Những kết quả đạt đuợc:

Một phần của tài liệu “ Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi “ (Trang 42)

II, Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty:

31Những kết quả đạt đuợc:

Công tác phân tích tài chính tại công ty mới được thực hiện trong thời gian gần đây tuy chưa được thực sự chú trọng và còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định giúp cho ban giám đốc trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả quản lý tài chính.

+ Hoạt động kinh doanh của công ty thường xuyên được xem xét kiểm tra đánh giá để tìm ra những thế mạnh để không ngừng phát huy và hạn chế được những mặt yếu kém.

+ Phân tích tài chính chỉ ra có ban giám đốc những nguy cơ và thách thức có thể gặp phải, từ đó sẽ có hướng khắc phục.

+ Phân tích tài chính là cơ sở quan trọng để ban giám đốc lập các kế hoạch kinh doanh dự toán nhu cầu tài chính trong thời gian tới, qua đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

3.2 Hạn chế và nguyên nhân

3.2.1 Hạn chế

Công tác phân tích tài chính tại công ty bộc lộ nhiều hạn chế * Về tổ chức công tác phân tích tài chính:

Phân tích tài chính tại công ty chưa được quan tâm, được thực hiện ở phòng tài chính - kế toán do một tổng hợp kết quả phân tích để trình lên giám đốc. Vì vậy không được thực hiện theo đúng quy trình.

* Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

Công ty có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước, của bộ tài chính về quy chế quản lý tài chính. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính tại công ty chủ yếu vẫn là báo cáo tài chính nhưng thiếu mất báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thực tế báo cáo tài chính của năm trước thì đến hết quý I năm sau mới lập xong, trong khi đó mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là từ thực trạng hoạt động kinh doanh đưa ra các kế hoạch chiến lược cho tương lai. vì vậy kết quả hoạt động phân tích sẽ bị giảm ý nghĩa thực tiễn chiến lược, kế hoạch đề ra đôi khi không theo kịp sự biến đổi của môi trường kinh doanh

Khi phân tích tài chính tại công ty nhà phân tích không sử dụng thông tin thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như thông tin về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, thông tin về hệ thống pháp lý, thông tin về lạm phát, tỷ giá.

Nói chung các thông tin sử dụng mang nặng tính chất thông kê, tổng hợp mà không nêu được bản chất ý nghĩa của chúng.

* Về phương pháp phân tích

Phân tích tài chính tại công ty mới chỉ sử dụng 2 phương pháp: phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh, chưa thực sự quan tâm sử dụng phương pháp hiện đại như phương pháp Dupont, phương pháp phân tích độ co giãn, phương pháp phân tích kinh tế lượng. Sự kết hợp giữa hai phương pháp chưa đồng bộ để có thể phát huy hết tác dụng của từng phương pháp trong công tác phân tích, khiến kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ được nhiều cho việc ra quyết định.

* Nội dung công tác phân tích.

Nội dung còn hết sức sơ sài, mang tính chất khái quát. Mới chỉ tập trung phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua việc phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh. Viếc phân tích mới chỉ dừng ở việc đánh giá tổng quan chưa đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những kết quả đó. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình tài chính của công ty thì mới chỉ tập trung phân tích một số chỉ tiêu cơ bản do đó chưa thể đánh giá một cách toàn diện về tình hình tài chính của công ty chưa tìm ra được những điểm mạnh, những khó khăn cần khắc phục.

3.2.1. Nguyên nhân

- Do ban giám đôc chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chính vì vậy mà phân tích tài chính chưa thực sự được chú trọng đầu tư thích đáng.

- Công ty chưa có được một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính có trình độ chuyên môn cao.

- Phương pháp phân tích tài chính tại công ty sử dụng còn sơ sài b. Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, phù hợp hơn nữa lại còn thường xuyên sửa đổi…điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác phân tích tài chính.

- Thiếu hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề, cùng khu vực, chưa có chỉ tiêu trung bình ngành do đó việc phân tích tài chính không thể đưa ra được những kết quả chính xác, đánh giá một cách toàn diện về tình của công ty so với các công ty khác trong cùng ngành, trong cùng khu vực so với đối thủ cạnh tranh.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÀNG THI

1. Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính.

Để nâng cao chất lượng quản trị, điều hành doanhnghiệp, một giải pháp quan trọng mà công ty cần phải thực hiện ngay đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Cụ thể, công ty cần tiến hành ngay một số việc sau:

+ Xác định ngay từ chiến lược của công ty vị trí và vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp phải được coi như một biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bởi nhờ đó, ban giám đốc công ty có thể nhận biết những biến đổi bất thường, những dấu hiệu bất an trong quá trình kinh doanh.

+ Xây dựng quy trình phân tích tài chính của công ty một cách cụ thể, chi tiết làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích.

Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay ở công ty vẫn chưa được đi vào nề nếp, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ban giám đốc công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, cho đến này chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về mục đích, ý nghĩa, cơ chế tổ chức thựchiện, đặc biệt là hướng dẫn quy trình tự thực hiện công tác phân tích.

