d. Đánh giá sự phù hợp của kênh đối với công ty.
5.2.6. Thuê mua a Khái niệm.
a. Khái niệm.
Hiện nay, để đảm bảo mở rộng nhu cầu sản xuất hoặc hiện đại hoá sản xuất, các doanh nghiệp còn có thể lựa chọn hình thức thuê mua. Đây là công cụ tài chính rất hiệu quả được sử dụng ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ… rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam hình thức thuê mua chưa phổ biến.
Thực chất, thuê mua là hợp đồng thuê tài sản cố định có kèm theo các điều kiện đặc biệt liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. Khi hết hạn hợp đồng doanh nghiệp có thể trả lại tài sản cố định cho bên thuê hoặc mua lại tài sản cố định đó. Trong hợp đồng thuê mua thường có ba tác nhân tham gia: Bên đi thuê, ngân hàng và các công ty cho thuê. Hình thức thuê mua mặc dù không làm tăng nguồn vốn, cũng không làm tăng giá trị tài sản cố định, tuy nhiên nó cho phép doanh nghiệp thoả mãn một số nhu cầu về thay đổi năng lực sản xuất.
b. Ưu điểm.
Hình thức thuê mua này có một số ưu điểm sau.
Thoả mãn được nhu cầu của công ty trong việc thay đổi năng lực sản xuất. Vì với hình thức thuê mua này thì doanh nghiệp có thể có được quyền sử dụng tài sản cố định như máy móc thiết bị, để nâng cao năng lực sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất từ đó mà có được năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
Với việc không phải bỏ ra một lượng vốn lớn cùng lúc để mua sắm tài sản cố định mới thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải bị động trong việc huy động vốn. Doanh nghiệp không phải bỏ lượng vốn lớn mà vẫn có được dây chuyền sản xuất mới từ đó mà nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
c. Nhược điểm.
Song nó cũng có những nhược điểm là.
Cho dù vậy thì mặc dù có được quyền sử dụng tài sản cố định mới này nhưng không làm tăng tổng giá trị tài sản cố định cho doanh nghiệp vì số tài sản cố định này là doanh nghiệp đi thuê.
Đồng thời nó cũng không làm tăng vốn lưu động ròng cũng như nguồn vốn cho doanh nghiệp vì bản thân đây không phải là tài sản của doanh nghiệp nên không thể làm tăng nguồn vốn được.
Đồng thời với việc đây là tài sản đi thuê nên hàng năm công ty phải trả lãi cho bên cho thuê do vậy mà khiến cho chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng lên khiến cho khả năng cạnh tranh bị ảnh hưởng.
d. Đánh giá sự phù hợp của kênh huy động vốn đối với công ty.
Hình thức thuê mua đã được áp dụng rất hiệu quả và phổ biến trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì hình thức này chưa phổ biến, do vậy mặc dù hình thức huy động vốn này rất hiệu quả và phù hợp với các công ty đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ nhưng do chưa phổ biến ở Việt Nam do vậy mà các công ty muốn tiếp cận kênh huy động vốn này là rất khó khăn do không có được những nhà cung cấp chuyên cho thuê tài sản. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội cũng vậy mặc dù đây có thể là một kênh huy động vốn tiềm năng và khá phù hợp với công ty nhưng do hiện nay ở trong nước chưa phổ biến do vậy mà công ty không thể sử dụng kênh huy động vốn này.
Bảng tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của từng kênh huy động vốn.
Lợi nhuận để lại của công ty
- Giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi bên ngoài.
- Giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. - Làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty.
-Phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Làm giảm lãi cổ phần chia cho các cổ đông.
Vốn dự phòng
- Giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi bên ngoài.
- Giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.
- Khối lượng vốn huy động phụ thuộc vào quy mô của công ty.
- Gặp rủi ro khi kinh doanh thua lỗ hoặc xảy ra trượt giá.
Khấu hao
- Khấu hao nhanh giúp cho công ty sớm thu hồi tài sản cố định.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư thay thế tài sản hao mòn và đầu tư mới khác.
Khấu hao nhanh làm giá thành sản phẩm tăng từ đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tăng vốn
- Làm giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi khi đi vay bên ngoài.
- Làm giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.
- Làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty.
- Không thể tiến hành huy động thường xuyên.
- Làm giảm lãi cổ tức chia cho các cổ đông.
được lớn.
- Làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty.
gian.
- Phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu của công ty.
- Làm giảm cổ phần sở hữu của các cổ đông.
- Chịu sự rằng buộc về pháp lý
Góp vốn hiện vật Làm tăng tài sản cố định của công ty.
Không làm tăng vốn lưu động cho công ty.
Vay tín dụng ngân hàng
-Vay được lượng vốn lớn. - Dễ dàng tiếp cận.
- Là đòn bẩy tài chính.
- Chịu chi phí trả lãi ngân hàng.
- Chịu sự rằng buộc với các điều kiện cho vay.
- Chịu sự kiểm soát của ngân hàng.
Vay tín dụng thương mại
-Thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá.
- Đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông.
- Gia tăng vòng chu chuyển vốn.
- Nâng cao hiệu quả sự dụng đồng vốn.
- Hạn chế bởi quy mô của công ty.
- Kỳ hạn vay ngắn.
- Chịu sự rằng buộc bởi thời gian vòng chu chuyển vốn.
- Chịu sự rằng buộc của đối tác cho vay.
Phát hành trái phiếu
-Huy động được lượng vốn lớn.
- Thời gian vay vốn dài.
- Sự hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn, uy tín và
- Lãi suất vay cố định hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Lãi suất thường cao.
Thuê mua
- Thoả mãn nhu cầu của công ty trong việc nâng cao năng lực sản xuất. - Không phải bỏ ra một lượng vốn lớn cùng một lúc để mua tài sản.
- Không làm tăng tài sản cho công ty.
- Không làm tăng vốn lưu động cho công ty.
- Phải trả lãi cho bên cho thuê.
CHƯƠNG II