Tổng quan phần mềm được sử dụng

Một phần của tài liệu Bước đầu ứng dụng mô hình Tisap đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 42)

Từ nhiều năm nay trên thế giới vẫn tồn tại hai trường phái trong việc đánh giá tình trạng và chất lượng môi trường.

Trường phái thứ nhất bảo vệ quan điểm cho rằng các phương tiện đo đạc là con đường duy nhất đi đến chân lý cho rằng mô phỏng sự phát tán chất độc hại không cho kết quả đúng đắn bởi vì các dữ liệu đầu vào ví dụ như các dữ liệu phát thải không đủ chính xác và các công thức tính toán theo mô hình quá đơn giản để cuối cùng nhận được bức tranh thực tế.

Trường phái thứ hai là những người ủng hộ mô hình hóa, họ cho rằng các phép đo rất tốn kém và phản ánh thực tế chỉ tại một số điểm riêng biệt vào những thời điểm xác định.

Mặc dù có nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng vai trò của mô hình ngày càng tăng lên. Phần dưới đây giới thiệu về mô hình được tác giả sử dụng trong luận văn.

Hình 2-1. Trang khởi động phần mềm TISAP

Phần mềm TISAP (TISAP viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Tool for Improving Strength Environmental Management for Industrial Zone for Air Pollution) là sản phẩm đề tài cấp Bộ do PGS. TSKH. Bùi Tá Long và Phòng Tin học Môi trường phát triển, dùng để quản lý thông tin chung của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất, sử dụng nhiên liệu và quản lý các thông tin phát thải của doanh nghiệp....Phần mềm này kế thừa từ phiên bản phần mềm TISEMIZ – 2010 [9]., được phát triển thêm rất nhiều module mới, đặc biệt là module tính toán phát thải dựa trên số liệu khai báo của doanh nghiệp. Với phần mềm này các doanh nghiệp sẽ có được các thông tin khách quan về phát thải của mình. Đây là một bước cần thiết để giám sát các phát thải của các KCN tập trung ở Tp. HCM. Cũng giống như các phần mềm ENVIM trước đây, TISAP gồm chức năng: quản lý thông tin cơ bản, thông tin chuyên sâu về phát thải, mô hình hóa, báo cáo, thống kê và GIS.

2.2.1. Các chức năng cơ bản

Quản lí thông tin KCN/ doanh nghiệp: (tên doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất…), thông tin về ống khói, lượng nhiên liệu sử dụng, tình hình phát thải của doanh nghiệp…

Quản lý tình hình sử dụng nhiên liệu: cho phép người sử dụng quản lý được tình hình sử dụng nhiên liệu của mình, mỗi doanh nghiệp nhập thông tin về lượng loại nhiên liệu như:sử dụng loại nhiên liệu gì, lượng sử dụng bao nhiêu, đơn vị là gì

Quản lý sự phát thải dựa trên nhiên liệu: Từ kết quả xuất ra từ mô hình cho mỗi doanh nghiệp thấy được hàng năm doanh nghiệp đó thải ra lượng ô nhiễm bao nhiêu cho môi trường từ đó đưa ra biện pháp kiểm soát phát thải hợp lý.

Mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí ( Berlian, Gauss, ISC3)

Báo cáo: Sau khi các thông tin được nhập vào đầy đủ, người dùng của TISAP có thể truy vấn dữ liệu hết sức dễ dàng cũng như có thể cho chạy mô hình theo dõi phát tán ô nhiễm không khí ở KCN ở bất cứ máy tính nào có kết nối Internet mà không cần các bước cài đặt phức tạp như trước.

Thể hiện thông tin trên bản đồ.

2.2.2. Các nhóm thông tin chuyên sâu

2.2.2.1. Cách sử dụng từng mục a. Thông tin

• Thông tin KCN

Doanh nghiệp

Hình 2-3: Giao diện thông tin doanh nghiệp

Báo cáo KCN: lưu trữ các thông tin liên quan tới báo cáo như tên báo cáo, loại báo cáo, ngày lập báo cáo, file đính kèm, ghi chú.

• Thông tin doanh nghiệp

Thông tin chung: thể hiện hết các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như tên DN, ngành hoạt động, địa chỉ, năm hoạt động….

