Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu TÌM HI ỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI (Trang 30)

XI. Kế hoạch triển khai

2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên

Qua bảng thống kê về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên - nhân viên trong các trường tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3: Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên

Tên trường Số lượng giáo viên Trình độ

Đại học Cao đẳng Trung cấp

MN Mai Đình A 14 5/14 (35.7%) 3/14 (21.4%) 6/14 (42.9%) MN Tiên Dược 17 6/17 (35.3%) 3/17 (17.6%) 8/17 (47.1%) Qua bảng kết quả trên, tôi thấy 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn trở lên theo quy định của Nhà nước đối với giáo viên mầm non. Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động, hăng hái tham gia các phong trào dạy tốt, chăm sóc tốt mà ngành đưa ra. Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ của nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Số lượng giáo viên trình độ Đại học của trường mầm non Mai Đình A là 5 chiếm 35.7%, trường mầm non Tiên Dược là 6 chiếm 35.3%, tỷ lệ này ở cả 2 trường còn thấp và chủ yếu là Đại học tại chức. Tỷ lệ giáo viên trình độ Cao đẳng không cao, ở trường mầm non Mai Đình A chiếm 21.4% và trường mầm non Tiên Dược là 17.6%. Phần lớn giáo viên mầm non trong trường đều ở trình độ Trung cấp, tỷ lệ này chiếm trên 40% ở các trường. Để khắc phục hạn chế này, các trường luôn tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Để điều tra vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi:

Bàn về sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, có những ý kiến sau:

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 4: Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Tổng số phiếu Ý kiến A B C 24 22/24 (91.7%) 2/24 (8.3%) 0

Qua bảng kết quả trên, tôi thấy 100% giáo viên có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Trong đó, 91.7% ý kiến cho rằng giáo dục thể chất cho trẻ là rất cần thiết. Nhận thức được điều đó nên các nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể chất cho trẻ luôn được giáo viên thực hiện một cách khá đầy đủ, nghiêm túc.

2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

Trong các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ thì nhiệm vụ nào là quan trọng nhất (1) và cô đã thực hiện được các nhiệm vụ nào (2)?

A. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà cho trẻ.

B. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động.

C. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh.

Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng cho ý (1) và đánh dấu (+) cho ý (2).

Bảng kết quả như sau:

Bảng 5: Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Tổng số phiếu Ý Ý kiến

A B C

24 (1) 24/24 (100%) 0 0

(2) 22/24 (91.7%) 12/24 (50%) 17/24 (70.8%) Từ bảng số liệu trên, tôi thấy tất cả các giáo viên đều đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà cho trẻ lên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của nó mà hơn 90% các giáo viên đã thực hiện được tốt nhiệm vụ này. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ thứ nhất thì hai nhiệm vụ còn lại cũng luôn được giáo viên quan tâm thực hiện nhưng kết quả còn chưa cao. Do khả năng nhận thức của trẻ có hạn nên trẻ chưa hiểu được hết ý nghĩa của các hoạt động hàng ngày cũng như những thói quen, nề nếp và những kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh. Vì vậy, giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh chỉ đạt 70.8%. Đặc biệt hệ cơ, xương của trẻ còn non yếu, khả năng vận động còn

hạn chế, thiếu độ chính xác, nhịp nhàng và ổn định vì thế mà giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động cho trẻ. Do vậy, kết quả các giáo viên thực hiện nhiệm vụ này còn thấp chỉ đạt 50%.

2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong các trƣờng mầm non

2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo giáo

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi đã sử dụng những câu hỏi với nội dung sau:

Câu 1: Giáo dục kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ gồm các nội dung sau: A. Vệ sinh thân thể

B. Vệ sinh quần áo C. Vệ sinh ăn uống D. Vệ sinh môi trường

Cô đã thực hiện được những nội dung giáo dục nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

Kết quả thu được:

Bảng 6a: Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo Số lượng phiếu Ý kiến A B C D 24 17/24 (70.8%) 15/24 (62.5%) 24/24 (100%) 16/24 (66.7%) Theo bảng kết quả trên, tôi thấy các giáo viên đã chú ý thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ trong đó

việc tổ chức hướng dẫn trẻ vệ sinh ăn uống vẫn được chú trọng hơn cả (100%). Khoảng 70% giáo viên tổ chức, hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể và có hơn 60% giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ vệ sinh quần áo, giữ gìn môi trường sạch sẽ.

