5. Nhu cầu của công ty TMA khi xây dựng một hệ CMS
5.3 Các kỹ thuật sử dụng trong quá trình phát triể n
Do hệ CMS này được xây dựng để tích hợp vào hệ thống thông tin có sẵn của công ty TMA dưới dạng một portlet. Do đó, có một số quy định trong quá trình phát triển hệ CMS này như sau:
• Hệ CMS này phải được xây dựng dưới dạng một portlet: điều này cần thiết để tích hợp vào portal hiện tại của Công ty.
• Hệ CMS này phải tuân theo chuẩn JSR 168: do chuẩn JSR 168 là chuẩn dùng để tích hợp một portlet vào portal.
• Hệ CMS phải được lập trình bằng Java: portal hiện tại của công ty được lập trình bằng Java và các portlet trên portal tuân theo chuẩn JSR 168.
• Hệ CMS phải được xây dựng dựa trên các giải pháp mã nguồn mở và miễn phí.
• Sử dụng chuẩn JSR 170 để xây dựng hệ thống này nếu có thể được: do chuẩn JSR 170 là chuẩn dùng để hỗ trợ việc xây dựng các hệ CMS, việc xây dựng hệ thống này nên tuân theo chuẩn JSR 170 để có thể mở rộng hệ thống này trong tương lai nếu có nhu cầu.
• Hệ thống này phải có khả năng hoạt động trên nền Linux: portal hiện tại của công ty hoạt động trên Linux.
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
• Hệ thống này phải có khả năng họat động trên application server JBoss: do portal hiện tại của công ty hoạt động trên JBoss.
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
Chương 5
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
1. Giới thiệu về chuẩn JSR 168
Chuẩn JSR 168 dùng để định nghĩa portlet và cách thức giao tiếp giữa portlet và portal.
Phiên bản hiện tại của chuẩn này là 1.0 được đưa ra bởi Sun Microsystems vào ngày 29/08/2003. (http://jcp.org/en/jsr/detail?id=168)
Hình 15: Mô hình chuẩn JSR 168
Hình trên mô tả sự giao tiếp giữa portal và các portlet. Sự giao tiếp này được thực hiện thông qua các API được cung cấp bởi chuẩn JSR 168.
Portlet Portlet Portlet Portlet Portlet API API API AP I API JSR-168
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
2. Một số khái niệm chính 2.1 Portal
Portal là một ứng dụng Web dùng để tích hợp các nội dung từ các nguồn khác nhau vào cùng một trang Web. Các nội dung có thểđược cấu hình tùy thuộc vào từng người sử dụng khác nhau mà Portal cho phép. Một Portal có thể chứa nhiều Portlet
2.2 Portlet
Portlet là một thành phần (component) dựa trên nền Web sử dụng các công nghệ
của Java. Portlet được quản lý bởi một Portlet Container. Portlet dùng để xử lý các yêu cầu và tạo ra các thành phần dữ liệu động để phản hồi yêu cầu.
Portlet có thể tích hợp vào Portal và Portal sẽ cung cấp một tầng trình diễn cho các thành phần của Portlet.
Nội dung được tạo ra bởi Portlet được gọi là Fragment. Một Fragment là một mảnh dữ liệu được tạo bởi các ngôn ngữ như: HTML, XHTML, WML… theo một
định dạng được quy định. Các Fragment này có thểđược kết hợp với các Fragment của các Portlet khác để hình thành trang Web của Portal.
Người sử dụng tương tác với Portlet thông qua cơ chế yêu cầu/phản hồi được cung cấp bởi Portlet. Nội dung phản hồi yêu cầu được Portlet tạo ra và nội dung này cũng tùy thuộc vào cấu hình ứng với từng người sử dụng.
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
2.3 Portlet Container
Porlet Container cung cấp một môi trường lúc Runtime chứa đựng và quản lý chu kỳ sống của một Portlet.
Portlet Container nhận yêu cầu từ Portal và chuyển yêu cầu này đến Portlet tương ứng để Portlet xử lý yêu cầu và tạo nội dung phản hồi.
3. So sánh Portlet và Servlet