Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các khoản cho vay

Một phần của tài liệu u1027 (Trang 70 - 71)

Quản lý tín dụng là công tác quan trọng trong quy trình cho vay. Quản lý tín dụng tốt là điều kiện đủ để có các khoản tín dụng an toàn. Công tác này gồm kiểm tra, kiểm soát khoản vay, xử lý những phát sinh và thu hồi nợ. Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng cần theo dõi tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Ở nước ta hiện nay, việc cung cấp các thông tin về kế toán tài chính từ phía doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế, không đầy đủ, cập nhật, và thậm chí không đáng tin cậy thì việc theo dõi kiểm soát khách hàng không chỉ thực hiện qua việc xem xét các báo cáo tài chính là đủ, mà phải trực tiếp bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Cán bộ tín dụng cần có những đợt kiểm tra định kỳ đến cơ sở và cả những đợt kiểm tra bất thường. Trong mỗi đợt kiểm tra cán bộ cần tận dụng triệt để thời gian tiếp xúc ở đơn vị đảm bảo xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến đặc tính của khoản cho vay. Theo đó, cán bộ tín dụng cần :

+ Đánh giá tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với vốn vay của ngân hàng thông qua gặp gỡ, trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề liên quan đến khoản vay và khả năng nghĩa vụ hoàn trả nợ.

+ Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành) để đảm bảo khách hàng có thể thực hiện được lịch trả nợ.

+ Đánh giá lại dự án vay vốn trong thực tế, so sánh sự khác biệt giữa dự án và thực tế ở các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó tìm hiểu xu hướng phát triển để có những nhận định đúng về dự án, đặt cơ sở để xử lý các phát sinh nếu có sau này.

+ Đánh giá lại tài sản bảo đảm về giá trị và tình trạng, xem xét giá trị đó có còn đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không. Ngân hàng luôn cần có sự diều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng với tài sản đảm bảo, hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải bổ xung tài sản đảm bảo. Ngân hàng cũng cần theo dõi quyền lợi hợp pháp của mình đối với tài sản đảm bảo để chắc chắn về một nguồn thu hồi nợ khi khách hàng không trả được nợ.

+ Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính cùa doanh nghiệp, cơ cấu vốn, tình hình phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp,...

Một phần của tài liệu u1027 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w