Về Xuất khẩu

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 38 - 43)

Trong những năm 1991- 1997, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh, từ 41 triệu USD lên đến 238 triệu USD, tăng 5,8 lần.

Bảng 2.3: Kim ngạch Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006

Nguồn: Thống kê Hải quan Việt Nam

Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các thị trường năm 1976. Chỉ riêng năm 1998 , do Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc giảm 35,5%, từ 144,6 tỷ USD ( năm 1997) xuống còn 93,2 tỷ USD năm 1998.

Vì vậy, nhập khẩu của Hàn Quốc từ Việt Nam cũng giảm 3,7% từ 238 triệu USD năm 1997 xuống còn 230 triệu USD năm 1998. Nhưng từ năm 1999 đến nay, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng với tốc độ cao và đạt mức cao nhất là 802 triệu USD năm 2006.

Năm Kim ngạch Xuất khẩu Tổng kim ngạch XNK

Tỷ trọng XK/XNK Kim ngạch Tăng giảm Kim ngạch Kim ngạch

(triệu USD) (%) (triệu USD) (%)

1993 90 - 818 11.01 1994 114 26,67 1141 9.99 1995 194 70,17 1545 12.56 1996 216 11,34 1666 12.97 1997 238 10,18 1841 12.93 1998 230 -3,36 1652 13.93 1999 319 38,69 1759 18.14 2000 352 10,34 2082 16.91 2001 406 15,34 2300 17.65 2002 466 14,78 2751 16.94 2003 492 5,58 3116 15.79 2004 603 22,56 3831 15.74 2005 694 15,09 4126 16.82 2006 802 15,56 4505 17.80

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006

Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu tăng khá chậm (5,57%).Tuy nhiên, trong giai đoạn 2004- 2006 thì mức tăng bình quân của các năm này so với năm trước đó là trên 15%. Tình hình đó là do năm 2003 đã có một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm đi khá lớn. Cụ thể là sản phẩm sợi giảm 12% chỉ đạt 58,622 triệu USD, Khoáng sản giảm 23,1% chỉ đạt 14,7 triệu USD và mặt hàng linh kiện điện tử giảm 40,4% chỉ đạt 31,488 triệu USD. Bắt đầu từ năm 2004 trở đi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng nhanh trở lại từ 603 triệu USD lên 802 triệu USD năm 2006. Đã nhiều năm nay, Hàn Quốc là một trong mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng lên nhanh, xét về tỷ trọng thì Hàn Quốc thường chiếm khoảng 2,6% đến

2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. ( xem bảng 2.4 dưới đây). Mặt khác, trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc thì Việt Nam nhập siêu quá lớn, trong các năm từ 1993-2006 tỷ trọng xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hàn Quốc đạt 14,94%/ năm. Trong đó tỷ trọng cao nhất vào năm 2006 là 17,8%.

Bảng 2.4: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

(Đơn vị: Triệu USD, %)

Năm 1997 Năm 1999 Năm 2001

Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch T trng Nhật Bản 1675 18,2 1786 15,5 2510 16,7 Trung Quốc 474 5,2 746 7,1 1420 9,4 Mỹ 291 3,2 504 4,4 1070 7,1 Úc 230 2,5 815 7,1 1041 6,9 Singapore 1215 13,2 876 7,4 1000 6,7 Đài Loan 814 8,9 682 5,9 810 5,4 Đức 411 4,5 654 5,7 720 4,8 Anh 265 2,9 421 3,6 510 3,4 Pháp 238 2,6 355 3,1 470 3,1 Hàn Quốc 238 2,6 319 2,8 406 2,7 Tổng KNXNK 9185 100 11541 100 15027 100

Nguồn: Niên giám thống kê và Thống kê Hải Quan

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu là nông lâm thủy sản, khoáng sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, hoặc những hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có giá trị thấp, giá cả thị trường thế giới đối với những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động lớn.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong các năm từ 2002 đến 2006, các mặt hàng nông lâm thuỷ sản nói

chung( gồm hải sản, cà phê, rau quả, cao su, sản phẩm gỗ) là những mặt hàng đứng đầu danh sách.

Bảng 2.5 : Hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc

Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam

Nhiều năm nay trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang

Hàn Quốc, mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau nông lâm thuỷ sản là hàng dệt may, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam( chỉ đứng sau dầu thô). Trong hai năm 2003-2004, sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm liên tục, trong đó giảm mạnh nhất là năm 2003 so với năm 2002 là 37,2% do nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của người Hàn Quốc năm đó tập trung vào các mặt hàng thời trang trong nước và cũng là năm mà dệt may tập trung xuất khẩu mạnh vào ba thị trường chính đó là Mỹ, EU, Nhật Bản. Như vậy trong 4 năm 2003-2006 trung bình mỗi năm nước ta xuất khẩu sang Hàn Quốc

Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Giá trị (1000USD) Tăng giảm (%) Giá trị (1000USD) Tăng giảm (%) Giá trị (1000USD) Tăng giảm (%) Giá trị (1000USD) Tăng giảm (%) Thủy sản 129.878 6,4 143.524 10,5 164.245 14,4 201.867 22,9 Nông sản 53.255 52,4 66.163 24,2 72.207 9,1 92.126 27,6 Sợi 58.622 -12,0 62.727 7,0 72.177 15,1 91.163 26,3 Thủ công mỹ nghệ 35.322 42,4 42.967 21,6 68.231 58,8 59.143 -13,3 Lâm sản 29.723 36,7 36.873 24,1 32.873 -10,8 40.174 22,2 Khoáng sản 14.681 -23,1 80.537 448,6 24.851 -69,1 42.238 69,9 Linh kiện ĐT 31.488 -40,4 25.837 -17,9 23.651 -8,8 21.124 -10,3 Sản phẩm dệt may 67.472 -37,2 59.560 -11,7 81.163 36,3 75.169 -7,38 Sản phẩm điện tử gia dụng 19.550 7,1 28.814 47,4 20.398 -29,2 32.229 58,0

70,957 triệu USD sản phẩm dệt may đồng thời kim ngạch giảm bình quân/ năm là 4,995 %.

Mặt hàng khoáng sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều năm qua là than và dầu thô. Trong năm 2003 xuất khẩu khoáng sản đạt 14,681triệu USD giảm 23,1 % so với năm 2002 do năm đó Việt Nam không xuất khẩu được dầu thô sang Hàn Quốc. Sau đó xuất khẩu khoáng sản tăng mạnh đạt 80,537 triệu USD năm 2004, tăng 448,6% do các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã chú mạnh mẽ đến xuất khẩu sang Hàn Quốc. Sau đó mặt hàng này tiếp tục giảm 69,1% vào năm 2005 và tăng 69,9% vào năm 2006. Nhìn chung mặt hàng khoáng sản xuất sang thị trường Hàn Quốc không có sự ổn định, tăng giảm qua từng năm một cách thất thường.

Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và tăng đáng kể khác là thủ công mỹ nghệ năm 2006 đạt 59,143 triệu USD giảm 13,3% so với năm 2005.

Thực trạng trên cho thấy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có xu hướng tăng nhanh nhưng vẫn còn biến động thất thường, ngay cả những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh với Hàn Quốc, và những mặt hàng Việt Nam vẫn tăng xuất khẩu những lại giảm trên thị trường Hàn Quốc. Điều này cho thấy cần phải nghiên cứu một cách toàn diện hơn sự tác động về nhiều phía trong quan

hệ ngoại thương, không chỉ giữa hai nước mà của từng nước với bạn hàng của mỗi bên.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w