Thực trạng hoạt động về hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Thực trạng về hoạt động tín dụng với doanh nghiệp (Trang 35 - 45)

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng hoạt động về hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Bến Thành.

+ Tình hình nguồn vốn ngân hàng

Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng diễn biến khá thuận lợi, huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh

ĐVT: triệu đồng, ngàn USD

Chỉ tiêu

Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 % tăng giảm so với T12/20 06 VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ

1.Tiền gởi của tổ chức

82.479 783 95.073 133.845 5.333 219.774 131,2%

Có kỳ hạn 10.525 2.859 56.597

Không kỳ hạn 82.479 783 95.073 123.320 2.474 163.178 71,6%

2. Tiền gửi cá nhân 170.595 791 183.317 298.581 1.580 324.047 76,8%

Có kỳ hạn 1.281 18 1.577 1.846 114 3.675 133%

Không kỳ hạn 169.314 772 181.739 296.735 1.467 320.372 76,3%

3.Tiền gửi tiết kiệm

320.480 23.050 691.384 365.956 23.057 737.494 6,7%

Có kỳ hạn 314.880 21.753 664.906 358.062 21.712 707.929 6,5%

Không kỳ hạn 5.600 1.298 26.478 7.894 1.345 29.565 11,7%

4. Tiền gửi ký quỹ 3.057 469 10.604 3.049 2 3.081 -70,9%

5. Kỳ phiếu 2.639 379 8.736 16 16 -99,8%

6. Trái phiếu 22 346 16.7 269 -22,2%

Tổng cộng 583.123 26.447 1.008.688 803.356 30.248 1.290.776 28%

( Nguồn : Số liệu tổng hợp Từ NHNTVN _ CHBT )

Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2007 đứng trước thách thức lớn. Các Ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng sức cạnh tranh của mình bằng lãi suất hoặc bằng những chương trình huy động có thưởng hấp dẫn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là về lãi suất nhưng tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng tại chi nhánh đạt 1.290,8 tỷ, so với đầu năm tăng 28% và vượt 13% so với kế hoạch của TW giao. Trong đó,

Nguồn vốn phân loại tiền:

- Huy động bằng VND đạt 803,4 tỷ đồng tăng 37,8% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 62,2% trong tổng huy động.

- Huy động bằng ngoại tệ đạt 30.248 ngàn USD chiếm tỉ trọng 37,8% trong tổng nguồn vốn, tăng 14,4% so với năm 2006.

Nguồn vốn phân theo kỳ hạn

- Huy động vốn có kỳ hạn 774,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60% trong tổng nguồn vốn, tăng 11,5% so với năm 2006.

- Huy động vốn không kỳ hạn đạt 516,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% và tăng 68% so với năm 2006.

Kết quả huy động vốn theo từng nguồn vốn cụ thể như sau:

Huy động tiết kiệm

Huy động từ nguồn tiết kiệm của dân cư đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 quy VND là 737,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,1% trong tổng nguồn vốn, tăng 6,7% so với cuối năm 2006. Tổng số sổ tiết kiệm là 6.819 giảm 962 sổ so với năm 2006.

- Huy động bằng VND đạt 366 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,6% trong tổng nguồn vốn tiết kiệm, tăng 14,2% so với năm 2006.

- Huy động bằng ngoại tệ đạt 23.057 ngàn USD chiếm tỷ trọng 50,4% trong tổng nguồn vốn tiết kiệm, tăng giảm không đáng kể so với năm 2006.

- Huy động vốn có kỳ hạn là 707,9 tỷ chiếm tỷ trọng 96% trong tổng nguồn vốn tiết kiệm, so với năm 2006 tăng 6,5%.

- Huy động vốn không kỳ hạn là 29,6 tỷ chiếm tỷ trọng 4% trong tổng nguồn vốn tiết kiệm, so với năm 2006 tăng 11,7%.

Huy động từ tổ chức kinh tế

Tổng huy động từ Tổ chức Kinh tế tính đến ngày 31/12/2007 đạt 220 tỷ đồng, tăng 131,7% so với năm 2006, chiếm 17% trên tổng ngồn vốn huy động của chi nhánh. Trong đó:

- Huy động bằng VND là 134 tỷ đồng, chiếm 60,9% trong tổng huy động từ Tổ chức Kinh tế, tăng 62,6% so với cuối năm 2006.

