Kiến nghị với Nhà Nước và các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải của công ty OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 66 - 70)

Những khó khăn của ngành logistic Việt Nam cũng là nhũng khó khăn chung của bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành, do vậy các giải pháp cho ngành logistic cũng là những giải pháp chung cho các doanh nghiệp logistic nói chung và các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói riêng.

Để công nghiệp logistics VN phát triển và hội nhập với thế giới Chính Phủ và các cơ quan hữu quan cần xem xét và thực hiện các biện pháp sau đây: Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng (đường biển, đường không, bộ, sắt…). Sắp xếp lại cảng trên cơ sở dài hạn. Lập trung tâm logistics( phân

phối) tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm. Xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng. Đồng thời với các trung tâm phân phối là các hệ thống kho gom hàng. Về giao nhận vận tải hàng không, Chính phủ nên cho phép Hiệp hội thu xếp đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tư, xây dựng khu vực dành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay quốc tế như TPHCM, Hanội và Đà nẳng. Xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải…theo các qui trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực đã và đang làm như Thái lan, Singapore và Malaysia. Hiện đại hóa các kho chứa hàng và phân phối.

Thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn…), vận tải đa phương thức. Thay đổi thói quen bán FOB mua CIF làm suy yếu các công ty vận tải Việt nam, công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử. Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã hàng hóa.

Các qui định hải quan về giấy phép NVOCC và phân định rõ trách nhiệm của Đại lý khai quan, chứng từ XNK phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là các nước ASEAN, khu vực châu Á…Tin học hóa thủ tục hải quan. Trong GNVT hàng không, hải quan cần công nhận vận đơn nhà House air way bill để có thể tiến hành gom hàng vận chuyển để giúp cho qui trình thông quan nhanh.

Khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong họat động logistics. Thực hiện các phương pháp công nghệ logistics tiên tiến như qủan trị chuổi cung ứng (supply chain management- SCM) hay giao hàng đúng thời điểm (JIT), trong thiết kế luồng vận tải nhiều chặng và sắp xếp các công đọan trong dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics

Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh doanh giao nhận và logistic, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh này phát triển.

Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất giữa các bộ ban ngành liên quan đến hoạt động logistic, đảm bảo sự kiên hệ chặt chẽ và tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp logistic hoạt động.

Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics còn non trẻ ở VN. . Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải dược cập nhật, đổi mới. Hiệp hội cần sự hổ trợ ngân sách cũng như tranh thủ các nguồn tài trợ của chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ GTVT, trong công tác đào tạo nghề logistic ở Việt nam.

Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để cố những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Muốn kinh tế hội nhập, muốn tạo ra một khu vực tự do dịch vụ thì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải có đủ năng lực để cung ứng dịch vụ trong nước trước khi các doanh nghiệp nước ngoài giành mất thị phần của họ.

Ngành logistic tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế họat động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Cùng với các chính sách hổ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp logistic Việt nam cũng cần phải nổ lực hơn, chuyên nghiệp hơn để có thể cạnh tranh tốt trong thời gian sắp tới và đóng góp chung vào việc phát triển của ngành nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung. Hiệp hội hy vọng ngày càng có nhiều thành viên gia nhập đại gia đình VIFFAS để cùng chung sức, chung lòng, góp phần đưa ngành logistics Việt nam hội nhập và phát triển ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải của công ty OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế ” đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những mặt tồn tại và các phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh công ty đang đứng trước những thách thức cạnh tranh to lớn như hiện nay.

Các biện pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh mà công ty đang áp dụng đã mang lại những giá trị thực sự cho công ty. Các biện pháp này đều có ưu điểm là tính thực tiễn cao, phù hợp với khả năng và điều kiện của công ty. Trong 3 năm, từ năm 2005 đến năm 2007 hiệu quả kinh doanh tính theo các chỉ số đều có su hướng tăng nhanh và ổn định, khách hàng ngày càng biết đến OEC như một công ty đã có những uy tín và lỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ tiện lợi cho khách hàng.

Những mặt còn tồn tại trong các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty phải kể đến là các biện pháp trong tổ chức quản lý còn nhiều bất cập, chưa được phân công một cách khoa học. Các chính sách nhân sự còn chưa thực sự khuyến khích được nhân viên gắn bó với công ty và hăng say làm việc. Chính sách chăm sóc khách hàng còn chưa thực sự chu đáo, đặc biệt là đối với các khách hàng cũ.

Để khắc phục được các hạn chế trong các chính sách của công ty và tiến tới nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh giao nhận, trong thời gian tới về phía công ty lên áp dụng các biện pháp như: nâng cao chất lượng của công tác quản lý, công tác nhân sự, công tác chăm sóc khách hàng, ngoài ra nên áp dụng các giải pháp mở rộng loại hình dịch vụ…Bên cạnh đó là các giải pháp

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Các vấn đề cơ bản về logistic, NXB.Lao động xã hôi, 2004.

2. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị logistic, NXB.Lao động xã hôi, 2004.

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI (Tập 2), NXB.Thống Kê Hà Nội, 2004.

4. Phòng kế toán công ty OEC, các tài liệu về kinh doanh giao nhận vận tải và các số liệu về kết quả kinh doanh của công ty.2007

5. PGS. TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB.Thống kê, 2005.

6. Luật thương mại NCHXHCN Việt Nam năm 2005 và các văn bản luật khác có liên quan.

7. Http://www.logistic\IPSARD.htm

8. Http://www.logistic\VCCI - Đào tạo trong dịch vụ Logistic.htm 9. Http://www. logistic\ VCCI- Logistics tại Việt Nam thực trạng, cơ hội và thách thức.htm

10. Http://www.logistic\AGRO - Bài toán logistics tai Việt Nam.htm 11. Http://www.logistic\Phan tin 1.htm

TIẾNG ANH

12. David M.sailer, effective management, NewYork Institute of business administration. Copyright 2000.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải của công ty OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w