Huấn luyện SVM

Một phần của tài liệu ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Lê Hoàng Quỳnh SO SÁNH pdf (Trang 46 - 52)

Huấn luyện SVM thực chất là việc giải bài toán quy hoạch toàn phương SVM [11]. Các phương pháp số giải bài toán quy hoạch này yêu cầu phải lưu trữ một ma

38

trận có kích thước bằng bình phương của số lượng mẫu huấn luyện. Trong những bài toán thực tế, điều này là không khả thi vì thông thường kích thước của tập dữ liệu huấn luyện thường rất lớn (có thể lên tới hàng chục nghìn mẫu). Nhiều thuật toán khác nhau

được phát triển để giải quyết vấn đề nêu trên. Những thuật toán này dựa trên việc phân rã tập dữ liệu huấn luyện thành những nhóm dữ liệu. Điều đó có nghĩa là bài toán quy hoạch toàn phương lớn được phân rã thành các bài toán quy hoạch toàn phương với kích thước nhỏ hơn. Sau đó, những thuật toán này kiểm tra các điều kiện KKT (Karush Kuhn Tucker) để xác định phương án tối ưu .

Một trong những phương pháp tiêu biểu là thuật toán huấn luyện SVM tối ưu hóa tuần tự cực tiểu (Sequential Minimal Optimization - SMO), dựa vào lý thuyết Lagrange để giải bài toán quy hoạch toàn phương. Thuật toán này sử dụng tập dữ liệu huấn luyện (còn gọi là tập làm việc) có kích thước nhỏ nhất bao gồm hai hệ số

Lagrange.

Bài toán quy hoạch toàn phương nhỏ nhất phải gồm hai hệ số Lagrange vì các hệ

số Lagrange phải thỏa mãn ràng buộc đẳng thức (3.22). Phương pháp SMO cũng có một số heuristic cho việc chọn hai hệ số Lagrange để tối ưu hóa ở mỗi bước. Mặc dù có nhiều bài toán quy hoạch toàn phương con hơn so với các phương pháp khác, mỗi bài toán con này được giải rất nhanh dẫn đến bài toán quy hoạch toàn phương tổng thể

39

Chương 4. THC NGHIM ÁP DNG BA MÔ HÌNH HC MÁY CHO BÀI TOÁN GÁN NHÃN T LOI

TING VIT VÀ ĐÁNH GIÁ KT QU

Mặc dù trên thế giới đã có nhiều phương pháp được đề xuất cho việc giải quyết bài toán gán nhãn từ loại, nhưng vì tiếng Việt có những đặc trưng riêng phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhập nhằng nên một phương pháp cho kết quả cao ở ngôn ngữ khác chưa chắc đã đạt được kết quả tương tự với tiếng Việt. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã có

ở chương 3, khóa luận tiến hành thực nghiệm áp dụng ba mô hình học máy MEM, CRF và SVM cho bài toán gán nhãn từ loại tiếng Việt trên cùng môi trường thực nghiệm và tập đặc trưng. Từ kết quả thu được, khóa luận đưa ra một số so sánh về kết quảđạt được cũng như một số nhận xét sơ bộ vềưu nhược điểm của các phương pháp này.

4.1. Mô tả thực nghiệm 4.1.1. Phần cứng

Máy tính cá nhân Celeron R, Chip 3.06 GHz, Ram 1 GB

4.1.2. Phần mềm

Sử dụng các công cụ dưới đây để tiến hành thực nghiệm gán nhãn từ loại tiếng Việt:

 Thực nghiệm gán nhãn từ loại tiếng việt sử dụng mô hình MEM bằng hệ

thống tích hợp mô hình tách từ và gán nhãn từ loại tiếng Việt được xây dựng bởi tác giả Trần Thị Oanh, phòng thí nghiệm các hệ tích hợp thông minh, trường đại học Công nghệ, đại học Quốc gia Hà nội, năm 2008 [4].

 Thực nghiệm gán nhãn từ loại tiếng việt sử dụng mô hình CRF bằng công cụ

CRF++ xây dựng bởi tác giả người Nhật Taku Kudo [24]. Công cụ được viết bằng C++, bản cập nhật mới nhất ngày 06 tháng 05 năm 2009.

 Thực nghiệm gán nhãn từ loại tiếng việt sử dụng mô hình SVM dựa trên công cụ SVMmulticlass. Đây là một công cụ phát triển từ công cụ SVMlight, được xây dựng bởi tác giả Thorsten Joachims [22] (Department of Computer Science, Cornell University). Bản cập nhật mới nhất là version 2.20 ngày 14 tháng 8 năm 2008.

40

 Khóa luận đã xây dựng các công cụ trợ giúp bằng ngôn ngữ C++ và Delphi

để hỗ trợ thực nghiệm, bao gồm:

o Chuẩn hóa dữ liệu theo định dạng phù hợp

o Mã hóa dữ liệu theo yêu cầu của hệ thống gán nhãn

o Áp dụng đặc trưng chuẩn hóa biểu thức chính quy

o Xây dựng từđiển để hỗ trợ trích chọn đặc trưng

o Trích chọn đặc trưng về thông tin từ vựng và thông tin nhãn từ loại

o Đánh giá độ chính xác của kết quả

4.1.3. Dữ liệu thực nghiệm và tập nhãn từ loại

Để áp dụng thực nghiệm ba phương pháp học máy MEM, CRF và SVM, khóa luận sử dụng hai bộ dữ liệu riêng biệt được gán nhãn với hai tập nhãn khác nhau cho huấn luyện và kiểm thử nhằm tăng tính khách quan cho kết quả đạt được. Hai bộ dữ

liệu đều được thu thập từ các báo điện tử có uy tín ở Việt Nam và bao gồm nhiều văn bản thuộc các chủ đề khác nhau như: Công nghệ thông tin, Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Pháp luật, Đời sống … Trong nội dung của khóa luận, dữ liệu đã được qua bước tiền xử lý, tức là đã được tách từ, quy chuẩn theo đúng định dạng cần thiết và đã được gán nhãn sẵn để phục vụ cho quá trình học có giám sát cũng như kiểm thử. Các nhãn sẽ được xác định bằng cách viết hoa và đi liền (cách một dấu cách) hoặc phân cách với từ

mà nó xác định bằng dấu “/” hay “//”, quy tắc ký hiệu này có thể thay đổi một cách dễ

dàng tuy thuộc vào yêu cầu sử dụng dữ liệu.

