Kết quả quan sát dấu hiệu bệnh lý

Một phần của tài liệu Chất mang BC (bacterial cellulose) (Trang 35 - 38)

Mẫu bệnh phẩm có hiện tượng bẩn mình, bẩn mang, xuất hiện màu hồng đỏ trên cơ thể. Một số khác xuất hiện các vùng mềm

Trọng lượng (g/con) MD ± SD

Chiều dài (cm/con) MD ± SD

trên vỏ kitin, tạo nên các điểm nâu, đen hay trắng hoặc vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ như chân bò, chân bơi, râu, đuôi tôm phòng lên, mòn cụt, gan tụy hoại tử từng phần.

4.2.2. Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn

Bảng 4.2. Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm sinh hoá Kết quả

Chủng 1 Chủng 2

Màu sắc khuẩn lạc Vàng Xanh

Hình dạng khuẩn lạc Tròn, bóng Tròn, bóng

Nhiệt độ phát triển 370C 370C

Nhuộm Gram - -

Hình dạng vi khuẩn Que, ngắn Que, ngắn

Đặc điểm khuyếch tán Làm biến đổi màu của môi trường nuôi cấy

Không làm biến đổi môi trường nuôi cấy Lên men: Glucose

Lactose Maltose Saccharose Manitol + - + + + + + + - + Khả năng di động + +

Khả năng sinh hơi + -

Khả năng sinh Indol + +

Phản ứng trên môi trường KIA -/+ -/+

Phản ứng Methyl red - +

Phản ứng Citrate ... -

α – Naptol - -

Khả năng phát sáng - +

Khả năng sinh H2S - -

Tên vi khuẩn Vibrio alginolyticus Vibrio harvey

Qua các đợt thu mẫu tôm thẻ chân trắng bị bệnh, đã tiến hành phân lập, thử phản ứng sinh hoá đối với các chủng vi khuẩn phân lập được. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.

Dựa vào kết quả thu được trong quá trình nuôi cấy phân lập kết hợp khóa phân lập của Bergey (1957) và Nguyễn Lân Dũng (2006) đã xác định được 2 chủng vi khuẩn Vibrio harveyi, Vibrio alginolyticus từ các mẫu tôm thẻ có dấu hiệu bệnh lý. Hai chủng vi khuẩn này thuộc vi khuẩn Gram (-) (hình 4.2 và 4.3), tế bào có dạng hình que ngắn, có khả năng di động, phát triển trên môi rường thạch chọn lọc TCBS, cho khuẩn lạc có màu đặc trưng rõ rệt: Màu vàng của

V.alginolyticus (Hình 4.4), màu xanh của V.harveyi (Hình 4.5).

Hình 4.2. Vibrio alginolyticus Hình 4.3. Vibrio harveyi

Theo Bùi Quang Tề (năm 2002), các loài vi khuẩn Vibrio xuất hiện ở nhiều thủy vực mặn lợ đặc biệt trong các vùng nuôi tôm thâm canh, gây ra các bệnh chủ yếu trên tôm như: Bệnh đỏ dọc thân, bệnh ăn mòn vỏ giáp xác, bệnh mềm vỏ... Những vi khuẩn này thường đóng vai trò tác nhân cơ hội, khi tôm sốc do môi trường biến đổi, hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, kí sinh trùng. Khi sức đề kháng của động vật thuỷ sản giảm, các loài vi khuẩn vibrio này có khả

năng gây bệnh nặng, gây chết hàng loạt. Vi khuẩn Vibrio harveyi thường phân bố trong nước biển, ven bờ...gây bệnh cho giáp xác, đặc biệt ở tôm nước mặn, lợ.

Theo Đỗ Thị Hòa (2004), sự khác nhau về sự khuếch tán màu sắc trên môi trường TCBS của hai chủng vi khuẩn này do khác nhau về khả năng lên men loại đường Saccarose. Vi khuẩn V.alginolyticus có khả năng lên men đường Saccarose làm thay đổi màu sắc của môi trường từ màu xanh sang màu vàng (Hình 4.4). Trong khi đó, vi khuẩn V.harveyi không có khả năng lên men loại đường này nên không làm thay đổi màu sắc của môi trường (Hình 4.5).

Kết quả phân lập không thấy sự có mặt của các loài vi khuẩn khác, điều này cho thấy hai chủng vi khuẩn phân lập được là tác nhân chính gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của D. Lightner (1996) khi phân lập các tác nhân gây bệnh viêm ruột trên tôm sú nuôi ở Philippin, ông cũng bắt gặp các loài V.harveyi, V.alginolyticus, V. parahaemolyticus trên các mẫu bệnh phẩm.

Một phần của tài liệu Chất mang BC (bacterial cellulose) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w