Tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ * Phân tích tình hình vốn phải thu

Một phần của tài liệu td687 (Trang 45 - 50)

- Về nguồn vốn

2.3.1. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ * Phân tích tình hình vốn phải thu

Các khoản phải thu trong năm 2007 tăng so với 2 năm trớc đây và tăng lên một cách đáng kể so với năm 2005. Điều này cho thấy công tác quản lý tài chính tại công ty là cha tốt, công ty đang rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng tăng lên. Năm 2007 khoản phải thu của khách hàng lên tới 1099968362 VNĐ chiếm tỷ trọng 87,5% trong tổng số công nợ phải thu. Đây là vấn đề còn tồn tại trong công tác tài chính của công ty. Mặc dù đã có cố gắng trong công tác thu nợ, nh- ng trong 3 năm gần đây số thu hồi đợc không nhiều. Do đó, số tiền khách hàng chiếm dụng vốn của công ty còn cao. Tuy nhiên, với đặc thù là một công ty sản xuất kinh doanh trong ngành sản xuất bê tông và xây lắp công nghiệp, hoạt động trong thị trờng có cạnh tranh cao, hơn nửa sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đã ảnh hởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây Lắp Công Nghiệp, các khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giải ngân, vào vốn hổ trợ của nhà nớc, của chủ đầu t. Do đó quá trình thu hồi công nợ là rất khó khăn.

Tóm lại, trong thời gian tới công ty cần xem xét nghiêm túc các khoản tài chính phải thu, tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.

*. Phân tích các khoản phải trả

Trong năm 2005 khi các khoản thu hồi nợ của công ty giảm thì các khoản nợ lại tăng cao tăng 189595988 VNĐ so với năm 2006 và tăng 151237736 VNĐ so với năm 2007. Con số này phản ánh tình hình công ty chiếm dụng vốn kinh doanh của các đơn vị khác. Để làm rõ hơn, ta cần đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hởng.

+ Vay ngắn hạn (nguồn vốn chủ yếu từ ngân hàng). Năm 2006 vốn vay từ ngân hàng đã giảm đi 600000 VNĐ so với năm 2005. Đây là dấu hiệu đáng mừng, điều đó chứng tỏ công ty đã tích cực chiếm dụng vốn hợp pháp, thu hồi vốn công nợ để bổ xung vào vốn kinh doanh. Từ đó tránh phải vay nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng, tăng lợi nhuận lên vào năm 2006 từ việc tránh phải trả lãi.

Sang đến năm 2007 vốn vay từ ngân hàng lại tăng lên so với năm 2006, tăng 40.000.000 VNĐ so với năm 2006. Nhng điều quan trọng hơn, trong tình hình kinh doanh khó khăn, các ngân hàng xiết chặt các khoản vay nợ, công ty đã điều chỉnh lại phơng hớng kinh doanh, qua đó đã vợt qua khó khăn, từng bớc đa công ty phát triển.

+ Phải trả cho ngời bán

Trong điều kiện bị chiếm dụng vốn kinh doanh, công ty đã tìm cách bù đắp nguồn vốn kinh doanh của mình bằng việc chiếm dụng vốn của ngời bán. Nhng trên thực tế số tiền chiếm dụng hợp pháp mà công ty có đợc từ phía ngời bán năm cao nhất chỉ lên tới 99.783.388 VNĐ (vào năm 2007). Việc chiếm dụng vốn hợp pháp là việc làm bình thờng của các doanh kinh doanh trong nền kinh tế thị trờng. Điều này cũng chứng tỏ công ty cha có uy tín cao trong lĩnh vực kinh doanh.

+ Ngời mua trả tiền trớc

Khoản chiếm dụng này vào năm 2006 tăng cao nhất trong 3 năm, nhng chỉ đạt 24925000 VNĐ. Điều này nói lên công ty cha thực sự có chính sách kinh doanh hợp lý. Trong điều kiện thị trờng có tính cạnh tranh cao công ty cần có chiến lợc kinh doanh tốt để từ đó giữ đợc uy tín trên thị trờng, thu hút đợc khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh nhng vẫn đảm bảo độ an toàn, hạn chế rủi ro, nâng cao lợi nhuận.

*. Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Hệ số khả năng thanh toán tạm thời = Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Bảng 7: Khả năng thanh toán của công ty

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng

quát

7,38 4,76 5,64 2. Hệ số khả năng thanh toán

nhanh

1,1 0,51 1,09 3. Hệ số khả năng thanh toán tạm

thời

2,16 1,33 1,81 (Nguồn: Báo cáo quyết toán 2005-2006-2007 của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây Lắp Công Nghiệp )

+ Hệ số thanh toán tổng quát nh trên là rất tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số này khá khả quan vào năm 2005 (năm 2005 doanh nghiệp cứ đi vay 1đ thì có 7,38 đồng tài sản đảm bảo). Năm 2006 tuy có giảm hơn so với năm 2006 và 2007 nhng vẫn đạt tỷ lệ cao (4,76 lần). Sang năm 2007 doanh nghiệp cứ đi vay 1đồng thì có 5,64 đồng tài sản để đảm bảo).

+ Hệ số khả năng thanh toán tạm thời vào năm 2006 là nhỏ nhất so với năm 2005 và năm 2007 nhng vẫn có thể coi là an toàn. Điều này chứng tỏ công ty luôn có khả năng chi trả các món nợ, các khoản chi phí hiện thời. Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt, vì khi có một lợng TSLĐ tồn trữ lớn

phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời.

- Về tình hình tài chính và khả năng thanh toán nhanh vào năm 2006 có kém lạc quan hơn, tỉ lệ thanh toán nhanh chỉ còn 51% (trong khi năm 2005 là 110%) và năm 2007 là 109%).

Tuy vậy các khoản vay ngân hàng công ty luôn đảm bảo đúng hạn cả nợ gốc lẫn lãi suất, không để tình trạng quá hạn.

Một phần của tài liệu td687 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w