Cho vay tiêu dùng theo thời gian

Một phần của tài liệu td744_1_ (Trang 42 - 43)

Số lượng nguồn vốn huy động qua các năm

2.2.1.2Cho vay tiêu dùng theo thời gian

Cũng giống như các loại hình cho vay khác, CVTD cũng được phân loại theo thời gian gồm: ngắn, trung và dài hạn.

Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời gian của Vpbank

Đơn vị: triệu đồng

STT Thời hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng

1 Ngắn hạn 366,526 38% 625,884 37.27% 1,076,287 36.5% 2 Trung,dài hạn 599,427 62% 1,053,441 62.73% 1,872,444 63.5% 3 Tổng dư nợ 964,544 100% 1,679,325 100% 2,948,731 100%

(Theo nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Vpbank)

Cho vay tiêu dùng mục đích chủ yếu để mua ôtô và xây dựng sửa chữa nhà cửa mà nguồn trả nợ là dựa vào thu nhập ổn định hàng tháng của người tiêu dùng vì vậy trong vay tiêu dùng thì cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu đặc biệt cho vay trung hạn (từ 12 tháng đến 5 năm): chiếm hơn 60% dư nợ cho vay tiêu dùng của VPBank.Tỷ trọng này liên tục tăng qua các năm: Năm 2007 tăng 819,003 triệu đồng so với năm 2006 và tăng 1,273,017 triệu đồng so với năm 2005. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay tiêu dùng của Vpbank: chiếm hơn 60% dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tiếp theo là cho vay ngắn hạn, ngân hàng cho khách hàng vay với mục đích chủ yếu là mua sắm như thanh toán điện nước, chi tiêu hàng ngày …và dư nợ cho vay này cũng tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 450,403 triệu đồng so với năm 2006 và tăng 709,761 triệu đồng so với năm 2005. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng do tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng.

Một phần của tài liệu td744_1_ (Trang 42 - 43)