Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm.

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 93 - 99)

. Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình: 63 bài chiếm 13,6%

3.2.1 Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm.

Trong dân ca Tày, nhiều khi cảnh ngộ tình cảm chỉ được biểu hiện gián tiếp, thậm chí ẩn sâu trong lợi tự tình của nhân vật, chẳng hạn trong bài ca sau:

Có tiền chuộc thân em với Để em làm tớ lâu dài Thuê tớ sợ mất tài mất của Chuộc em về ở cả trăm năm.

Bài ca vốn được xác định thuộc chùm những câu ca nói về tình cảnh người con gái b ị ép gả, cưỡng hôn. Xét trong toàn cảnh bài ca không có chi tiết nào nói về cảnh ngộ đấy. Nhưng từ lời cầu xin thảm thiết, từ cách hạ mình đến xót xa, tự thân lời ca đã hé mở chút gì về thân phận cảnh ngộ của người con gái.

Lại có trường hợp cảnh ngộ được biểu hiện trực tiếp nhưng những đ iều muốn nói của bài ca không phải là những chi tiết kể về tình cảnh của nhân vật

trữ tình. Cái cốt yếu lại nằm trong những dòng bộc lộ cảm xúc. Lúc này ta cần phải chú ý đến vai trò của yếu tố miêu tả trong việc diễn đạt cảm xúc trữ tình.

Tuy trong nhiều bài hát trữ tình dân gian, cốt truyện không được xây dựng ký lưỡng như trong thơ ca tự sự nhưng trong nộ i dung của một số bài ca vẫn có tính trần thuật độc đáo. Điều này có được là do bên cạnh ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trữ tình, trong bài ca còn xuất hiện nhiều đoạn miêu tả và trần thuật. Sự xuất hiện của những phiến đoạn này đã có lúc làm cho một bài ca trữ tình tưởng chừng như gần đến ranh giới của tác phẩm tự sự. Ở đây chủ thể trữ tình đáng lẽ bộc lộ mình ra thì lại chìm đi trong bài ca. Những cảm xúc trữ tình, những độc thoại đáng lẽ có thể bộc lộ trực tiếp thì lại được biểu lộ gián tiếp. Bài ca nhờ vậy có thêm đất để thể hiện những cảm xúc trữ tình một cách đa dạng hơn, có nhiều điều muốn nói mà không thể nó i ra trực tiếp hoặc đơn giản khó nó i thành lời, có thể nhờ vậy mà được thổ lộ. Chẳng hạn bài ca sau:

Gió đưa xui lá đổ vàng

Mẹ cha sắm đủ chăn màn cho em Năm nay hoặc nán năm thêm

Vịn thang chân bước xuống thềm xuất gia Hai dòng đất ướt lệ sa

Mẹ cha gả bán định gia chớ buồn Cúi đầu mà bước thì hơn

Cái tờ lục mệnh chẳng còn trong tay Làm sao họ trả em đây

Khác chi bán đoạn ruộng này em ơi

Trong mấy câu ngắn gọn bài ca đã miêu tả cảnh não nề buồn thảm của người con gái trong ngày xuất giá. Các diễn biến của buổi lễ đã được chọn lọc và ghi lại trong những hình ảnh đầy sắc nét. Ở đây có nói đến cảm xúc của

người con gái, Đó là nỗi xót xa oán hận trong cảnh vịn thang xuống thềm mà nước mắt chứa chan, là sự cam chịu, nhẫn nhục trong cảnh cúi đầu cất bước ra đi, là nỗ i bất lực trước sức mạnh vô hình của tờ số mệnh. Nhưng tất cả những cảm xúc ấy không được cô gái tâm sự trực tiếp cảm xúc này dường như được thuật lại một cách gián tiếp thông qua cái nhìn của người thứ hai đứng ngoài câu chuyện. Bài ca vì thế chẳng những diễn tả được cảnh ngộ đáng thương của cô gái trong lễ vu quy mà còn tạo nên sắc điệu trữ tình buồn bã ngân vang qua một loạt sự kiện chi tiết được miêu tả. Cái tủi hận cho số phận, một chút oán trách mẹ cha cũng nhờ những “vỏ bọc” khách quan này mà kín đáo được bộc lộ. Như vậy có thể thấy trong những bài ca có xuất hiện của yếu tố tự sự, người đọc có thể nhận ra những thông tin cụ thể, chính xác về số phận cảnh ngộ của nhân vật. Nhưng mặt khác, nói như Heghen “cái giọng cơ bản vẫn chủ yếu là có tính chất trữ tình”. Bởi vì nhân vật trữ tình không trình bày thản nhiên sự việc mà thông qua đó bộc lộ quan niệm cách nghĩ của mình về sự việc, biểu lộ lòng căm giận hay yêu thương, niềm vui hay nỗ i buồn, sự thất vọng hay niềm tin tưởng. Những cảm xúc này kín đáo giấu dưới nội dung tự sự đang hiển hiện trên bề mặt câu chữ của bài ca.

