Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu td922 (Trang 29)

Năm 2006-2007 kinh tế xã hội cả nước tiếp tục đạt được những thành tựu nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và đối ngoại. Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và triền vọng phát triển nhưng bên cạnh đó là những thách

thức khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt. Trước tình hình ấy, Ngành Ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh tiến trình cải cách, đổi mới chuẩn bị những điều kiện cần thiết để cổ phần hoá và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ tồn đọng đang được cải thiện đáng kể, hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã được triển khai, mở rộng. Với sự cải cách, đổi mới của Ngành ngân hàng nói chung và của Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng, trong những năm gần đây Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương việt Nam đã đạt những kết quả khả quan trên tất cả các mặt hoạt động.

Hoạt động huy động vốn

Nhìn chung tác huy động vốn trong năm gần đây của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng, các ngân hàng khác liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất của NHCT luôn thấp hơn, hơn nữa các ngân hàng khác còn đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, thực hiện các thức khuyến mãi hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, SGD I - NHCT Việt Nam cũng đã có sự chủ động trong việc triển khai các biện pháp nhằm thu hút vốn như: Áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VND và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; Mở rộng đối tượng huy động vốn là các TCTD phi ngân hàng; Các TCKT khác; các Quỹ công đoàn … Triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mãi, chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị ngân hàng … Nhờ đó, Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam đã duy trì được nguồn vốn ổn định, tiếp tục giữ vững là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong hệ thống NHCT việt Nam, đáp ứng đủ vốn cho thanh toán và đầu tư phát triển của mọi đối tượng khách hàng.

Kết quả hoạt động huy động vốn của SGDI trong giai đoạn 2005-2007 được thể hiện qua Bảng số liệu 2.1.

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch 1 NHCT VN giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2005 Thực hiện 31/12/2006 Kế hoạch năm 2007 Thực hiện 31/12/2007 So 31/12/2006 So kế hoạch năm 2007 Số tiền Tỷ trọng I. Tỏng nguồn vốn huy động 16.071 17.448 17.600 16.718 100% -730(96%) đạt 95% Theo loại tiền VND 13.709 14.953 14.800 14.270 85,4% -683(95%) đạt 96,4%

Ngoại tệ quy đổi VND 2.362 2.495 2.800 2.448 14,6% -47(98%) đạt 87,4%

Theo đói Tiền gửi DN 10390 9.859 12.735 76,2% +2876(129%) TG dân cư (TK+Kỳ phiếu+Trái phiếu) 3.908 3.990 3.412 20,4% -578(85,5%) TG TCTD 930 1.635 400 2,4% -1235(24%) TGTC khác 721 1.964 171 1% -1793(8,7%)

Hoạt động cho vay,đầu tư

Nhìn chung trong những năm qua công tác cho vay được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty, Công ty Liên doanh, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Khu vực kinh tế tư nhân, Cho vay tiêu dùng …Nhờ đó hoạt động cho vay tăng cao hơn so với năm 2006 và 2005. Bên cạnh đó, nhờ làm tốt thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể,nợ quá hạn đến 31/12/2007 bằng 0 – đó là chỉ số đáng mơ ước của tất cả các ngân hàng; Hoạt động Thu hồi nợ đọng cũng được Sở giao dịch I đẩy mạnh, trong năm 2006 đã thu được 1,2 tỷ đồng và trong năm 2007 cũng đã thu được 1,5 tỷ đồng từ các năm trước.

Kết quả hoạt động cho vay và đầu tư của SGD1 trong giai đoạn 2005- 2007 được thể hiện qua Bảng số liệu 2.2.

