Công tác kiểm sát việc thi hành án

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pptx (Trang 72 - 74)

Năm 1994 ngành kiểm sát tái thành lập hệ thống tổ chức kiểm sát THA từ Trung ương đến cấp huyện. ở VKS thành phố đã thành lập Phòng kiểm sát THA, ở cấp huyện đã có biên chế các Kiểm sát viên chuyên trách làm công tác THA.

Sau khi ổn định tổ chức bộ máy, hoạt động của công tác kiểm sát THA đã dần đi vào nề nếp và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy công tác THA đạt kết quả đáng kích lệ. Kết quả hoạt động kiểm sát THA ngày càng toàn diện, thường xuyên và tích cực hơn.

Về kiểm sát THA phạt tù, ở cả hai cấp kiểm sát đã từng bước phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án để rà soát số bị án phạt tù đã có hiệu lực nhưng Tòa án chưa ra quyết định THA, hoặc số bị án đã có quyết định THA nhưng Công an chưa bắt THA theo quyết định của Tòa án, tác động yêu cầu kiến nghị của các cơ quan này thực hiện.

Công tác kiểm sát THA ở cả cấp thành phố và quận huyện đã phối hợp với cơ quan THA ngang cấp để cưỡng chế THA nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng do phía THA cố tình chây ì hoặc trốn tránh việc THA, phối hợp với Hội đồng THA tử hình bảo đảm việc THA tử hình đúng pháp luật.

Công tác kiểm sát THA dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và tuyên bố phá sản doanh nghiệp đang từng bước được tổ chức và thực hiện ở các cấp.

Tuy nhiên công tác kiểm sát THA cũng còn bộc lộ một số điểm yếu là:

Tổ chức hệ thống kiểm sát THA được hình thành từ năm 1994, nhưng nhìn chung bộ máy chưa hoàn chỉnh, cán bộ làm công tác kiểm sát THA vừa thiếu vừa yếu.

Tại VKS thành phố đã có phòng chuyên trách làm công tác kiểm sát THA, nhưng ở cấp quận huyện thì kiểm sát viên làm công tác kiểm sát THA chủ yếu là kiêm nhiệm mà kiểm sát THA chỉ là khâu công tác thứ yếu. Do quan niệm không đúng nên còn tình trạng bố trí những cán bộ yếu từ các khâu công tác khác điều về khâu công tác kiểm sát THA. Do vậy không nắm bắt được đầy đủ vi phạm của cơ quan THA, không kiểm sát được hoạt động của họ, không phát hiện được những vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động của cơ quan THA.

Mặt khác, Quyết định số 12 của VKSNDTC phân định về phạm vi kiểm sát của kiểm sát THA và kiểm sát giam giữ cải tạo chưa thật phù hợp (kiểm sát THA chịu trách

nhiệm từ khi án có hiệu lực pháp luật đến khi bắt bị án vào trại giam và từ khi bị án THA xong hình phạt chính cho đến khi xóa án). Một thời gian dài cả kiểm sát THA và kiểm sát giam giữ cải tạo đều không nắm được thực chất việc tạm đình chỉ THA phạt tù có chính xác hay không và lý do của các trường hợp được tạm chỉ THA phạt tù không quay lại trại giam thụ án; kiểm sát THA cũng không được tham gia xét giảm án.

Đây là một điểm vướng mắc còn tồn tại cần khắc phục, nhằm bảo đảm cho hoạt động của công tác kiểm sát THA của VKSND có hiệu quả hơn.

Một vài năm gần đây, Lãnh đạo VKSND thành phố đã quan tâm chỉ đạo khâu kiểm sát THA. Nhưng nhiều năm qua, công tác chỉ đạo của lãnh đạo các cấp đối với kiểm sát THA còn rất hạn chế, thể hiện ở khâu bố trí tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ cho khâu này.

- Việc lãnh đạo chủ động phối hợp với các ngành hữu quan về THA còn rất hạn chế, thiếu chủ động, thường xuyên, chưa tạo điều kiện cho cán bộ tham mưu thực hiện kiểm sát THA.

- Luật về THA chưa kiện toàn, vừa thiếu tính thực thi, những vướng mắc trong hoạt động THA của cơ quan THA và của hoạt động kiểm sát THA không được hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời; một số thông tư hướng dẫn mất khá nhiều thời gian trong quá trình dự thảo rồi mới được ban hành gây khó khăn cho hoạt động kiểm sát THA và hoạt động THA của chính cơ quan THA.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội pptx (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)