- Huy động ngoại tệ quy USD là 5.337 ngàn USD(tương đương 86 tỷ đồng), chiếm 91,1% trong nguồn vốn huy động Tổ chức Kinh tế và tăng 271% so với năm 2006. Huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh là do một số đơn vị liên doanh, liên kết nhận vốn đầu tư từ nước ngoài chuyển bằng ngoại tệ như: Công ty liên doanh River Park, Công ty Pharmedic.

Năm qua, nguồn vốn huy động từ Tổ chức Kinh tế tăng trên 100%, nhìn chung số dư bình quân các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tăng, mặt khác số đơn vị có quan hệ tiền gửi tiền vay với chi nhánh tăng nhiều, trung bình trong tháng có trên 20 doanh nghiệp mới mở tài khoản.

Tổng vốn huy động từ tiền gửi cá nhân quy ra VND đến 31/12/2007 là 324 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,1% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 77% so với năm 2006. Số tài khoản cá nhân tăng trong năm 7.243 tài khoản. Trong đó: - Huy động tiền gửi cá nhân bằng VND là 298,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng

92,2% trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi cá nhân, tăng 75% so với năm 2006.

- Huy động bằng ngoại tệ 1.580 ngàn USD chiếm tỷ trọng 1,8% trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi cá nhân, tăng 99,7% so với năm 2006.

- Huy động vốn có kỳ hạn là 3,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ (1,1%) trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi cá nhân, tăng 133% so với năm 2006. - Huy động vốn không kỳ hạn là 320,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,9% trong

tổng nguồn vốn huy động tiền gửi cá nhân, tăng 76,3% so với năm 2006.

Các nguồn vốn huy động khác

Tổng số quy ra VND là 9,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% trên tổng nguồn vốn huy động, giảm 75,6% so với năm 2006, trong đó bao gồm:

- Tiền ký quỹ là 3 tỷ giảm 70,9% so với năm 2006. - Kỳ phiếu 16 triệu giảm 99,8% so với năm 2006.

- Trái phiếu 16,7 ngàn USD giảm 22,2% so với năm 2006. - Chứng chỉ tiền gửi 6,1 tỷ giảm 68,3% so với năm 2006.

 Nhận xét đánh giá về công tác huy động vốn:

Nhìn chung, công tác huy động vốn trong năm 2007 của chi nhánh tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định. Tính đến 31/12/2007, tổng huy động của chi nhánh đạt 1.291 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 28% và vượt 13% so với kế hoạch của TW giao.

Nguồn vốn huy động tại chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân, đạt 1.071 tỷ đồng, chiếm 83% so với

tổng huy động. Huy động từ tài khoản cá nhân tăng mạnh so với năm 2006, tăng 140,7 tỷ đồng( trong đó, huy động từ VND tăng 128 tỷ, ngoại tệ tăng 789 ngàn USD tương đương 12,7 tỷ), tăng 76,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Huy động từ tiền gửi có kỳ hạn trong năm tăng 133% so với cùng kỳ năm ngoái. Huy động từ tài khoản cá nhân tăng mạnh là do trong năm số lượng tài khoản tăng nhiều hơn năm 2006, có nhiều khách hàng có dư nợ tài khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng, trong đó có khách hàng có số dư trên 9 tỷ đồng, chủ yếu là khách hàng dùng để giao dịch chứng khoán. Hàng tháng, chi nhánh mở mới hơn 500 tài khoản cá nhân, nay là nguồn huy động tương đối ổn định và giá tương đối thấp. Huy động tiết kiệm có xu hướng tăng chậm dần do lãi suất không hấp dẫn bằng các NH TMCP trên địa bàn.

Huy động từ Tổ chức Kinh tế đang tăng trưởng khá nhanh do chi nhánh đã thu hút được tiền gửi từ một số công ty lớn. Hiện chi nhánh đang tăng cường đề nghị khách hàng đang có quan hệ tín dụng chuyển số dư tiền gửi về chi nhánh, đồng thời thực hiện miễn giảm phí và các dịch vụ, tiện ích kèm theo đối với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn.

+ Tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Đơn vị: triệu đồng; 1.000USD

Năm 2006 Năm 2007 +/- (%) so với cùng VND USD Quy VND VND USD Quy VND 1. Doanh số cho vay + CK 1.301.495 25.178 1.706.630 1.352.334 30.331 1.841.086 7,88%

Cho vay NH 1.220.132 24.619 1.616.272 1.297.796 30.331 1.786.547 10,54% Cho vay TDH 81.363 559 90.358 54.539 54.539 -39,64% 2. Doanh số thu nợ cho vay + CK 1.311.224 21.100 1.650.743 1.744.253 31.611 2.253.631 36,52% Cho vay NH 1.260.874 21.016 1.599.038 1.559.110 31.023 2.059.022 28,77% Cho vay TDH 50.350 84 51.705 185.143 587 194.609 276,38% 3. Dư nợ cho vay + CK 594.674 14.406 826.477 808.694 14.185 1.037.271 25,51% Cho vay NH 448.738 13.620 667.892 634.433 13.429 850.835 27,39% Cho vay TDH 145.936 786 158.585 174.261 756 186.436 17,56% ( Nguồn : Số liệu tổng hợp Từ NHNTVN _ CHBT ) Bảng 2.3 Đối tượng khác hàng Đối với khách hàng Số lượng Dư nợ( Quy VND, tỷ giá 16.114 VND/USD) Dư nợ bình quân/ một khách hàng I. Doanh nghiệp 108 814.105.007 7.538.009 1. DN Nhà nước 1 34.302.187 34.302.187 2. DN NN- CPH 14 252.196.512 18.014.037

3. DN Tư nhân 8 17.722.011 2.215.251

4. Cty Cổ phần 10 112.444.061 11.244.406

5. Cty TNHH 73 393.643.947 5.392.383

6. Cty Liên doanh 2 3.796.288 1.898.144

II. Cá nhân 1.356 223.166.204 164.577 1. Cho vay cá nhân có TS đảm bảo 291 181.363.295 623.242 2. Cho vay CBCNV 1.023 31.115.190 30.416 3. Cho vay cầm cố chứng từ có giá 42 10.687.720 254.470 Tổng cộng 1.464 1.037.271.211 ( Nguồn : Số liệu tổng hợp Từ NHNTVN _ CHBT )

Dư nợ của chi nhánh đến thời điểm cuối năm 2007 là 1.037 tỷ đồng, tăng 25,5% so với năm 2006 và vượt 10% so với TW giao là 950 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm khá cao đến 82% trong tổng dư nợ nên dư nợ thường không ổn định. Cụ thể:

Cho vay doanh nghiệp

- Về số lượng: Trong năm qua bên cạnh việc duy trì với các khách hàng đang có quan hệ tín dụng nhiều năm, chi nhánh đã nổ lực tìm kiếm thêm khách hàng mới là doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào các DNNVV, kết quả tính từ đầu năm đến nay chi nhánh đã duyệt cho vay thêm 34 doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đến hạn thanh toán nợ trong năm( vay trung hạn mua xe ôtô) và số lượng doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục quan hệ tín dụng cũng khá nhiều, tổng cộng có 29 doanh nghiệp tất toán hồ sơ vay. Do đó, xét về số lượng doanh nghiệp tăng so với đầu năm chỉ tăng được 5 doanh nghiệp.

- Dư nợ cho vay: đạt 814 tỷ đồng tăng 134 tỷ đồng tức tăng 19,7% so với đầu năm là 680 tỷ đồng, trong đó nhóm đối tượng khách hàng là Công ty TNHH chiếm đến 48%, kế đến là DNNN cổ phần hóa chiếm 31%, Công ty Cổ phần chiếm 13,7%, còn lại là nhóm khách hàng DNNN, DNTN và Công ty liên doanh. Hiện nay, dư nợ chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Tân Hiệp Phát 234 tỷ đồng, Công ty Lữ gia 103 tỷ đồng, Tổng công ty Samco 34 tỷ đồng…. Các doanh nghiệp chủ yếu là vay hạn mức bổ sung vốn lưu động và vì thế dư nợ cũng bị biến động tùy thuộc vào nhu cầu và kế hoạch sử dụng vốn vay của khách hàng, sự biến động dư nợ của các doanh nghiệp này ảnh hưởng khá lớn đến dư nợ của chi nhánh.

Cho vay cá nhân

Trong năm qua tình hình cho vay cá nhân tiến triển khá tốt, tổng dư nợ đạt được đến cuối năm 223 tỷ đồng, tăng 77 tỷ đồng so với đầu năm tương ứng tăng 52,7%, cụ thể:

- Cho vay có tài sản bảo đảm là nhà, đất, xe ôtô: tổng số khách hàng vay có thế chấp 291 khách hàng tăng về số lượng là 36 khách hàng( trong đó chưa kể số hồ sơ mới cho vay để bù đắp vào các khoản đến hạn tất toán hồ sơ). Dư nợ cũng tăng đáng kể, đạt 181 tỷ đồng tăng 111 tỷ đồng so với đầu năm.

