MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

Một phần của tài liệu v1169 (Trang 69 - 75)

Đối với ngân hàng Công Thương Việt Nam

Thứ nhất: Quy trình thủ tục các sản phẩm tín dụng áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô khách hàng, không phân biệt quy mô khoản vay nên có những điểm chưa phù hợp với loại hình kinh tế tư nhân. Do đó ngân hàng công thương VN nên điều chỉnh thay đổi những điểm không phù hợp với loại hình này.

Thứ hai: Quy định về bảo đảm tiền vay của NHCT còn một số điểm bất cập như còn phân biệt đối xử giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh về mức cho vay không có TSBĐ tối đa, STTD quy định bắt buộc Chi nhánh thuê tư vấn định giá trong trường hợp giá quyền sử dụng đất cao hơn khung giá quy định của nhà nước (trong khi các Ngân hàng khác không thực hiện quy định này). Nên NHCT nên sửa đổi cho phù hợp hơn.

Thứ ba: Một số khoản phí của NHCT cao hơn của các ngân hàng khác (như phí chuyển tiền), một số khoản phí NHCT áp dụng nhưng các ngân hàng khác chưa áp dụng (như phí cung cấp bản sao chứng từ, phí thay đổi giá trị bảo đảm nhưng không thay đổi TSBĐ,...) phần nào ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng. NHCT nên chấn chỉnh cho phù hợp với đặc tính của loại hình này hơn.

Đối với chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hóa:

- Ngân Hàng cần thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt:

Một trong những điều quan tâm của khách hàng khi đến vay vốn ngân hàng là lãi suất, bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho họ. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hài hoà lợi ích ngân hàng và khách hàng. Đối với Kinh Tế Tư

Nhân ( KTTN) nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của họ, xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trường...

- Nên góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với kinh tế tư nhân:

Để mở rộng tín dụng, ngân hàng không nhất thiết chỉ cho loại hình KTTN vay vốn mà có thể lựa chọn xem chủ thể nào làm ăn hiệu quả, có triển vọng thì ngân hàng có thể thoả thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những chủ thể đó để cùng sản xuất, kinh doanh. Như vậy, ngân hàng không những mở rộng được tín dụng mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường từ đó tìm ra được những mặt mạnh, yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay vừa tạo ra thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn. Về phía KTTN, do có sự tư vấn, cộng tác của phía ngân hàng, doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và ngân hàng. Cách thức này là rất hiệu quả và cũng trong khả năng đầu tư, quản lý của ngân hàng vì loại hình KTTN thường có quy mô về vốn và phạm vi hoạt động không lớn.

- Về chiết khấu các chứng từ có giá:

Hình thức này có thể áp dụng với các DNVVN vì đây có thể là các doanh nghiệp nắm giữ nhiều các loại giấy tờ có giá như thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu chưa đến hạn thanh toán. Họ có thể đem những chứng từ có giá này đến ngân hàng xin chiết khấu để có thêm vốn sản xuất, kinh doanh. - Về cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tư nhân bán hàng nhưng do người mua chưa kịp thanh toán, dẫn đến làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà được ngân hàng thẩm định một cách chặt chẽ.

- Về cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Nghiệp vụ này còn mới và chưa được thực hiện rộng rãi. Trong tương lai cùng với việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, cần tăng cường hình thức cho vay nhằm mở rộng đầu tư tín dụng và nâng cao năng lực sử dụng công nghệ của NHTM đối với khách hàng.

- Linh hoạt hình thức cho vay có đảm bảo

Năng lực của loại hình KTTN thường lớn hơn so với tài sản thực có của họ. Do đó, muốn mở rộng tín dụng đồng thời tạo hướng cho loại hình, ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng hàng hoá, dịch vụ. Ngân hàng có thể giải quyết cho vay căn cứ vào tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trang của sản phẩm đó trên thị trường. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra, do vậy ngân hàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế chấp, tín chấp, bão lãnh… sao cho phù hợp.

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cho vay KTTN

Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải được chuẩn hoá, không ngừng nâng cao. Ngân hàng phải có nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho khách hàng. Mặt khác, ngân

hàng phải có các chương trình phối, kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan (ngoài ngân hàng) để thẩm định chính xác các dự án trước khi cho vay.

- Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với KTTN

Đổi mới là phải tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn, giúp khách hàng cạnh tranh lành mạnh, qua đó thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên phân loại khách hàng – doanh nghiệp theo tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi nhất định đối với các DN tư nhân vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ...

- Hoàn thiện hệ thống thông tin:

Do số lượng khách hàng KTTN lớn, việc hoàn thiện hệ thống thông tin (bao gồm cả thông tin quản lý và thông tin phục vụ khách hàng) có ý nghĩa quan trọng và là một nhiệm vụ cấp thiết.

Muốn có được các thông tin đáng tin cậy thì phải chấn chỉnh ngay từ khâu nhập dữ liệu từ Chi nhánh. Các trường số liệu về thông tin khách hàng cần đặc biệt lưu ý là đăng ký kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. Đối với các Chi nhánh đã triển khai INCAS khi nhập dữ liệu các chương trình tín dụng cần lưu ý thêm các trường về mã facility, nguồn vốn và sử dụng vốn, mã tên sản phẩm. Hội sở chính cần sớm đưa ra qui chế phối hợp cung cấp thông tin và xác định rõ thẩm quyền cũng như trách nhiệm trong việc cung cấp, quản lý thông tin.

Trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng, làm căn cứ đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất đối với mỗi khách hàng.

Đối với kinh tế tư nhân:

Việc mở rộng cho vay của Ngân Hàng đối với kinh tế tư nhân có hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào bản thân khu vực này. bởi lẽ kinh tế tư nhân có làm ăn nghiêm chỉnh và hiệu quả thì Ngân hàng mới có đủ niềm tin để cho vay.

Với đặc thù linh hoạt, dễ thích ứng các doanh nghiệp tư nhân cần phải phát huy hơn nữa năng lực sản xuất kinh doanh của mình nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn với tầm nhìn xa hơn chứ không kinh doanh bó hẹp như hiện nay.

Cần lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết sự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa.

Cần học tập cung cách quản lý chuyên nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp tư nhân cần phải liên kết với nhau thành các hiệp hội tương trợ giúp đỡ nhau về mặt quản lý, công nghệ… để cùng phát triển.

Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kế toán hiện hành của nhà nước, phải trung thực trong quan hệ với Ngân Hàng, có như thế mới tạo được lòng tin của Ngân Hàng đối với các doanh nghiệp tư nhân.

KẾT LUẬN

Trong thời buổi hội nhập kinh tế như hiện nay, các ngân hàng đang ngày càng nỗ lực mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Với sự phát triển của kinh tế tư nhân như hiện nay thi các ngân hàng ngày càng có cơ hội mở rộng hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tạo đà cho nền kinh tế phát triển.

Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa đã thực hiện theo chủ trương của đảng và nhà nước mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân. Tuy nhiên việc mở rộng cho vay vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến. Để thực hiện tốt mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân đòi hỏi ngân hàng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, khắc phục những khó khăn, phát huy hơn nữa những ưu điểm sẵn có nhằm mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tạo thế và lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trong và ngoài tỉnh.

Do trình độ và thời gian có hạn nên bài làm còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý của thầy cô và bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Giáo trình ngân hàng thương mại _trường Đại Học KTQD 2- Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính_ MISHKIN 3- Sổ tay tín dụng Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 4- Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá 2005_2006

5- Báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh 2005, 2006, 2007 NHCT_TH 6- Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số:1 Tháng 1 năm 2007 7- Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 2

8- Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 3 9- Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 4 10-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 5 11-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 6 12-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 7 13-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 8 14-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 9 15-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 10 16-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 11 17-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 12 18-Tạp chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam số: 13 19-Hệ thống các văn bản luật Ngân Hàng

20-Luật doanh nghiệp 2006 21-Luật dân sự

22-Các website Ngân Hàng

23-Quản trị Ngân Hàng Thưong Mại_ PeterS. Rose 24-Ngân Hàng thương mại _ MISH KIN

Một phần của tài liệu v1169 (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w