Phươngpháp thực hiệ n

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT DÒ BIÊN ÁP DỤNG TRONG TRÍCH CHỌN CÁC BỘ PHẬN KHUÔN MẶT pptx (Trang 37 - 39)

L ỜI CẢM Ơ N

4.2.2 Phươngpháp thực hiệ n

a. Phương pháp nhận dạng khuôn mặt thông qua biên tập và hiệu chỉnh tạo ra lớp đối tượng đặc trưng:

Bức ảnh ta xét ởđây là khuôn mặt chụp chung với nhiều loại đối tượng, ta tiến hành loại bỏ các đối tượng và giữ lại đường biên khuôn mặt và qua đó rút trích các điểm đặc trưng.

Nếu ảnh khu vực cần tiến hành phân loại có sự tách biệt rõ ràng giữa các đối tượng thì chỉ

cần tiến hành phân loại không giám sát theo thuật toán K-mean, còn nếu ảnh khu vực có sự

phức tạp hơn thì cần tiến hành phân loại có giám sát. Thuật toán K -mean:

¾ Thuật toán hoạt động trên 1 tập vectơ d chiều, tập dữ liệu X gồm N phần tử: X = {xi | i = 1, 2, …, N}

¾ K-Mean lặp lại nhiều lần quá trình:

ƒ Gán dữ liệu.

ƒ Cập nhật lại vị trí trọng tâm.

¾ Quá trình lặp dừng lại khi trọng tâm hội tụ và mỗi đối tượng là 1 bộ phận của 1 cụm.

Ảnh kết quả sau khi phân loại được tách chuyển tạo ảnh chỉ chứa bao gồm hai loại đối tượng: đối tượng khuôn mặt (giả sửđược gán cho giá trị 1) và đối tượng không là khuôn mặt (giả sử được gán cho giá trị là 0). Ảnh chỉ chứa hai loại đối tượng trên được gọi với tên tạm thời là ảnh A.

Tiếp theo, kênh ảnh đơn sắc được tiến hành xử lý lọc nhằm tách lấy thông tin cạnh biên của các đối tượng. Ảnh đơn sắc sau khi xử lý lọc biên được tiến hành tạo ảnh mới chỉ

chứa bao gồm hai loại thông tin đối tượng: các đối tượng cạnh biên (giả sửđược gán giá trị

là 1) và các đối tượng không là cạnh biên (giả sửđược gán giá trị 0). Và ảnh này được gán cho tên gọi tạm thời là ảnh B.

Kếđến, tiến hành loại bỏ các đối tượng nhầm lẫn trong lớp lớp đối tượng của khuôn mặt. Thực hiện phép toán tổ hợp hai kênh ảnh A và B để tạo ra ảnh kết quả mới C với chú ý rằng: trong kênh ảnh A, các đối tượng có giá trị 1 là đối tượng của khuôn mặt, có giá trị 0 là các đối tượng không của khuôn mặt, trong kênh ảnh B, các đối tượng có giá trị 1 là các

32

đối tượng cạnh biên, có giá trị 0 là các đối tượng không phải cạnh biên, và trong ảnh tổ hợp kết quả C, các đối tượng có giá trị 1 là các đối tượng đường khuôn mặt cần tách lấy, có giá trị 0 thì không phải đối tượng đường biên khuôn mặt. Xử lý kết hợp hai kênh ảnh A và B để

tạo ra kênh ảnh C có thểđược mô phỏng theo: 1 nếu A = 1 và B = 0

C =

0 nếu A = 0, hoặc A = B = 1

Cuối cùng, từ ảnh C tiến hành chuyển đổi các đối tượng có giá trị 1 sang dạng vector

để biên tập và hiệu chỉnh tạo ra lớp đối tượng đặc trưng khuôn mặt hoàn chỉnh phục vụ cho việc nhận dạng khuôn mặt đang được nghiên cứu.

b. Phương pháp nhận dạng khuôn mặt thông qua việc phân vùng

Một vùng ảnh R là tập hợp của các điểm ảnh có cùng chung một thuộc tính thuộc về

một đối tượng trong ảnh. Ranh giới các vùng ảnh là biên ảnh, các đường biên khép kín cho phép cho phép xác định vùng ảnh.

Biên được xác định với 2 vector với 2 thành phần: - Độ lớn: xác định bằng độ lớn của Gradient

- Hướng: hợp với hướng gradient một góc 900

Phân vùng ảnh: Là quá trình phân hoạch tập hợp các điểm ảnh X thành các tập con của các vùng ảnh Ri thoả mãn các điều kiện sau:

Các hướng tiếp cận:

- Dựa trên độ đồng đều, độ tương tự về mức xám về các thuộc tính của các pixel trong mỗi vùng.

- Dựa trên tách biên, dựa trên sự biến thiên của hàm mật độ sang hay mức xám.

Quá trình nhận dạng được thực hiện ảnh đối tượng được xử lý tăng cường chất lượng, làm nổi bật các chi tiết, tiếp theo trích chọn đặc trưng dựa vào phân vùng ảnh đối tượng, và biểu diễn các đăc trưng, cuối cùng là giai đoạn nhận dạng ảnh.

33

TÀI LIU THAM KHO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1]. Phạm Việt Bình (2007), Phát triển kỹ thuật dò biên, phát hiện biên và ứng dụng, Luận án Tiến sỹ.

[2]. Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy (2002), Nhập Môn Xử lý ảnh số, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

[3]. Phạm Việt Bình (2006), “Một số tính chất của phép toán hình thái và ứng dụng trong phát hiện biên”, Tạp chí Tin học và Điều khiển học, Tập 22, số 2, 2006, 155- 163.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

[4]. J.R.Paker (1997), Algorithms for Image processing and Computer Vision. John Wiley & Sons, Inc.

[5]. T. Pavlidis (1982), Algorithms for Graphics and Image Processing, Computer Science Press.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT DÒ BIÊN ÁP DỤNG TRONG TRÍCH CHỌN CÁC BỘ PHẬN KHUÔN MẶT pptx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)