Thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

Việc điều chỉnh, bổ sung tăng vốn cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không làm thay đổi mục tiêu, nội dung và quy mô chương trình, dự án ODA đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ do cấp phê duyệt chương tình, dự án đó quyết định sau 15 ngày khi có văn bản thỏa thuận về sự thay đổi này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn ODA do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan có nhu cầu ODA gửi văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự án tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành (nếu có). Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung, nếu Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành không có ý kiến thì được xem là đồng ý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung.

Chậm nhất 2 tuần sau khi kết thúc quý và 1 tháng sau khi kết thúc năm, Ban Quản lý chương trình, dự án ODA phải gửi báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.

Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, Ban Quản lý chương trình, dự án phải có báo cáo gửi các cơ quan cấp trên (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê về kết quả cuối cùng của việc thực hiện chương trình, dự án ODA và kèm theo bản quyết toán tài chính.

2.3. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam những năm qua2.3.1. Đánh giá chung 2.3.1. Đánh giá chung

ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam bị ngừng lại vào cuối năm 1978 và được nối lại vào tháng 11 năm 1992. Kể từ đó, ODA của Nhật bản cho Việt Nam tiếp tục tăng năm sau cao hơn năm trước, kể cả năm 1998 khi Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Tính đến tháng 12/2007, Việt Nam đã ký Hiệp định với Nhật Bản trị giá khoảng 1.1 tỷ USD chiếm 42.3% tổng giá trị Hiệp định song phương đã ký về ODA trong tổng nguồn tài trợ song phương. Nhật Bản hiện là nhà tài trợ lớn nhất của Việt

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp Nam. Nếu xét về tỷ trọng ODA Việt Nam nhận được từ các nguồn song phương, đa phương và các tổ chức quốc tế, ODA của Nhật Bản chiếm tới hơn 50% các nguồn đó.

Bảng 2.5: ODA song phương và đa phương dành cho Việt Nam FY 2007

Đơn vị: Triệu USD

ODA song phương Triệu USD ODA đa phương Triệu USD

Australia 79.1 ADB 1350 Canada 35.5 UN Agencies 90.3 Japan 1111.2 WB 1110 Korea 286.2 NewZealand 8.5 Norway 10 Switzerland 17.8 Thailand 0.4 United States 114.6 EU 962.8 2626.1 2550.3 Tổng 5426.4

Nguồn: CG Meeting Pledge 12/2007

Nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào các ưu tiên của Chính phủ như năng lượng, cơ sở hạ tầng, môi trường, giảm nghèo, giáo dục đào tạo và y tế... Nhiều dự án sử dụng ODA của Nhật Bản có quy mô lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam như nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, cầu Bãi Cháy, khôi phục cầu trên quốc lộ 1, thay thế các cầu yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 5, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn, chương trình khôi phục các trường học vùng bị bão lụt...

Nói chung, chính sách ODA của Nhật Bản phù hợp với những ưu tiên của Việt Nam trong việc tập trung nguồn lực này cho các dự án thuộc hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội vì Nhật Bản cấp viện trợ dựa theo yêu cầu của phía Việt Nam và xem xét kỹ lưỡng đến các điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. Việc khảo sát thực địa, lập dự án khả thi, thẩm định dự án, giám sát thực hiện... đều được tiến hành một cách cẩn thận, chặt chẽ. Do đó, các khoản ODA của Nhật Bản thường được sử dụng có hiệu quả cao. Có thể khẳng định rằng, nhờ có các nguồn vốn từ ODA của các nước và tổ chức quốc tế, trong đó ODA của Nhật Bản luôn chiếm một tỷ lệ lớn, mà hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, góp phần đáng kể vào việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

2.3.2. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam2.3.2.1. Tình hình thu hút và vận động ODA Nhật Bản vào Việt Nam 2.3.2.1. Tình hình thu hút và vận động ODA Nhật Bản vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w