- Cho vay cầm cố chứng từ có giá: giảm cả về số lượng khách hàng lẫn dư nợ cho vay: số lượng khách hàng giảm 12 người và dư nợ giảm 44 tỷ đồng so với đầu năm. Dư nợ của nhóm khách hàng này thường không ổn định và không chủ động được do khách hàng chỉ vay và tất toán hồ sơ trong thời gian rất ngắn, nhu cầu vốn phát sinh đột xuất.

- Cho vay tín chấp Cán bộ công nhân viên : giảm về số lượng 129 người nhưng tăng về dư nợ khoảng trên 10 tỷ đồng. Nguyên nhân một mặt giảm là do số cán bộ công nhân viên vay thời hạn 5 năm từ 2002 đến nay đã đến hạn

thanh toán và chưa được xét duyệt cho vay lại, mặt khác dư nợ lại tăng là do số cán bộ công nhân viên mới được duyệt với số tiền cho vay nhiều hơn chủ yếu là cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Ngoại Thương được xét cho vay đến 24 tháng lương kinh doanh.

* Tình hình hoạt động tín dụng cho DNNVV

NHNTVN – CNBT có địa bàn hoạt động chủ yếu là khu vực TP. HCM. Các DNNVV quan hệ tín dụng tại Ngân hàng hầu hết là doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 31/12/2007 số doanh nghiệp DNNVV(100 doanh nghiệp). Các loại hình chủ yếu của DNNVV khi vay vốn tại Ngân hàng gồm : Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DNTN, DN Nhà nước. Có 1 doanh nghiệp vốn đăng ký 10 tỷ, 12 doanh nghiệp vốn đăng ký kinh doanh từ 5-10 tỷ đồng, còn lại 87 doanh nghiệp vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm đa số.

Nhìn chung DNNVV vay vốn tại NHNTVN – CNBT rất hạn chế về nguồn lực tài chính, các qui định pháp luật về hợp đồng kinh tế, qui định về tài chính, kế toán, thống kê. Phần lớn DNNVV đều là Công ty TNHH nên việc chứng minh năng lực tài chính thực tế của đơn vị rất hạn chế. Về tốc độ triển khai công nghệ mới khá chậm. Mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ còn rất thấp. Các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu khách quan nảy sinh trong quá trình sản xuất mà không có kế hoạch dài hạn về đổi mới công nghệ. Phương thức đổi mới công nghệ được sử dụng nhiều nhất là nguồn công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp đạt thấp. Bên cạnh đó, sự yếu kém về thông tin khiến các doanh nghiệp bị lệ thuộc về đơn hàng, thị trường, nguồn nguyên liệu đến cả công nghệ.

DNNVV tuy được NHNTVN – CNBT cung cấp vốn nhưng việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế: thường vay vốn có tài sản thế chấp, không cho các doanh nghiệp này vay tín chấp hay được sự bảo lãnh của bên thứ ba còn ít. Thường các DNNVV có nhu cầu vay vốn nhưng ngân hàng chỉ đáp ứng một tỷ lệ còn tương đối thấp gây cản trở việc mở rộng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các DNNVV vay vốn tại NHNTVN- CNBT hoạt động tương đối tốt không phát sinh nợ quá hạn cho ngân hàng nhưng hoạt động vẫn chưa phát huy hết tìm năng do thiếu vốn chưa được đáp ứng kịp thời và do bản thân trong doanh nghiệp này.

Tín dụng cho DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn đối với tín dụng của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tính đến ngày 31/12/2007 là : Doanh số cho vay chiếm 19,37%/doanh số cho vay, số dư nợ cho vay chiếm 20,99% dư nợ cho vay của Ngân hàng.

- Tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV liên tục tăng qua các năm: Doanh số cho vay năm 2006 tăng 124,4% so với năm 2005, năm 2007 so với năm 2006 là 55,43%. Dư nợ cho vay năm 2007 cũng đã tăng trưởng nhanh là 52%.

- Về tỷ lệ nợ quá hạn: Trong thời gian ba năm vừa qua, nợ quá hạn tại chi nhánh bằng 0, do ngân hàng cho những doanh nghiệp có tài chính tốt vay. Nên khả năng thu hồi vốn là rất cao, thường là 100%

Bảng 2.4 Tình hình tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đối với loại DNNVV qua các năm như sau ( ĐVT : triệu đồng):

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Một phần của tài liệu Thực trạng về hoạt động tín dụng với doanh nghiệp (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w