II. Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
6. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong bảo đảm tiền vay
Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên những căn cứ và bằng những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Tranh chấp là điều khó tránh khỏi vì giữa các bên trong mọi mối quan hệ thường có các quyền và lợi ích xung đột nhau. Theo quy định của pháp luật hiện có các phương thức giải quyết tranh chấp sau:
- Thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp: Đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa các bên. Đây vừa là hình thức thương lượng lại để đạt được sự thoả thuận về bất đồng vừa phát sinh vừa là một hình thức giải quyết tranh chấp. Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với qua trình tố tụng tại toà án hoặc trọng tài.
- Hoà giải các tranh chấp: Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba, trong đó bên thứ ba (hoà giải viên) là trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một thoả thuận dựa trên tự do ý chí của các bên tranh chấp và theo nguyên tắc khách quan, công bằng, hợp lý. Đây là biện pháp giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên, đồng thời hạn chế tối đa sự hao phí về thời gian và tiền của của các bên vào các thủ tục tố tụng khác. Thoả thuận hoà giải không có tính bắt buộc như phán quyết của trọng tài hay toà án.
- Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài: Đây là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
- Giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án: là một phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định. Việc lựa chọn toà án nào giải quyết tranh chấp là do các bên lựa chọn theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Đây là một thủ tục tố tụng tư pháp, toà án sẽ nhận thụ lý giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật và phán quyết của toà án có tính chất bắt buộc đối với các bên.
Giải quyết tranh chấp các tranh chấp liên quan bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng, cũng theo các phương thức trên. Và theo nguyên tắc các tranh chấp phát sinh trước hết được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải để tìm ra biện pháp tháo gỡ tốt đẹp nhất cho các bên; nếu thương lượng, hoà giải không được thì mới đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục tố tụng.
PHẦN II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT LÁNG HẠ
I. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ 1. Tổng quan về NHNN & PTNT Việt Nam
1.1. Sự ra đời của NHNN&PTNT Việt Nam
NHNN&PTNT Việt Nam ra đời và hoạt động cùng với quá trình chuyển hệ thống Ngân hàng Việt Nam một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp. NHNN&PTNT Việt Nam là một trong 4 ngân hàng quốc doanh lớn ở nước ta, góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước mà đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo nghị định số 53/HĐBT ngày 20 tháng 3 năm 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Trụ sở chính của NHNN & PTNT Việt Nam đặt tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội.
Vốn điều lệ 2.200 tỷ VNĐ (tương đương với 200 triệu USD).
Tổng tài sản có 43.000 tỷ VNĐ (tương đương 3 tỷ USD).
Đến ngày 14 tháng 11 năm 1990 được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ ngày 15 tháng 11 năm 1996 đến nay được đổi tên là NHNN & PTNT Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
1.2. Cơ cẩu tổ chức quản lý.
NHNN & PTNT Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt tổ chức theo mô hình Tổng Công ty nhà nước có tư cách pháp nhân, có thời hạn hoạt động 99 năm, trụ sở chính tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
NHNN & PTNT Việt Nam do Hội đồng quản trị quản lý và Tổng giám đốc điều hành, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước và nước ngoài, đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội, uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ, các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
NHNN & PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đến nay NHNN & PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy của nền kinh tế Việt Nam.
NHNN & PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả và vốn và tài sản, đội ngũ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng (gần 1.600 chi nhánh toàn quốc, 24.000 cán bộ công nhân viên và có quan hệ với 9.000 doanh nghiệp, hơn 9,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên 60 triệu khách hàng giao dịch các loại); Là ngân hàng có mạng lưới đại lý lớn với gần 1000 ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế ở trên 110 quốc gia trên khắp các châu lục. Là thành viên hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn châu Á Thái Bình Dương và hiệp hội tín dụng nông nghiệp quốc tế, đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như hội nghị của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc năm 1991, hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế lần thứ 31 năm 2001….
NHNN & PTNT Việt Nam tích cực đầu tư và đổi mới ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực trong công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện NHNN & PTNT Việt Nam đã kết nối trên diện rộng mạng máy vi tính từ trụ sở chính đến hơn 2.000 chi nhánh và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc thế qua mạng SWIFT.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, NHNN & PTNT Việt Nam đã nỗ lực hết mình đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Biểu 1: Hệ thống tổ chức của NHNN & PTNT Việt Nam 2. Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
2.1. Sự ra đời và phát triển của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
Trên tinh thần mở rộng mạng lưới kinh doanh của hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của đất nước cùng với môi trường cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Ngày 1/8/1996 tại quyết định số 334/QĐ- NHNN-02 của tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997.