Theo thực tế quan sát, tôi thấy hầu hết tất cả các trẻ đã hình thành được một số kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cơ bản như: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn xong biết súc miệng, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, chơi xong biết cất đồ chơi, không vứt rác bừa bãi ra lớp học, không nghịch bẩn đất cát… Bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng này là do số lượng trẻ còn đông (50-60 trẻ/lớp), trẻ hiếu động thích nô đùa chạy nhảy nên nhiều lúc giáo viên không thể hướng dẫn được toàn bộ các trẻ. Bên cạnh đó, nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa ý thức được hết tầm quan trọng của các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh ấy nên hầu hết ở độ tuổi mẫu giáo bé việc vệ sinh cho trẻ đều do giáo viên tự làm cho trẻ. Để hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen tốt cho trẻ đòi hỏi một quá trình lâu dài cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, sự ân cần chỉ bảo của giáo viên thì mới đạt được kết quả cao.

Câu 2: Cô đã thực hiện việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ ở mức độ nào?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Đôi khi

Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

Kết quả thu được:

Bảng 6b: Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo

Số lượng phiếu Ý kiến

A B C

24 17/24 (70.8%) 7/24 (29.2%) 0

Như vậy có khoảng 70% các giáo viên đã tổ chức thực hiện hướng dẫn trẻ hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh một cách thường xuyên, liên tục. Có khoảng 30% số giáo viên còn lại thực hiện nội dung này còn chưa thường xuyên. Số giáo viên này hầu hết là các cô giáo chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé vì các cô cho rằng khả năng nhận thức, vận động của trẻ còn non yếu nên nhiều khi giáo viên chưa tổ chức, hướng dẫn trẻ thường xuyên. Vì vậy, những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh của trẻ còn hạn chế. Ví dụ: Một số trẻ còn xé vụn giấy ra sàn nhà, vứt đồ chơi quanh lớp, ăn uống còn rơi vãi nhiều, rửa tay còn làm ướt quần áo… Các giáo viên cần quan tâm tổ chức hướng dẫn trẻ hơn nữa để hình thành những thói quen tốt cho trẻ.

2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo

2.4.2.1. Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý

Để điều tra thực trạng này, tôi sử dụng những câu hỏi với nội dung sau:

Câu 1: Theo cô nhà trường đã đảm bảo việc xây dựng và thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ chưa?

A. Đảm bảo B. Chưa đảm bảo C. Không đảm bảo

Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

Kết quả thu được:

Bảng 7a: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý

Số lượng phiếu Ý kiến

24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%) 0

Theo kết quả điều tra cho thấy, khoảng 87.5% ý kiến cho rằng chế độ sinh hoạt được xây dựng và thực hiện hoàn toàn phù hợp với trẻ. 12.5% số ý kiến còn lại cho rằng chế độ sinh hoạt của trẻ vẫn chưa được đảm bảo, khi tổ chức thực hiện vẫn còn một số sai sót, chưa đảm bảo. Theo thực tế quan sát, tôi thấy rằng nhà trường đã xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý, giáo dục và thực tiễn xã hội ở địa phương.

Các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, đi dạo, ăn ngủ, nghỉ ngơi của trẻ được tổ chức thực hiện một cách chu đáo và đầy đủ. Việc ăn uống của trẻ luôn được các giáo viên quan tâm chú ý. Thực đơn của trẻ được xây dựng phù hợp dựa trên cơ sở mức năng lượng cần thiết ở từng độ tuổi, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng luôn được đảm bảo. Ngoài ra, việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ cũng được chuẩn bị khá chu đáo từ việc vệ sinh phòng ngủ đến việc quan sát theo dõi trẻ trong quá trình ngủ. Chế độ vận động của trẻ được thực hiện khá thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau như: tập thể dục buổi sáng, tham quan, dạo chơi, các trò chơi vận động… Tuy nhiên, giáo viên mỗi lớp thực hiện chế độ sinh hoạt cần có sự linh hoạt, phù hợp với mỗi lớp và từng cá nhân trẻ. Chẳng hạn, với những trẻ biếng ăn, trẻ ăn chậm giáo viên cho trẻ ngồi riêng một bàn và cho trẻ ăn trước các trẻ khác; những trẻ yếu thời gian ngủ có thể dài hơn một chút… Mặc dù, các giáo viên đã thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ một cách khá nghiêm túc, đảm bảo giờ nào việc ấy nhưng khi thực hiện còn gặp một số khó khăn như giáo viên phải chia lớp làm hai nhóm, một nhóm học trước và một nhóm học sau; khi ăn nhiều trẻ còn làm rơi vãi thức ăn, chưa ăn hết suất; tổ chức cho trẻ vận động còn ít chưa hiệu quả… Vì vậy, nhà trường cần khắc phục những khó khăn trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong các trường mầm non.