Tính kín đáo mà yếu tố tự sự đem lại cho bài ca trữ tình là một trong những đặc tính rất được mảng dân ca giao duyên ưa chuộng. Trong tình yêu không phải lúc nào cũng có thể mạnh dạn và táo bạo ướm hỏi:

Lại đây anh nắm cổ tay Anh hỏ i câu này có lấy anh

không

Có thể trong lao động, nam nữ thanh niên đã để ý đến nhau, gặp nhau nơi đầu mày cuối mắt nhưng chưa có dịp nào, chưa có cơ hội nào để bày tỏ lòng yêu của mình. Đ iều khó khăn nhất lúc này là phải tìm cho được cái lý do để bắt đầu câu chuyện, tạo cho ra cái cớ để giãi bày tình cảm, có như thế mới mong mọi chuyện “thông dòng bén giọt”, mới hy vọng chiếm được tình cảm

của người mình yêu. Song tình yêu vốn nhiều sáng kiến, cho nên mỗi thời con trai con gái đều có cái riêng, và mỗi mố i tình lại có cách bày tỏ riêng. Cô gái trong bài ca sau cùng tìm cho mình cách mở đầu câu chuyện rất riêng:

Đã đến giờ thân sắp tối trời Đến bữa cơm chiều họ gọi nhau Người ta đủ đến cười vui vẻ Đến bữa cùng mâm gắp cho nhau Thân em như đũa chẳng trọn đôi Có cá muốn ăn gắp chẳng được Đũa anh nếu như còn thiếu một Anh ơi! Hai chiếc ta gộp lại Đũa lẻ gộp lại thành đũa đôi Để anh gắp trước đến em sau.

Bài ca được mở ra bằng lời giới thiệu về thời gian. Lựa chọn thời điểm sắp tối, một thời điểm dễ gợi lên cảm xúc trong lòng người, dường như cô gái đã kín đáo gửi gắm một tâm sự gì ở đây.

Giờ thân, sắp tối là lúc mọ i người quây quần vui vẻ trao cho nhau những lời hỏi han ân cần, gửi đến nhau những cử chỉ yêu thương quanh mâm cơm sum họp. Đây cũng là lúc mọ i người có đôi có cặp, có gia đình, có thể là lúc đánh thức khát khao hạnh phúc trong lòng cô gái trẻ. Chính lúc này cô mới thấm trọn cảnh cô đơn lẻ bạn. Trong các cảnh đối lập được gợi ra, lời kể

sao mà xót xa buồn tủi:

Đến bữa cùng mâm gắp cho nhau Thân em như đũa chẳng trọn đôi Có cá muốn ăn gắp chẳng được.

Sáu câu đầu hoàn toàn là sự việc là lời kể cảnh ngộ. Nh ưng ẩn giấu trong những lời kể đấy là biết bao tâm sự, khát vọng. Và vẫn cái đà kể lể giãi bày, cô gái đã dẫn dắt câu chuyện bằng một giả định chan chứa tình cảm.

Đũa anh nếu như còn thiếu một

Hết sức khéo léo tự nhiên, tế nhị và kín đáo, cô gái bày tỏ nguyện vọng: Anh ơi! Hai chiếc ta gộp lại

Đũa lẻ gộp lại thành đũa đôi

Và cái sự quan tâm, nhường nhịn, cái đức hy sinh trong cấu cuối lại một lần nữa hé lộ tình ý của cô gái:

Để anh gắp trước đến em sau.

Bấy nhiêu lời cũng đã đủ thấy cô gái sử dụng lố i nó i bóng gió, ý nhị, duyên dáng về một câu chuyện thật khó nói bằng một lố i nói khác. Yếu tố tự sự với sự hợp nhất của những chi tiết sự việc đã phục vụ hiệu quả cho cô gái trong việc kín đáo giãi bày tình cảm.

Chàng trai là người thông minh và cũng không kém phần tế nhị sẽ hiểu được tình cảm chân thành của cô gái gói kín bên trong câu chuyện tình tứ

kia.

Cái hay của bài ca này chính là từ những sự việc, những lý do rất hợp lý bên ngoài mà cô gái đã dẫn đến tình cảm rất chân thành tha thiết bên trong. Cái cớ và sự thật, sự thật và cái c ớ có mối quan hệ gắn bó rất hài hoà. Cái cớ không che khuất sự thật, sự thật cũng không trần trụi sỗ sàng mà tựa rất chắc vào cái cớ. Tình thế độc đáo này đã tạo cho cô gái một khả năng tỏ tình vừa tế nhị vừa mạnh bạo, vừa kín đáo lại vừa rành mạch.

Cảm hững trữ tình vốn phong phú, nhiều mầu vẻ, giàu sắc điệu. Không có ý cho rằng, phương thức trữ tình không đủ khả năng biểu hiện hết các nội dung này. Song trong quá trình khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy trong những bài dân ca có sự tham gia của yếu tố tự sự, “sự” và “tình” thường đi đôi với nhau. “Sự” do “tình” mà nảy sinh, “tình” nhờ “sự ”

cảm và sự việc trong cùng một bài ca như hồn với xác. Không có tình cảm chân thực thiết tha thì sự việc trong bài ca sẽ trở thành cái xác không hồn. Ngược lại, không có sự việc thì trong những trường hợp tình cảm không có nơi nương tựa và do vậy khó có thể tồn tại được. Sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong một bài ca không làm cho tính trữ tình mờ nhạt đi, trái lại hai hình thức ấy cùng nương tựa vào nhau, bổ xung cho nhau trong việc thực hiện chức năng “biểu hiện cảm hứng trữ tình của đời sống dân tộc” trong dân ca.

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w