Bài học kinh nghiệm rút ra qua việc phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ của các nước

Một phần của tài liệu th_tr_ng_tr_i_phi_u_ch_nh_ph_vi_t_nam_th_c_tr_ng_v_gi_i_ph_p_ho_n_thi_n (Trang 34 - 36)

Chính phủ của các nước

- Thứ nhất, hầu hết các nước phát triển (các nước có định mức tín nhiệm cao)

đều phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế; việc phát hành trái phiếu quốc tế không những huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, mà còn là giải pháp bù đắp cán cân thanh toán quốc tế, ổn định và phát triển thị trường tài chính trong nước. Khi tham gia vào thị trường trái phiếu quốc tế cũng đồng nghĩa rằng thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ đã mở đường cho các doanh nhân và các nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn quốc tế; thông qua hoạt động này nó tạo ra chuẩn mực về định mức tín nhiệm, giá cả cho trái phiếu của các doanh nghiệp. Thực tế các nước có định mức tín nhiệm cao thì việc vay vốn trên thị trường quốc tế sẽ thuận lợi hơn và chi phí vay nợ giảm; còn các quốc gia có định mức tín nhiệm thấp thì ngược lại.

- Thứ hai, quá trình phát triển thị trường TPCP phụ thuộc nhiều vào mức độ

phát triển kinh tế và thị trường tài chính. Mỗi loại trái phiếu và mỗi loại thị trường đều có những đặc điểm riêng; việc lựa chọn thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hành trái phiếu. Việc xây dựng kế hoạch và lịch biểu phát hành trái phiếu Chính phủ là khâu quan trọng đối với các quốc gia muốn huy động vốn với khối lượng lớn, nếu làm tốt khâu này nó không những mang lại thành công cho đợt phát hành mà còn có tác dụng làm cho thị trường TPCP thực sự trở thành công cụ của Chính phủ trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

- Thứ ba, phát triển các nhà tạo lập thị trường để từ đó có những hàng hoá chất

lượng cao cung cấp cho thị trường thứ cấp, góp phần làm sôi động hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPCP nói riêng.

Qua tham khảo kinh nghiệm sử dụng TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển ở một số quốc gia có thị trường trái phiếu phát triển đã cho thấy rõ vai trò của thị trường TPCP trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nó không đơn thuần là công cụ để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội mà nó còn là công cụ để điều chỉnh kinh tế. Chính vì vậy mà hầu hết các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển đều quan tâm đến việc phát triển thị trường TPCP. Thiết nghĩ, đây cũng là một kinh nghiệm quý trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 2

Một phần của tài liệu th_tr_ng_tr_i_phi_u_ch_nh_ph_vi_t_nam_th_c_tr_ng_v_gi_i_ph_p_ho_n_thi_n (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w