Câu 2: Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ có các nội dung sau: A. Tổ chức cho trẻ ăn

B. Tổ chức cho trẻ ngủ C. Tổ chức cho trẻ chơi D. Tổ chức cho trẻ học tập

E. Tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục

Theo cô những nội dung nào có liên quan nhiều đến giáo dục thể chất cho trẻ, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

Kết quả thu được:

Bảng 7b: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý Số lượng phiếu Ý kiến A B C D E 24 23/24 (95.8%) 22/24 (91.7%) 22/24 (91.7%) 19/24 (79.2%) 21/24 (87.5%)

Từ bảng kết quả trên, tôi thấy hầu hết tất cả giáo viên đều đánh giá rất cao vai trò của tất cả các nội dung trong chế độ sinh hoạt hàng ngày đối với sự phát triển thể chất của trẻ mầm non. Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là tổ chức cho trẻ ăn (95.8%), tiếp theo là tổ chức cho trẻ ngủ và vui chơi (91.7%), tiếp sau nữa là tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục (87.5%) và tổ chức hoạt động học tập cho trẻ (79.2%). Mỗi một hoạt động đều đóng một vai trò nhất định đối với việc phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, các hoạt động trong ngày của trẻ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể và môi trường sống, tránh xáo trộn nhiều để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ.

2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn

Câu 1: Theo cô nhà trường đã xây dựng và thực hiện được thực đơn phù hợp với trẻ chưa?

A. Đảm bảo B. Chưa đảm bảo C. Không đảm bảo

Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 8a: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn Số lượng

phiếu

Ý kiến

A B C

24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%) 0

Dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, vấn đề ăn uống của trẻ luôn được quan tâm, lưu ý. Khoảng 87.5% ý kiến cho rằng nhà trường đã xây dựng và thực hiện được một thực đơn phù hợp dựa trên cơ sở mức năng lượng cần thiết ở từng độ tuổi. Theo thực tế quan sát, tôi thấy rằng, thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng theo hai mùa (mùa đông và mùa hè), thức ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn thực phẩm đa dạng và được chế biến thành các món rất đa dạng và phù hợp với trẻ, đảm bảo không phải lặp lại các món trong một tuần. Chẳng hạn, trong thực đơn mùa đông của trẻ: thứ hai trẻ ăn trứng đúc thịt đậu dán, canh cua nấu rau thì thứ ba trẻ ăn món cá (tôm), thịt sốt cà chua, canh cá nấu chua; thứ tư lại ăn thịt gà om nấm, canh xương hầm củ quả… Các món ăn được chế biến đảm bảo vệ sinh, phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ. Mỗi một ngày thức ăn đều được lưu lại các mẫu thức ăn để kiểm tra xem đã đảm bảo vệ sinh chưa. Tuy nhiên, đôi khi thực đơn của trẻ chưa được đảm bảo một cách tuyệt đối. Các món canh của trẻ chưa đúng với thực đơn. Hầu như, trẻ rất ít được ăn

rau xanh mà hầu hết là ăn canh bí đỏ, canh cà chua nấu thịt (tôm). Nhà trường cần đảm bảo thực theo đúng thực đơn của trẻ để trẻ ăn ngon miệng hơn, đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Câu 2: Trong khi tổ chức cho trẻ ăn cô đã thực hiện được những yêu cầu nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.

A. Khẩu phần ăn hợp lý, trẻ ăn hết suất.

B. Cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái trong phòng ăn. C. Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.

D. Giáo dục hành vi và thói quen có văn hoá khi ăn.

Kết quả thu được:

Bảng 8b: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn Số lượng phiếu Ý kiến A B C D 24 20/24 (83.3%) 19/24 (79.2%) 22/24 (91.7%) 17/24 (70.8%)

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống nên các giáo viên đã chấp hành nghiêm túc những yêu cầu trong tổ chức cho trẻ ăn, hướng dẫn trẻ ăn uống hợp lý vệ sinh. Khoảng 91.7% giáo viên đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cho trẻ, khoảng 80% giáo viên cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong phòng ăn và động viên trẻ ăn hết suất của mình. Bên cạnh đó thì việc giáo dục hành vi và thói quen có văn hoá cho trẻ khi ăn cũng được quan

Một phần của tài liệu TÌM HI ỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)