Trụ sở chính Chi nhánh cấp I VP đại diện Sở giao dịch Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc Chi nhánh Chi nhánh cấp II Phòng giao dich Quỹ tiết kiệm Chi nhánh cấp III Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch
Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ là ngân hàng cấp I loại 1 trực thuộc trung tâm điều hành NHNN & PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNN & PTNT Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng và bảng cân đối tài khoản, đại diện theo uỷ quyền của NHNN & PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNN & PTNT Việt Nam chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với NHNN & PTNT Việt Nam.
Chức năng của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.
Theo điều 3 quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB của hội đồng quản trị NHNN & PTNT Việt Nam ngày 24/12/2004 thì chi nhánh Láng Hạ có chức năng sau:
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNN & PTNT Việt Nam trên địa bàn Hà Nội.
Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam.
Cùng với các đơn vị trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Trụ sở của chi nhánh:
Đặt tại 44 Láng Hạ (nay là 24 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội).
Nhiệm vụ của chi nhánh:
Theo điều 10 quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB của Hội đồng quản trị NHNN & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ có nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn: khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn…
- Cho vay: thực hiện cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống cho tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh…
- Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại tệ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và của NHNN & PTNT Việt Nam .
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quĩ gồm: cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu chi và phát tiền mặt cho khách hàng, các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của Ngân hàng nhà nước và của NHNN & PTNT Việt Nam .
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác, tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.. - Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp 2 phụ thuộc trên địa bàn Hà Nội.
- Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu theo qui định…
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam .
Sự ra đời của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNN & PTNT Việt Nam trên địa bàn thành thị, thể hiện hướng đi đúng trong hướng phát triển tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam. Thời gian đầu mới thành lập tháng 4 năm 1997 chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn. Đó là số cán bộ công nhân viên (CBCNV) ban đầu chỉ có 13 CBCNV, nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỉ đồng nhận bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, tài liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn thiếu rất nhiều, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông nam Á bắt đầu từ Thái Lan đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường nước ta. Tuy nhiên, chi nhánh đã nhanh chóng vượt qua những khó khăn ban đầu và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được thể hiện bằng những số liệu cụ thể sau:
Số lượng vốn huy động từ 202 tỉ năm 1997, 2043 tỉ năm 2000, lên đến 4024 tỉ năm 2005 và đạt 5900 tỉ năm 2006.
Dư nợ tăng trưởng từ 51 tỉ năm 1997, 661 tỉ năm 2000, lên đến 1876 tỉ năm 2005 và đạt 2057 tỉ năm 2006.
Số lượng CBCNV của chi nhánh từ 13 CBCNV năm 1997 tăng lên 206 CBCNV năm 2006.
Đến 31-12-2006, chi nhánh Láng Hạ có 2 chi nhánh cấp II trực thuộc đó là chi nhánh Bách Khoa và chi nhánh Mỹ Đình, hiện có 9 phòng giao dịch đang hoạt động trên khắp địa bàn Hà Nội, dự tính trong năm 2007 sẽ đưa phòng giao dịch số 10 vào hoạt động.
Đến nay qua 10 năm hoạt động với những thành tựu đã đạt được, chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên địa bàn thủ đô với nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời hơn.
2.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ. 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.
Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ là chi nhánh cấp I loại 1, là thành viên của NHNN & PTNT Việt Nam, cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Biểu 2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Láng Hạ
Theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB của NHNN & PTNT Việt Nam ngày 24/12/2004 và quyết định số 520/QĐ/HĐQT-TCCB của NHNN & PTNT Việt Nam ngày 17/11/2005 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNN & PTNT Việt Nam thì:
Giám đốc chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ có nhiệm vụ và quyền hạn sau: trình NHNN & PTNT Việt Nam việc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, trực tiếp điều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNN & PTNT Việt Nam đối với các chi
Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc phòng thẩm định phòng KT nquỹ phòng tín dụng phòng KTKT nội bộ phòng TTQT phòng TCCB &ĐT phòng kế hoạch phòng hành chính phòn g tin học tổ ngvụ thẻ tổ tiếp thị Chi nhánh cấp II. Bách Khoa Chi nhánh cấp II, Mỹ Đình Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng giao dịch số 3 Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch số 9 Phòng giao dịch số 10 Phòng giao dịch số 11 Phòng tín dụng Phòng kế toán
nhánh phụ thuộc trên địa bàn Hà Nội; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam về các quyết định của mình; quy định nội quy lao động, lề lối làm việc cho chi nhánh phù hợp với pháp luật, quyết định những vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo; được ký kết các hợp đồng liên quan hoạt động kinh doanh ngân hàng như tín dụng, thế chấp tài sản, ký các hợp đồng liên quan phục vụ cho hoạt động kinh doanh…