một tồn tại lâu dài của ngành Than khoáng sản khi mà kinh tế toàn cầu phát triển và nhu cầu về Than ngày càng đa dạng và phong phú.
● Vấn đề hàm lượng công nghệ trong sản phẩm
Hiện nay, Than khoáng sản của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường tăng lên nhưng không phải là ổn định về chất lượng, sự chênh lệch về doanh thu trên các thị trường phản ánh phần nào chất lượng của Than khoáng sản của Việt Nam. Ngành Than khoáng sản của Việt Nam vẫn đang sử dụng chế độ giá linh hoạt trên các thị trường khác nhau, đấy là do một phần nguyên nhân từ việc chế biến Than của chúng ta, Than sản phẩm có chất lượng không đồng đều và trong một số điều kiện thì đã không đáp ứng được nhu cầu của khách và bị hoàn trả. Một thời gian dài, ngành Than khoáng sản của Việt Nam tiến hành bóc đất và xuất khẩu thô không qua sơ chế, một phần là do Việt Nam đang thiếu vốn để đầu tư vào các dây chuyền công nghệ cao áp dụng trong giai đoạn sau khai thác, như sàng tuyển hay phân loại và bảo quản Than trong các mùa mưa…
Công tác quản lý chất lượng ngày càng được quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng nhưng Than Việt Nam vẫn xảy ra một số tinh trạng khiếu nại của khách hàng do Than không đạt tiêu chuẩn, trong Than có
chứa tạp chất hay Than có độ ẩm vượt mức quy định trong mùa mưa. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị chân hành nhiều khi bị chậm trễ nên bị phạt. Điều này là do công tác cân đối giữa năng lực sản xuất và các đơn hàng không hợp lý. Một lý do nữa cũng có thể lý giải là do năng lực sản xuất của ngành Than Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên dẫn đến kết cục khiếu nại về sản phẩm Than xuất khẩu.
Công nghệ áp dụng trong ngành Than còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, đó là công nghệ áp dụng trong khai thác và công đoạn sàng tuyển, phân loại Than. Từ trước đến nay, chủ yếu trong ngành Than chủ yếu sử dụng cọc chống lò là bằng gỗ nên rất nguy hiểm cho tính mạng của các thợ lò khi khai thác dưới các hầm lò Than, bên cạnh đó việc sử dụng cọc chống lò bằng gỗ thì trong Than khai thác ra sẽ bị lẫn các tạp chất gỗ, gây ảnh hưởng đến chất lượng Than thương phẩm. Yếu tố quyết định đến chất lượng và phân loại Than chính là công nghệ sàng tuyển, phân loại Than, các công nghệ này của Việt Nam vẫn còn lạc hậu và kém phát triển.
Chất lượng sản phẩm Than Việt Nam trên thị trường cũng đang là một tác nhân lớn dẫn đến giá trị doanh thu từ hoạt động Than xuất khẩu tăng chậm. Công nghệ đầu tư vào hoạt động khai thác, chế biến được triển khai trên nhiều mỏ nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc phân loại Than có một ý nghĩa quan trọng là giá cả của từng loại Than sẽ được định giá chính xác và hạn chế sự lãng phí, mất mát do xuất khẩu đại trà, đấy đang là một thực trạng của ngành Than Việt Nam khi mà công nghệ sàng tuyển Than đang còn lạc hậu, Than được khai thác ra chỉ được chế biến sơ qua nên việc định giá của từng loại Than là chưa chính xác, dẫn đến giá cả Than bị giảm sút so với giá trị thực của nó trên thị trường. Chưa kể đến hoạt động xuất khẩu tràn lan như một số năm trước, khi mà lượng Than xuất cảng thì rất lớn trong khi giá trị thu về lại ít.
CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ TỪ NAY ĐẾN 2015
Chương 3.
Kinh nghiệm quốc tế, triển vọng và giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam
trong thời gian từ nay đến 2015
3.1. Các quy định của Chính phủ Việt Nam trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu Than khoáng sản
Than là một trong những tài nguyên khoáng sản quý giá của quốc gia, đấy là nguồn lợi mà quốc gia có được nên mọi hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng và đặc biệt là xuất khẩu đều được quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Đối với hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu của ngành Than cũng nằm trong tầm kiểm soát như thế, các chiến lược phát triển đều được tính đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tránh tình trạng phát triển của một ngành mà lại ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác trong khu vực địa phương và cả nước. Trước yêu cầu đó, ngoài Bộ Luật khoáng sản, Chính phủ và Bộ ngành liên quan đã có những Quyết định, thông tư hướng dẫn và chỉ đạo điều hành công tác khai thác, kinh doanh và xuất khẩu đối với sản phẩm Than của ngành Than khoáng sản Việt Nam.
Trong vấn đề khai thác và kinh doanh Than mỏ, năm 2007 Bộ công thương đã ban hành Thông tư 04/2007/TT-BCN ngày 22/10/2007 về Hướng dẫn điều kiện kinh doanh Than. Trong Thông tư đã xác định rõ một số điểm như: Điểm a khoản 2 mục I quy định “Than: là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, bao gồm tất
cả các loại Than hoá thạch và Than có nguồn gốc hoá thạch dưới dạng nguyên khai hoặc đã qua chế biến” Và điểm b khoản 2 mục I “Than được khai thác, chế biến bởi tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu, giấy phép chế biến Than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005”. Các điều kiện về kinh doanh Than mỏ cũng được quy định rõ tại Mục II: Điều kiện kinh doanh Than của Thông tư này.
Hộp 1: Trích dẫn Thông tư số 04/2007/TT-BCT
Hướng dẫn điều kiện kinh doanh than
2. Giải thích từ ngữ
a) “Than” là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế