Chương 5 Bản chất, dạng và cách đo lường dữ liệu Mục tiêu giảng dạy

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy phương pháp nghiên cứu kinh tế (Trang 45)

Mục tiêu giảng dạy

Sau khi học chương này, sinh viên có thể hiểu được:

1. Sự khác biệt giữa việc đo lường đối tượng nghiên cứu, các đặc điểm và các chỉ

sốđại diện cho các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

2. Sự tương đồng và khác biệt giữa 4 dạng thang đo và cách thức đo lường tương

ứng.

3. Các tiêu chí đánh giá thang đo tốt.

4. Các yếu tốảnh hưởng đến việc chọn lựa một thang đo phù hợp.

5. Các đặc tính và cách sử dụng các thang đo cho điểm, thang đo xếp hạng, thang

đo xếp trật tự (sorting) và các thang đo thường sử dụng khác.

Chương này cũng trình bày các quy trình giúp chúng ta hiểu được các thang đo để áp dụng vào việc chọn lựa hoặc thiết kế các cách thức đo lường nhằm thu thập dữ liệu một cách tốt nhất cho nghiên cứu kinh tế.

1. BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐO LƯỜNG

Việc đo lường gắn kết với nghiên cứu có nghĩa là gán các con số cho các sự kiện thực nghiệm, các đối tượng nghiên cứu hoặc các tính chất, hoặc các hành động theo các nguyên tắc nhất định. Định nghĩa này hàm ý rằng việc đo lường là một quá trình 3 bước:

1. Chọn lựa các sự kiện thực nghiệm1 có thể quan sát được.

2. Phát triển các nguyên tắc để gán các con số hoặc biểu tượng để thể hiện các khía cạnh khác nhau của sự kiện được đo lường.

3. Áp dụng các nguyên tắc trên cho các quan sát tương ứng với từng sự kiện. Mục tiêu của đo lường là cung cấp các dữ liệu, thông tin có chất lượng tốt nhất, ít sai sót nhất để trắc nghiệm giả thiết, để phỏng định, tiên lượng hoặc mô tả.

Chúng ta có thểđo lường cái gì?

Thông thường, trong nghiên cứu chúng ta sẽđo lường các biến số (variables) và có thể

phân loại chúng thành đối tượng (objects) hoặc là tính chất (properties).

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy phương pháp nghiên cứu kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)