- Dây điện và cáp điện là mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu lớn do
2. Từ những vấn đề đó mà ta có 1 số các giải pháp đc đề xuất sau: 1 Về xuất khẩu
2.3. Thương mại trong nước
- Rà soát và hoàn thiện Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với điều kiện và tình hình mới, chú trọng các loại hình thương mại hiện đại ở các đô thị, hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn ở các vùng nguyên liệu, hàng hóa tập trung và các địa bàn khó khăn, từng bước phát triển dịch vụ logistics.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ điều hành thị trường, nhất là công tác dự báo thị trường, cần sát thực hơn, sớm hơn và xa hơn để chủ động ứng phó có hiệu quả.
- Tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra kiểm soát các diễn biến của thị trường hàng hóa để chủ động xử lý nhằm bảo đảm đủ nguồn cung những mặt hàng trọng yếu với giá cả ổn định, không để xảy ra tình trạng đứt nguồn, sốt giá; xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất hợp pháp, buôn lậu và gian lận thương mại làm rối loạn thị trường, tác động xấu tới sản xuất và đời sống.
- Triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối, trước hết là các hệ thống phân phối bán lẻ, bao gồm phân phối chuyên ngành, phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng và các hệ thống bán lẻ nhỏ tại các địa phương. Đồng thời kiện toàn cơ chế, tổ chức bộ máy và nội dung quản lý nhà nước về nội thương theo hướng tập trung thống nhất giữa chính sách vĩ mô với điều tiết, điều hành tình huống thực tế qua các hệ thống phân phối.
- Tập trung triển khai Đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu sau khi được Chính phủ phê duyệt, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh.
- Củng cố và tăng cường vài trò của mậu dịch biên giới góp phần thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu, theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và phát triển kinh tế; phối hợp các Bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý hoạt động của các cửa khẩu, chống buôn lậu qua biên giới.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, nhất là kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả.
- Tăng cường các hoạt động kiểm soát độc quyền, kiểm soát cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn và xử lý kịp thời những biểu hiện chống độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và củng cố các tiền đề vật chất kỹ thuật để chủ động triển khai các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ phân phối. Khẩn trương hoàn thành và phê duyệt các qui hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ cả nước và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Các Tập đoàn, TCT và doanh nghiêp nhà nước trong ngành có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng chủ yếu, nhất là những mặt hàng trong cân đối cung cầu của nhà nước, đồng thời tham gia tích cực vào việc bình ổn thị trường giá cả.
KẾT LUẬN.
Sau 2 năm bước vào sân chơi toàn cầu WTO, Việt Nam không tránh khỏi nhiều tác động từ nền kinh tế thế giới và cũng đã “trưởng thành” hơn. Được nhiều, mất cũng không ít. Song cuối cùng chúng ta cũng có được những bài học kinh nghiệm để tiếp tục tự điều chỉnh và thực thi những cam kết của WTO . Điều dễ thấy nhất chính là những tác động tích cực từ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo bước phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam. Bằng chứng là nếu như năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam chỉ dừng lại ở con số 20 tỷ USD thì đến năm 2008, dự báo có khả năng sẽ đạt trên 60 tỷ USD - tăng gấp 3 lần so với năm đầu tiên gia nhập WTO. Điều đó cho thấy
các nhà đầu tư nước ngoài đang dần chuyển hướng đầu tư vào thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá cả các mặt hàng tăng mạnh ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu vẫn tăng trưởng và phát triển mạnh. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã mở rộng đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 53,8 tỷ USD - tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2007. Tại hội thảo “Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO, những thành tựu và thách thức” do Viện Khoa học pháp lý kinh doanh quốc tế tổ chức ngày 29.10 vừa qua tại TP.HCM, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển khẳng định: Do phải thực hiện cam kết, Việt Nam đã tạo ra được môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, không phân biệt đối xử. Đây là những yếu tố có ý nghĩa khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, với việc gia nhập WTO, các nhà đầu tư có được thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm của mình mà không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, nếu chúng ta linh hoạt hơn trong chính sách, không đặt nặng vấn đề tăng trưởng để phải đánh đổi một cái gì đó, tạo đà cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển gắn với cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước thì Việt Nam sẽ vượt qua được những “cú sốc” hiện tại và sẽ phát triển tốt hơn trong năm 2009. Làm được những điều này, Việt Nam nhất định sẽ có một tầm vóc khác và trưởng thành trong WTO.
Mục lục: I. Mở đầu
II. Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
1. Bối cảnh trong nước và Quốc tế sau 2 năm gia nhập WTO 2. Những chỉ tiêu Kinh Tế Xã Hội đặt ra cho 2 năm qua 3. Đánh giá khái quát việc thực hiện những chỉ tiêu đó
4. Những thành tựu cụ thể mà Thương Mại Việt Nam đạt được sau 2 năm
1. Thị trường trong nước và tổng mức lưu chuyển 2. Giá cả
3. Hệ thống phân phối
4. Khả năng cạnh tranh của mặt hàng Việt Nam 5. Xuất nhập khẩu
6. Chính sách Thương Mại của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO 7. Đánh giá khái quát những mặt thành tưu và hạn chế Thương Mại sau 2
năm trong những vẫn đề dặt ra hiện nay.
III. Phương hướng phát triển Thương mại Việt Nam trong nhưng năm tiếp theo. IV. Kết luận.