Như vậy, công ty cần sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Quy định rõ về thời điểm phân tích, phân tích cái gi? Ai là người đảm nhận công việc? Và cuối cùng là trình báo cáo cho ai?

+ Tổ chức nguồn nhân sự cho công tác phân tích: Tại công ty hiện nay, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đang do Phòng tài chính kế toán đảm nhiệm. Hầu hết nhân viên của phòng được đào tạo về ngành kế toán nên kiến thức và sự am hiểu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến việc tiến hành công tác phân tích tài chính gặp rất nhiều khó khăn khiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả của phân tích không cao. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần có các kế hoạch đào tạo hoặc cử các nhân viên đi học để nâng cao trình độ hiểu biết trong lĩnh vực tài chính để xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ cao có khả năng phân tích tổng hợp đánh giá được tình hình tài chính.

2. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích

Để công tác phân tích tài chính có thể đưa ra được những kết quả chính xác về tình hình tài chính thì công ty cần phải có nguồn thông tin đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.

Đối với nguồn thông tin bên trong: hiện nay công ty thực hiện việc lập các báo cáo tài chính theo đúng các chế độ quy định của nhà nước. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, trong quá trình phân tích hiện nay công ty mới chỉ sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là một nguồn thông tin quan trọng phản ánh năng lực tài chính của công ty. Trên báo cáo này cho phép đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng tiền nhàn rỗi trong đầu tư, ngoài ra báo cáo này còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch thu chi trong những năm tiếp sau. Do đó, trong những năm tới, công ty nên sử dụng thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ như là một thông tin không thể thiếu cho công tác phân tích.

Hơn nữa, việc lập và phân tích đầy đủ các số liệu trên báo cáo tài chính sẽ tạo nên một ấn tượng tốt về sự quy củ trong quản trị, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty khi hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.

Sử dụng đầy đủ thông tin phải đi đôi với yêu cầu chất lượng của nguồn thông tin đó. Do vậy, hiện nay khi chưa có những quy định cụ thể Nhà nước về chế độ kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp, thì trưởng phòng tài

chính kế toán nên chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ trong công ty nhằm đảm bảo thông tin được sử dụng là thông tin "sạch"

Đối với nguồn thông tin bên ngoài: để các kết luận trong bài phân tích tài chính có tính chất thuýet phục cao công ty cần sử dụng các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh như: thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế...

- Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ... - Thông tin về lạm phát...

- Thông tin về sự thay đổi chỉ số giá của các loại hàng hoá sử dụng trong kinhdoanh.Nguồn thông tin giúp công ty có được những giải pháp hợp lý trong trường hợp khan hiếm hàng hoá hay chỉ số giá biên động bát thường... - Các chủ trương chính sách lớn của nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: việc tham gia hội nhập AFTA,WTO, luật hải quan, chính sách thuế suất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu

3.Hoàn thiện phương pháp phân tích

Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên nhân nào gây ra tình hình tài chính đó. Trên cơ sở đó, tư vấn cho ban lãnh đạo đề ra mục tiêu, kế hoạch và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, Công ty cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, mới chỉ áp dụng 2 phương pháp phân tích là phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên Công ty nên nhanh chóng đưa phương pháp phân tích Dupont vào áp dụng trong công tác phân tích tài chinh.Khi sử dụng phương pháp tài chính Dupont, các cán bộ phân tích tài chính của công ty sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tuợng tốt, xấu trong hoạt động của công ty

4.Hoàn thiện nội dung phân tích

4.1Phân tích báo cáo tông hợp cả công ty

4.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn

Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) của công ty 2004,2005 Bảng 3.1:Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn 2004 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 01/01/2004 31/12/2004 Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng Tỷ trọng (%) Lượng tỷ trọng (%) A.Tài sản 1.Tiền 4.352,3 5.714,1 1.361,7 15.68 2.Phải thu 2.549,7 2.509 40,7 0.46 3.Hàng tồn kho 5.348,8 6.047,7 698,9 8.05 4.TSLĐ khác 311,5 502 190,5 2.19 5.TSCĐ 4.366,1 10.796,8 6.430,7 74.06 B.Nguồn vốn 1.Nợ ngắn hạn 6.871,6 13.584,4 6.712,7 77.31 2.Nợ dài hạn 0 1.293 1.293 14.89 3.Nợ khác 8.947 7.723 1,2 0.02 4.VCSH 10.113,5 10.750,4 636,9 7.34 Cộng 8.683,1 100% 8.683,1 100

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2004 )

Trong năm 2004 nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty tăng 8.683, 2 triệu đồng, tăng 81,09% trong đó công ty sử dụng để đầu tư chủ yếu vào TSCĐ: 6.430, 7 triệu đồng chiếm 74, 065. Công ty khai thác nguồn vốn chủ yếu bằng vay ngắn hạn 6.712, 7 triệu chiếm tới 77,31% và vay dài hạn 1.293 triệu chiếm 14,89%. Vốn đầu tư vào tài sản cố định lấy chủ yếu từ vốn vay ngắn hạn là không hợp lý rất dẫn đến khả năng thanh toán của công ty là

không tốt.Giải pháp là công ty cần vay dài hạn bổ sung để đầu tư vào TSCĐ thay vì vốn vay ngắn hạn.

