Biến đổi dòng chảy mùa lũ trên dòng chính sông Hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu nước cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu (Trang 43 - 45)

e) Nhận xét và đánh giá chung

2.3.5.Biến đổi dòng chảy mùa lũ trên dòng chính sông Hồng

Chế độ dòng chảy mùa lũ của mạng lưới sông đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ dòng chảy sông Hồng nhất là đoạn từ Hưng Yên đến cửa Ba Lạt, chế độ thủy triều vịnh Bắc Bộ và quy trình xả lũ của các hồ thủy điện ở thượng nguồn. Lưu lượng mùa lũ tăng dần từ tháng 6 đến tháng 8 và giảm dần từ tháng 9 trở đi. Mặc dù có sự điều tiết của các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang nhưng mực nước trung bình và mực nước lớn nhất các tháng mùa lũ vùng hạ lưu sông Hồng có xu thế tăng trong thời gian gần đây do mức độ gia tăng lượng nước tiêu bằng động lực từ các hệ thống thủy lợi ra sông lớn và sự biến đổi của khí hậu toàn cầu. Nghiên cứu biến đổi dòng chảy mùa lũ sông Hồng sẽ chủ yếu tập trung cho vùng hạ lưu - nơi tác động trực tiếp đến Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình.

Tháng 8 dòng chảy lũ đạt trị số lớn nhất: trên sông Trà Lý tại Quyết Chiến đạt khoảng 910 m3/s ở Quyết Chiến, trên sông Luộc tại Triều Dương đạt 922 m3/s còn tại cửa Ba Lạt có thể đạt 2.145 m3/s. Lưu lượng lớn nhất nhiều năm cũng thường xảy ra vào tháng 8, rất ít khi xảy ra vào tháng 7 và tháng 9. Đối với các phụ lưu nằm ở hạ du sông Hồng, mực nước cao nhất trong năm và mực nước trung bình tháng lớn nhất năm cũng thường rơi vào tháng 8, rất ít khi xảy ra vào tháng 7 và tháng 9. Trường hợp gặp tổ hợp bất lợi là triều cường và lũ thượng lưu lớn đổ về thì có thể gây ra mực nước lũ dềnh cao vào các tháng 7 hoặc tháng 9.

Bảng 2.16: Lưu lượng bình quân tháng mùa lũ thời đoạn 1902-2008 của một số vị trí trên sông Hồng có liên quan đến Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình

TT Tên trạm Trên sông Lưu lượng bình quân tháng (m 3/s)

6 7 8 9 10

1 Sơn Tây Hồng 4.878 7.985 9.443 6.807 4.513

2 Hà Nội Hồng 3.326 5.444 6.438 4.641 3.077

3 Ngã 3 Hồng - Luộc Luộc 2.875 4.641 5.488 3.956 2.623

4 Triều Dương Luộc 476 779 922 664 440

5 Quyết Chiến Trà Lý 470 770 910 656 435

6 Nam Định Đào Nam Định 965 1.579 1.868 1.346 893

7 Trực Phương Ninh Cơ 277 454 536 387 256

Mực nước lũ cao nhất xảy ra trên sông Trà Lý và sông Hồng thuộc phụ thuộc chủ yếu vào nước lũ sông Hồng và thủy triều. Trên sông Trà Lý mực nước lũ cao nhất tại Quyết Chiến là 6,45 m xuất hiện ngày 22/8/1971, tại Định Cư là 2,75 m xuất hiện ngày 24/7/1996. Càng gần về phía biển mực nước cao nhất thường bị chi phối bởi yếu tố triều mạnh hơn. Để nghiên cứu xu thế biến đổi mực nước vùng hạ lưu sông Hồng đã sử dụng tài liệu mực nước tại các trạm Định Cư trên sông Trà Lý và Ba Lạt trên sông Hồng.

Bảng 2.17: Mực nước báo động và thời gian duy trì tại một số vị trí điển hình ở hạ lưu sông Hồng

Sông Vị trí Mức BĐ I Mức BĐ II Mức BĐ III

H (m) Số ngày H (m) Số ngày H (m) Số ngày

Hồng Ngô Xá 2,80 12-15 3,40 8-10 4,20 4-7

Trà Lý TP.Thái Bình 2,20 12-15 2,80 8-10 3,50 4-7

Hình 2.16: Xu thế biến đổi của mực nước trung bình năm tại trạm Định Cư trên sông Trà Lý

Hình 2.17: Xu thế biến đổi của mực nước max năm tại trạm Định Cư trên sông Trà Lý

Hình 2.18: Xu thế biến đổi của mực nước trung bình năm tại trạm Ba Lạt trên sông Hồng

Hình 2.19: Xu thế biến đổi của mực nước max năm tại trạm Ba Lạt trên sông Hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu nước cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu (Trang 43 - 45)