Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 31 - 36)

Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, nên nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Công tác thẩm định là một bộ phận của hoạt động ngân hàng nên cũng không tránh khỏi điều đó. Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng thẩm định, được chia làm hai nhóm chính: các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.

1.3.3.1. Các nhân tố khách quan:

Các nhân tố khách quan gồm có: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, và trình độ khoa học - công nghệ.

- Môi trường pháp lý:

Là hệ thống các văn bản Luật và dưới Luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây chính là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động, ban hành ra các các quy trình, quy chế của riêng ngân hàng mình, để các cán bộ ngân hàng thực hiện theo. Đối với công tác thẩm định, cán bộ thẩm định phải thực hiện theo đúng quy trình tín dụng của ngân hàng, tuân thủ các văn bản pháp luật sau:

+ Luật các tổ chức tín dụng + Luật doanh nghiệp nhà nước

+ Luật doanh nghiệp

+ NĐ 49/2000/NĐ-CP của Chính phủ

Điều 6.

1. Ngân hàng thương mại chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay.

2. Ngân hàng thương mại nhà nước cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.

3. Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay và giới hạn cho vay.

Điều 7.

1. Ngân hàng thương mại tổ chức việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay; kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

2. Ngân hàng thương mại được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.

3. Ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

4. Ngân hàng thương mại được miễn, giảm lãi suất cho vay, phí ngân hàng; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Môi trường kinh tế-xã hội:

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, tăng trưởng nhanh, công nghệ hiện đại, thông tin về khách hàng được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ góp phần giúp các cán bộ thẩm định đưa ra được những đánh giá, nhận xét đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay phù hợp, nhanh chóng. Ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển chậm, không ổn định, thường xuyên có biến động thì việc thu thập thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác là một việc rất khó khăn. Đó là do cán bộ thẩm định khó mà lường trước được những diễn biến, thay đổi về thị trường trong quá trình thẩm định, gây bất lợi cho việc đánh giá hiệu quả phương án vay vốn của khách hàng.

- Trình độ khoa học-công nghệ :

Đây là một nhân tố rất quan trọng đối với công tác thẩm định. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngày nay, hệ thống công nghệ hiện đại cũng giúp cho các cán bộ thẩm định nâng cao hiệu quả công việc cũng như tìm kiếm thông tin hữu ích trong quá trình làm việc. Việc phát minh ra sản phẩm công nghệ tiên tiến, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người là “internet”. Internet giúp cán bộ thẩm định có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Công nghệ càng phát triển, làm thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó hiệu quả của công tác thẩm định cũng được nâng cao.

1.3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan:

- Nhân tố con người:

Trong công tác thẩm định, con người là yếu tố hành đầu, quyết định đến chất lượng công việc. Trong tất cả các khâu của quá trình thẩm định, từ việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, thu thập thông tin, lập báo cáo thẩm định,… đến đề xuất ý kiến để ra quyết định có cho vay hay không đều không thể thiếu con người. Có thể máy tính giúp chúng ta rút ngắn được thời gian, tăng năng suất nhưng máy tính vẫn chỉ là một cỗ máy cần được điều khiển, không thể thay thế con người. Việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan, minh bạch hay không, phương án

sản xuất kinh doanh có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào phương pháp phân tích, chỉ tiêu đánh giá mà cán bộ thẩm định áp dụng. Nếu cán bộ thẩm định thực hiện sai quy trình, không có trình độ chuyên môn, vi phạm đạo đức nghề nghiệp,… sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, gây tổn thất cho ngân hàng.

- Phương pháp và quy trình thẩm định:

Một vấn đề quan trọng trong công tác thẩm định là phải lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu thích hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Phương pháp thẩm định khoa học sẽ giúp cán bộ thẩm định dễ dàng hơn trong việc đánh giá, xem xét hồ sơ vay vốn, mang lại chất lượng của những thông tin đầu ra. Phương pháp thẩm định cũng thể hiện trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định như thế nào. Những cán bộ giỏi sẽ nhanh chóng lựa chọn cho mỗi dự án những phương pháp khoa học, rút ngắn thời gian và những bước thừa. Quy trình thẩm định ở các ngân hàng đều khác nhau, tùy thuộc vào chiến lược phát triển, chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, dù là ngân hàng nào, quy trình thẩm định cũng nhằm quản lý rủi ro, hỗ trợ cán bộ thẩm định làm việc có nguyên tắc, một cách khoa học và hiệu quả. Quy tình thẩm định ngắn gọn, đơn giản sẽ giảm bớt các công việc cũng như thủ tục trong cho vay, và cũng làm cho khoản cho vay trở nên rủi ro hơn. Ngược lại quy trình thẩm định quá phức tạp, số lượng công việc nhiều sẽ tốn thời gian, thủ tục rườm rà sẽ tốn nhiều thời gian, gây nhiều khó khăn cho việc vay vốn của khách hàng cũng như việc thẩm định của cán bộ tín dụng. Do vậy, quy trình tín dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác thẩm định. Bên cạnh đó, cần tổ chức công tác thẩm định hợp lý và khoa học, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ để mang lại hiệu quả cao trong công việc.

- Chất lượng thông tin thu thập được:

Thông tin là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình thẩm định. Thu thập thông tin là khâu đầu tiên trong quy trình thẩm định trước khi cho vay. Thông tin thu thập được không chính xác, kịp thời và không đầy đủ sẽ làm gián đoạn những bước

tiếp theo trong quy trình thẩm định, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác thẩm định.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w