Nam sử chép là Lục Dẫn

Một phần của tài liệu An Nam Chí Lược (Trang 124 - 125)

125 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thập Ngũ

mấy châu Ung, Hoành, ngụy xưng quốc-hiệu là Nam-Thiên quốc, tiếm hiệu Nhân-Huệ hoàng-đế, đổi niên-hiệu là Khải-Lịch và ân-xá toàn cõi. Bè đảng là Hoàng-Sư-Mật, xưng quan-danh Trung-Quốc. Tiến binh vây Quảng-Châu, 50 ngày không hạ được, lại trở về Ung-Châu. Mùa thu tháng chín, nhà Tống khiến Địch-Thanh ra đánh. Mùa xuân tháng giêng năm Hoàng-Hựu thứ 5 (1053), đại-quân của Địch-Thanh đến Tân-Châu, một ngày đêm vượt qua núi Côn-Lôn, thừa lúc giặc bất ý, bày trận ở Quy-Nhơn-Phố. Trí-Cao bày trận chống lại, bị Địch-Thanh đánh tan. Trí-Cao lại chạy về Ung-Châu, đêm ấy đốt thành, chạy về nước Đại-Lý. Sáng mai, Thanh đem binh vào thành, chém bêu đầu Sư-Mật, bắt mẹ Trí-Cao là Ả-Nùng, em là Trí-Tiên, con là Kế-Tông, Kế-Long, đóng cũi giải về Kinh-sư. Sau Trí-Cao chết, tất cả đều bị giết, bỏ thây ngoài chợ.

(Trước đây có câu ca-dao: "Họ Nùng trong, họ Địch hái", nay quả ứng-nghiệm).

Sản Vật

Điền-thổ

Nhâm-Diên nói rằng: "ruộng giồng lúa trắng, tháng 5 cấy, tháng 10 gặt; lúa đỏ, tháng chạp cấy, tháng 4 gặt. Bởi thế người ta thường bảo rằng: "Nước thâu thuế ruộng hai mùa, làng cống tơ tằm tám lứa. (Quốc thuế lưỡng thục chi đạo, hương cống bát tàm chi ty). Đất hẹp dân đông, có sản xuất lúc, mè, nhưng không có lúa mạch.

Tằm-tang (nuôi tằm trồng dâu).

Sách "Giao-Châu ký" của Lưu-Hân-Kỳ chép: "một năm tám lứa tằm, tằm sản xuất ở Nhật-Nam, dâu thì có lớn nhỏ hai giống, giống dâu nhỏ trồng về tháng giêng, cành lá sua sê. Từ tháng ba đến tháng tám đều nuôi tằm, lấy tơ dệt lụa".

Muối

Nấu nước biển lấy muối trắng như tuyết. Dân biên-thùy qua phục-dịch ở An-nam, đều vì nguồn lợi muối và sắt.

Hoàng, bạch-kim (vàng và bạc)

Các Châu Phú-Lương, Quảng-Nguyên sản xuất vàng, bạc, nhưng các người tìm vàng, tìm bạc thường không kiếm đủ số nạp cho quan, phải mua chỗ khác để nạp.

Minh-châu

Con trai sinh ở Đông-Hải, Giám-Thể-Quan mỗi lần cầu đảo với thần-linh, thì tìm được ngọc-trai lớn. Sách "Hải-Cổ" chép rằng: "năm nào trung-thu trăng sáng, năm ấy có nhiều ngọc trai". Mạnh-Thường làm Thái-Thú Hợp-Phố. Các quan Thái-Thú trước tham-lam, bắt dân mò tìm hạt trai bao nhiêu cũng không chán, vì thế, ngọc trai dời qua Giao-Chỉ. Mạnh-Thường đến, thay đổi tệ tập trước, hưng lợi trừ hại cho dân. Những con trai ngày trước bỏ đi nay trở về, dân xưng tụng Thường là bậc thần-minh. Đào-Bật làm bài thơ Hoàn-Châu-Đình rằng:

Châu về Hợp-phố tiếng vang truyền, Thái-Thú thần-minh sáng cổ-hiền Trong bụng sò ngao châu chói sáng, Dưới chằm rồng cá ngũ thường yên.

Về đời nhà Đường, năm Trinh-Quán thứ 4 (630), huyện Lâm-ấp có ngọc châu lớn, quan Hữu-Tư trưng cầu, Lâm-ấp dâng biểu trả lời không thuận. Hữu-Tư xin đánh. Vua Thái-Tông nói rằng: "Ưa chinh chiến, ắt vong quốc, gương của Dượng-Đế1 và Hiệt-Lợi1, chúng ta đều thấy. Đánh hơn một tiểu-quốc, chẳng oai-vũ gì, huống chi chưa chắc hơn".

Một phần của tài liệu An Nam Chí Lược (Trang 124 - 125)