Hình 2-5: Giao diện thông tin chung của DN

Khí thải: năm, nguồn thải, biện pháp xử lý, ống khói, những thông tin khác…

Nhiên liệu: nhập các thông tin về nhiên liệu sử dụng của từng DN như loại nhiên liệu, thời điểm nhập nhiên liệu, lượng sử dụng, đơn vị, số ngày sử dụng, công suất lò hơi, nhiệt độ, ống khói

Hình 2-7: Giao diện thông tin nhiên liệu của DN

Một số thông tin khác…

• Thông tin trạm khí tượng:

Thông tin về trạm khí tượng cung cấp số liệu về khí tượng.

Hình 2-8: Giao diện thông tin về trạm khí tượng

Số liệu khí tượng.

• Thông tin điểm nhạy cảm: tên tọa độ, vị trí…

• Thông tin về điểm lấy mẫu CLKK: tên. vị trí lấy mẫu, tọa độ

Hình 2-10: Giao diện thông tin điểm lấy mẫu CLKK b. Báo cáo

Tính nhanh tải lượng : khi nhập tên doanh nghiệp và lượng nhiên liệu, loại nhiên liệu, sau đó tạo báo cáo chương trình sẽ tự xuất ra kết quả cần biết.

Hình 2-12: Kết quả tính nhanh tải lượng phát thải

Báo cáo tải lượng phát thải theo nhiên liệu sử dụng của doanh nghiệp và KCN: người sử dụng có thể chọn KCN muốn tính, sau đó chọn thời gian bắt đầu và kết thúc, chương trình sẽ xuất ra kết quả về bụi, CO, NOx,SO2.

Hình 2-14: Kết quả báo cáo tải lượng phát thải theo nhiên liệu sử dụng

Báo cáo tải lượng phát thải của KCN: người sử dụng chỉ cần nhập thơi gian bắt đầu và kết thúc, chương trình sẽ xuất ra toàn bộ kết quả phát thải của 12 KCN có dữ liệu.

Hình 2-16: Kết quả báo cáo tải lượng phát thải của các KCN

2.2.2.2. Hướng dẫn chi tiết.

Phần mềm cho phép người dùng nhập thông tin mới, chỉnh sửa thông tin đã có và xóa thông tin. Cụ thể như sau:

a.Tạo hàng mới

Khi muốn thêm hàng người sử dụng click vào nút sẽ có thêm một hàng mới.

Hình 2-17: Cách thêm hàng mới.

b. Xóa hàng

Khi người dùng muốn xóa đi hàng nào đó không cần thiết thì có thể click vào hàng đó.

Hình 2-18: Cách xóa hàng.

Rồi sau đó click vào icon , hàng muốn xóa sẽ không còn.

c. Chỉnh sửa:

Khi người sử dụng muốn chỉnh sửa thông tin của một hàng nào đó người sử dụng chọn hàng đó sau đó click vào icon

Khi chỉnh sửa xong muốn kết thúc chỉnh sửa thì click vào icon Hoặc muốn hủy chỉnh sửa người sử dụng có thể click vào icon

d. Lưu trữ:

Khi thêm thông tin nào đó mới thì ta click vào icon trên cửa sổ màn hình khi đó các thông tin đó sẽ được lưu lại.

e. Nhập dữ liệu từ file excel:

Khi người dùng đã có bảng thông tin ở dạng file excel, chức năng import từ excel cho phép người dùng tự động hóa quá trình nhập dữ liệu. Để tự động nhập dữ liệu, người dùng chọn icon và chọn file dữ liệu excel từ hộp thoại chọn file của chương trình, người dùng nhấp chọn OK, file dữ liệu ở dạng excel sẽ được đưa vào bảng dữ liệu của chương trình.

f. Xuất dữ liệu ra file excel

Khi người dùng có thông tin nào đó cần trích ra thành file excel người sử dụng click chọn icon , sẽ xuất hiện một hộp thoại, trong mục file name cho người dụng chọn nơi lưu file excel. Trong mục save as type chọn excel. Sau đó người dung chọn save. Dữ liệu cần trích sẽ được lưu trong bản excel vừa mới tạo.

Một phần của tài liệu Bước đầu ứng dụng mô hình Tisap đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w