Năm 2004 dồng tiền tăng từ 1.361, 7 triệu là do các nguyên nhân sau: 1. Lợi nhuận sau thuế tăng: 636,8 tr

2. Nợ ngắn hạn tăng làm tăng tiềnN: 6,712,7 tr 3. Nợ dài hạn tăng làm tăng tiền: 1.293

4. Phải thu giảm làm tăng tiền: 40,7 Cộng tăng: 8683,1 tr

1. Hàng tồn kho tăng làm giảm tiền: 698,9 tr 2. TSLĐ khác tăng làm giảm tiền: 190,5 3. TSCĐ tăng làm giảm tiền; 6.430,7 4. Nợ khác giảm làm giảm tiền; 1,2 tr Công giảm tiền: 7.321,5

Bảng 3.2:Bảng kê nguồn vốn 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 01/01/2005 31/12/2005 Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng % Lượng % A.Tài sản 1.Tiền 5.714,1 7.637,8 1.923,6 4,25 2.PhảI thu 2.509 4.673 2.164 4,79 3.Hàng tồn kho 6.047,7 9.146,8 3.099,1 6,86 4.TSLĐ khác 502 833,4 331,3 0,37 5.TSCĐ 10.796,8 48.478,6 37.681,7 83,37 B.Nguồn vốn 1.Nợ ngắn hạn 13.633,9 21.056,5 7.422,6 16,42 2.Nợ dài hạn 1.293 27.724,6 26.431,6 58,47 3.Nợ khác 7,7 461 453,3 10,02 4.Vốn chủ sở hữu 10.750,4 21.593,3 10.892,2 24,09 Cộng 45.199,8 100 45.199,8 100

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2005 )

Năm 2005 nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty tăng 45.199,8 tr, tăng 176,32% so với năm 2004 công ty không những vẫn duy trì tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển mà còn có bước phát triển vượt bậc.Vốn sử dụng chủ yếu vẫn là đầu tư vào TSCĐ: 37.681, 7 tr chiếm 83,37%.Nguồn vốn tài trợ cho TSCĐ chủ yếu là vay dài hạn: 26.431, 6 chiếm 58,47% và nợ ngắn hạn; 7.422, 6 chiếm 16,42%. Như vậy sang năm 2005 ccông ty đã huy động vốn dài hạn để đầu tư vào TSCĐ thay vì vốn vay ngắn hạn như năm 2004. Có thể thấy đầu tư vào TSCĐ là phương hướng đúng cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển và vốn dài hạn được sử dụng đầu tư vào TSCĐ là hợp lý.

Năm 2005 dòng tiền tăng 1.923, 6 do các nguyên nhân: 2. Lợi nhuận sau thuế tăng: 10.829,2 tr

3. Nợ ngắn hạn tăng: 7.422,6 tr 4. Nợ dài hạn tăng: 26.413,6 5. Nợ khác tăng: 453,3 tr Công tăng: 45.199,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Phải thu tăng làm giảm tiền: 2.164 tr

2. Hàng tồn kho tăng làm giảm tiền: 3.099,1 tr 3. TSLĐ khác tăng làm giảm tiền: 331,3 tr

4. TSCĐ tăng làm giảm tiền: 37.681/7 tr Công giảm tiền: 43.276,2 tr

Dòng tiền tăng: 1.923,6

4.1.2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Bảng 3.3: Lập bảng xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên:

đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm2005

1. Phải thu 2.549,6 2.509 4.673,2

2. Hàng tồn kho 5.348,7 6.047,7 9.146,8

3. TSLĐ khác 6.871,6 13.584,4 21.056,5

4. Nợ ngắn hạn 311,4 502 833,4

Nhu cầu VLĐ thường xuyên

1.338,3 -4.525,6 -6.403,1

Bảng 3.4:Xác định VLĐ thường xuyên:

đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm2004 Năm2005

1.Vốn chủ sở hữu 10.113,6 10.750,4 21.593,3 2. Nợ dài hạn 0 1.293 27.724,6 3. TSCĐ 4.366,1 10.796,8 48.478,6 VLĐ thường xuyên 5.747,5 1.246,7 839,4 Bảng 3.5:Xác định vốn bằng tiền: đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1.VLĐ thương xuyên 14.479,7 1.246,7 839,4

2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên

1.026,8 -4.525,6 -6.403,1

VLĐ thường xuyên của công ty năm 2003,2004, 2005 đều dương cho thấy toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững mạnh bằng

Một phần của tài liệu “ Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi “ (Trang 42)