Thực nghiệm trên tsplib eil51

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HOÁ ĐÀN KIẾN docx (Trang 36 - 38)

Eil51 là một thư viện TSP có tổng cộng 51 đỉnh. Tại thời điểm mà ta đưa các tắc nghẽn lên các đoạn đường ta cần đảm bảo rằng các đoạn đường đó nằm trên đường đi khá tối ưu. Vì thế trước khi đưa các tắc nghẽn vào ta sẽ chạy khởi tạo thuật toán trong một thời gian đầu như là trường hợp bài toán TSP thông thường. Điều này đảm bảo rằng chúng ta sẽ tìm được ra các cặp thành phố khá gần nhau và tất nhiên là chúng nằm trên tuyến đường tốt nhất có thể tìm thấy.

Chúng ta sẽ tiến hành thực nghiệm như sau. Tối đa mười tắc nghẽn sẽ được đưa vào đồng thời từ vòng lặp thứ 100 đến vòng lặp thứ 150. Có nghĩa là tại vòng lặp thứ 100 của thuật toán, ta sẽ tìm được một tuyến đường tối ưu nhất tính đến lúc đó. Sau đó ta sẽ chọn tối đa 10 đoạn đường bất kì nằm trên tuyến đường đó để đưa các tắc nghẽn vào. Lưu ý rằng các tắc nghẽn được đưa vào theo cách như sau: các đoạn đường được chọn sẽ có độ dài tăng dần sau mỗi bước lặp cho đến vòng lặp thứ 150. Mỗi vòng lặp chúng sẽ làm độ dài các đoạn đường tăng lên 50. Bằng cách này thuật toán sẽ có thể đáp ứng trước những thay đổi nhỏ của môi trường(sự lớn lên của các tắc nghẽn) mà ta có thể kiểm chứng được. Nhưng nếu như tắc nghẽn được đưa vào luôn chỉ một lần mà không có sự lớn lên dần thì thuật toán không thể cho thấy được sự thay đổi tuyến đường đi của nó ngay trong khi các tắc nghẽn vẫn tiếp tục tăng lên.

Chúng ta sẽ kiểm tra với 4 trường hợp sau:

Trường hợp 1: sử dụng cận dưới và không shaking (p=0).

Trường hợp 2, 3, 4: vừa sử dụng cận dưới, vừa tiến hành kĩ thuật shaking: global shaking với p = 1, local shaking với p = 0.1 và p = 0.25.

Sau nhiều lần thực nghiệm trên eil51 thì thấy rằng các tham số như sau là khá phù hợp: m = 25, α = 1, β = 5, 0 = 1e-5, ρ = 0.5

33

Biểu đồ 2a: (Trường hợp 2) p=0(không shaking), cận dưới 0 = 1e-5

Biểu đồ 2b: (Trường hợp 3) p=1(global shaking), cận dưới 0 = 1e-5

34

Biểu đồ 2d: (Trường hợp 5) p=0.25 (local shaking), cận dưới 0 = 1e-5

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HOÁ ĐÀN KIẾN docx (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)