Đình Bảng Môn lịch sử xây dựng

Một phần của tài liệu ĐÌNH BẢNG MÔN - GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT (Trang 25 - 28)

Về lịch sử hình thành ngôi đình, có hai vấn đề đáng quan tâm, thứ nhất là huyền thoại dân gian, thứ hai là t liệu lịch sử.

Theo truyền thuyết, ngôi đình có từ thế kỷ XV, ban đầu là một kiến trúc giản đơn đợc dựng lên trên địa điểm linh ứng của vị thành hoàng làng Nguyễn Tuyên (vị trí dựng đình trớc đây là một gò mối ụ lên trên mặt đất), lúc này nó có một tên gọi khác là “miếu Tiền đờng”. Có thể công trình chỉ là một đơn nguyên hình chữ nhất. Kiến trúc này tơng đối khiêm tốn, quy mô nhỏ bé, ba gian, đơn sơ, mái đợc lợp bằng lá. Nó đợc tồn tại song trùng với quá trình kinh tế ngày càng thịnh đạt, học vấn ngày đợc mở mang của Bột Thái. Trong không khí khoa cử thịnh đạt của triều Lê, các vị có học thức và tâm huyết với sự học của làng đã đề xuất mở rộng đình Bảng Môn. Tình hình này dẫn đến việc cần có một kiến trúc vừa đảm bảo chức năng tín ngỡng (thờ thành hoàng Nguyễn Tuyên) lại vừa đảm trách một yêu cầu thế tục mới (chốn tôn vinh sự học và các vị đỗ đạt trong khoa cử của làng ngày một nhiều) nên đình Bảng Môn đợc chú ý sửa chữa, tôn tạo lại, và cũng có thể trong giai đoạn này, bố cục chữ Đinh mới đợc xuất hiện.

T liệu lịch sử cho thấy đình Bảng Môn đợc tu sửa lớn dới triều Lê. Vào năm 1743, quan án sứ xứ Nghệ An là cụ Nguyễn Điền (ngời đỗ Hơng cống khoa thi năm Tân Hợi-1731) về nghỉ hu tại làng đã chủ trì đứng ra tu sửa, tôn tạo lại. Trong sách

Làng nghề thủ công và làng nghề khoa bảng thời phong kiến ở đồng bằng sông

vào khoảng năm Cảnh Hng thứ 11 (1750), đời vua Lê Hiến Tông. Lúc này, đình Bảng Môn đợc mở rộng về quy mô to lớn hơn so với trớc kia để đảm bảo việc tập trung sinh hoạt tín ngỡng và làm nơi lui tới của những ngời theo nghiệp khoa cử của làng.

Một chi tiết thú vị liên quan đến đình Bảng Môn là Văn chỉ của làng hiện nay đặt cạnh đình vốn trớc đây không nằm ở vị trí này. Nó đợc đặt tại xã Hoằng Lu. Nhng tơng truyền chỉ sau một đêm, Văn chỉ đã đợc các âm binh khiêng về đặt ngay sát cạnh đình Bảng Môn. Văn chỉ là nơi để các bậc Túc Nho, các nho sinh trong vùng, xuân thu nhị kỳ, tụ hội đàm đạo văn chơng, thơ phú. Hiện nay, Văn chỉ còn lại nền cũ, một vài tấm bia đợc khắc lại, nhng dấu vết cho thấy đây là Văn chỉ hàng huyện vào loại lớn ở Thanh Hoá.

Văn chỉ huyện đợc chuyển về sát sau đình Bảng Môn khẳng định, việc Bảng Môn đợc coi trọng nh một biểu tợng, “lá cờ” cho đạo học của ngời xa không những của Hoằng Lộc mà chung cho cả vùng đất học Hoằng Hoá của xứ Thanh. Chi tiết này cho thấy, chỉ từ thời Nguyễn, vấn đề học vấn, khoa cử, những ngời đỗ đạt cao mới đợc đem vào tôn vinh trong đình làng, thời gian trớc đó, chức năng tín ngỡng của đình chiếm vị trí chủ yếu.

Quần thể kiến trúc còn lại đến nay bao gồm 2 dãy nhà: toà Tiền đờng nằm phía ngoài và toà Hậu cung nằm dọc phía bên trong, tạo thành bố cục hình chữ Đinh.

-Nhà Hậu cung gồm một nhà ống muống còn khá nguyên trạng, có niên đại xét theo phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ hiện còn thuộc thế kỷ XVII. Dấu vết trùng tu ghi trên thợng lơng “Khải Định mậu ngọ niên cửu nguyệt thất nhật trọng tu đại cát” thì cho thấy nó đợc tu sửa vào năm Mậu Ngọ niên hiệu Khải Định (1918).

-Nhà Tiền đờng: trên thợng lơng có ghi “Bảo Đại bát niên tuế thứ quý dậu tam nguyệt cát nhật trọng tu đại cát vợng”, nh vậy, công trình này đợc sửa chữa vào năm Bảo Đại thứ 8 (1933).

Cũng tơng tự nh di tích đền Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc), công trình này đợc kiến trúc khung mái kết cấu bằng gỗ, nên qua hơn 400 năm, đã qua nhiều lần trùng tu, kết quả là nhiều lớp văn hoá đan xen trên các phần kiến trúc của di tích. Vấn đề chúng tôi nêu lên ở đây là các di vật văn hóa tại Bảng Môn đình hiện còn có giá trị hết sức đặc biệt, cần đợc bảo tồn và nghiên cứu đầy đủ.

Nhà Hậu cung của đình Bảng Môn là một kiến trúc độc lập mang đậm nhiều giá trị của nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVII. Có thể nhà Tiền đờng xa kia là loại nhà Tiền tế, kết dính vào đốc nhà Hậu cung, kiểu nh ở hai nếp nhà cổ phần Hậu cung đền thờ Trần Khát Chân hiện còn. Nhng tại đây, ngời ta đã tháo bỏ nếp nhà ngang, mà thay bằng một nhà ngang lớn hơn nhiều (nếp nhà ngang Tiền đờng 5 gian nh hiện có).

Điểm đặc trng của kiến trúc nhà Hậu cung đình Bảng Môn là: tính nguyên gốc của một hậu cung còn khá nguyên trạng mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVII. Kiến trúc Hậu cung hoàn toàn kết cấu bằng chất liệu gỗ, duy nhất t- ờng hậu là gạch mới xây. Phần lớn kết cấu kiến trúc nhà Hậu cung đều đợc phủ kín bằng chạm khắc, đặc biệt là bề mặt cửa ra vào, các bộ vì bao gồm xà ngang, giá chiêng, chồng rờng, rờng nách…

Chơng 2

Một phần của tài liệu ĐÌNH BẢNG MÔN - GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT (Trang 25 - 28)