 Bộ dữ liệu thứ nhất (bộ dữ liệu Viet TreeBank): Đây là sản phẩm của dự án quốc gia VLSP, gồm 142 văn bản, tương ứng với khoảng hơn 10.000 câu và khoảng 230.000 từ. Bộ dữ liệu này được gán nhãn từ loại bằng tập nhãn từ loại VTB (Viet Tree Bank) gồm 16 nhãn từ loại, 1 nhãn cho từ không gán nhãn được và 1 nhãn cho ký hiệu đặc biệt.

41

Bảng 5. Tập nhãn từ loại Viet Tree Bank cho tiếng Việt

STT Tên nhãn Ý nghĩa của nhãn 1 N Danh từ 2 Np Danh từ riêng 3 Nc Danh từ chỉ loại 4 Nu Danh từđơn vị 5 V Động từ 6 A Tính từ 7 P Đại từ 8 L Định từ 2 9 M Số từ 10 R Phó từ 11 E Giới từ 3 (kết từ chính phụ) 12 C Liên kết từ (kết từđẳng lập) 13 I Thán từ 14 T Trợ từ, tình thái từ (tiểu từ) 4

15 B Từ tiếng nước ngoài (hay từ vay mượn) 16 Y Từ viết tắt

17 X Các từ không phân loại được

18++ Ký hiệu Các ký hiệu đặc biệt khác (?, /, #, $ …) Một câu ví dụở bộ dữ liệu thứ nhất:

Một/M buổi/N trưa/N đang/R ngồi/V chờ/V khách/N ở/E bến/N

Đinh_Bộ_Lĩnh/Np,/, tôi/P thấy/V một/M đồng_nghiệp/N già/A móc/V trong/E bao/N

nilông/N ra/V một/M quyển/Nc giáo_trình/N đại_học/N môn/N Triết_học/N Mác/Np - /- Lênin/Np./.

 Bộ dữ liệu thứ hai được xây dựng bởi nhóm tác giả Trần Thị Oanh, gồm 780 văn bản, tương ứng với khoảng 8000 câu và khoảng 150.000 từ. Bộ dữ liệu này được

42

gán nhãn từ loại bằng tập nhãn VnPOS gồm 13 nhãn từ loại, 1 nhãn cho các từ không thể gán nhãn và các nhãn ký hiệu đặc biệt. Bảng 6. Tập nhãn từ loại VnPOS cho tiếng Việt STT Tên nhãn Ý nghĩa của nhãn 1 NN Danh từ thường 2 NC Danh từ chỉ loại 3 NP Danh từ riêng 4 VB Động từ 5 JJ Tính từ 6 PP Đại từ 7 D Định từ và số từ 8 AD Phụ từ 9 IN Giới từ 10 CC Liên từ 11 UH Thán từ 12 RB Trợ từ 13 TN Thành ngữ 14 X Các từ không thể gán nhãn được 15++ Ký hiệu Các ký hiệu đặc biệt khác (#, ^, &, …) Một câu ví dụở bộ dữ liệu thứ hai:

Tờ//NC Wall_Street_Journal//NP ghi//VB lời//NC phát_biểu//VB của//IN

Tổng_Giám_đốc//NN kiêm//VB Giám_đốc_điều_hành//NN Mazda//NP,//,

Hisakazu_Imaki//NP ://: Chúng_tôi//PP sẽ//AD đảm_nhiệm//VB vai_trò//NN

phát_triển//VB nền_tảng//NN kiến_trúc//NN cho//IN các//D thế_hệ//NN xe//NN

Ford//NP hạng//NC nhỏ//JJ trong//IN tương_lai//NN.//.

Nhìn chung cả hai tập nhãn đều mới được xây dựng ở mức thô, nhưng tạm thời trong các yêu cầu trước mắt thì số lượng nhãn là đủđáp ứng yêu cầu thực nghiệm để

43

đối chiếu, so sánh kết quả đạt được khi sử dụng các mô hình học máy khác nhau cho bài toán gán nhãn từ loại.

4.2. Mô tả tập đặc trưng dựa trên mức từ và mức hình vị

Lựa chọn các thuộc tính từ tập dữ liệu huấn luyện là nhiệm vụ quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định chất lượng của một hệ thống gán nhãn từ loại. Các thuộc tính

được lựa chọn càng tinh tế thì độ chính xác của hệ thống càng tăng. Tập các đặc trưng sử dụng trong thực nghiệm của khoá luận này được xây dựng như sau:

 Tiếp thu một số đặc trưng tiêu biểu và thông dụng thường được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới (như tiếng Anh [15], tiếng Thái [12], tiếng Trung Quốc [20], …)

 Bố sung thêm một số đặc trưng có khả năng là hữu ích, phù hợp với đặc điểm riêng của tiếng Việt đã được đề xuất trong một vài nghiên cứu trước đây ([4]). Với cách xây dựng như trên, tập đặc trưng được sử dụng trong thực nghiệm của khoá luân bao gồm các đặc trưng sau:

Một phần của tài liệu ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Lê Hoàng Quỳnh SO SÁNH pdf (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)