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay và đầu tư của Sở giao dịch I - NHCTVN giai đoạn 2005 -2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2005 Thực hiện 31/12/2006 Kế hoạch năm 2007 Thực hiện 31/12/2007 So 31/12/2006 So kế hoạch năm 2007 Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay đầu tư 3.940 4.499 4.980 4.359 -140(97%) đạt 87,5%

1. Dư nợ cho vay 2.788 2.777 3.200 3.101 100% +324(111,7%) đạt 97%

- Dư nợ ngắn hạn 987 896 1.008 32,5% +112(112,5%)

- Dư nợ trung và dài hạn 1.801 1.881 2.093 67,5% +212(111,2%)

- Dư nợ VND 1.889 1.906 2.100 1.958 63% +52(127%) đạt 93,2%

- Dư nợ ngoại tệ quy VND 899 871 1.100 1.143 37% +272(131,2%) vượt 3,9%

- Dư nợ doanh nghiệp NN 2.066 2.081 Tối đa 75% 2.341 75,5% +260(112,5%)

- Dư nợ ngoài quốc doanh 722 695 760 24,5% +65(109,3%)

- Dư nợ không có tài sản đảm bảo 1.722 Tối đa 60% 1.890 +61% +168(109,8%)

- Dư nợ có tài sản đảm bảo 1.055 1.211 +39% +156(114,8%)

2. Nợ quá hạn 7.2 1,5 6,0 0

2.2. Thực trạng Cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam

2.2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động Cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam tương đối đầy đủ

* Bộ luật dân sự số 33/2005/QH ngày 14/06/2005, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài.

* Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004.

* Công văn số 34/CV-NHNN 1 và 49/CV-NHNN 1 ngày 07/01/2000 và 13/01/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác và văn bản đính chính.

* Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo.Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

* Quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN ngày 01/07/2002 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc thực hiện chuyển nợ quá hạn các khoản nợ vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng.

* Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 22/04/2004 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Căn cứ vào Luật đất đai ,Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai và các văn bản sửa đổi bổ sung.

* Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

* Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều cuả Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005.

* Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam được Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định số 1325/2005/QĐ-NHNN ngày 28/12/2002.

* Công văn số 1192/CV-NHCT 5 ngày 26/04/2001 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác.

* Quy định về cho vay tiêu dùng ban hành theo quyết định số 066/QĐ- HĐQT-NHCT 19 ngày 03/04/2006 của Hội đồng Quản trị NHCTVN.

* Căn cứ vào các văn bản và các tài liệu khác có liên quan.

2.2.2. Đối tượng Cho vay tiêu dùng tập trung chủ yếu vào Cán bộ công nhân viên

Là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch,có đủ sức khoẻ, độ minh mẫn. Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc chứng bệnh tâm thần. Trong đó, thông thường các khoản CVTD đối với cá nhân phải có tài sản đảm bảo mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị của món vay. Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có đảm bảo bằng tài sản thì các cá nhân phải là: Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang; Cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của Nhà nước; Các cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên.

2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng rà rườm rà, phức tạp

Quy trình cho vay tiêu dùng gồm có 14 bước, được khái quát bằng sơ đồ 2.2.

2.2.4. Các Sản phẩm Cho vay tiêu dùng được áp dụng tại Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam khá đa dạng

Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ tín dụng phát triển rất mạnh mẽ của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, hình thức này mới bắt đầu nở rộ tại Việt Nam trong vài năm gần đây, khi mà nền kinh tế của ta đang trên đường tăng trưởng mạnh, nhu cầu của người dân ngày càng cao.

Hiện nay tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam đang thực hiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng cụ thể là:

* Cho vay mua nhà,đất, xây dựng và sửa chữa nhà ở.

- Cho vay mua nhà,đất ở thuộc dự án. - Cho vay mua nhà, đất ở khác.

- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở.

* Cho vay mua xe ôtô và động sản khác.

- Cho vay mua xe ôtô / bất động sản mới.

- Cho vay mua xe ôtô / bất động sản đã qua sử dụng.

* Cho vay hỗ trợ du học.

- Cho vay hỗ trợ chi phí du học - Cho vay chứng minh tài chính.

* Cho vay mua sắm tài sản khác

Trong đó, tập trung chủ yếu vào sản phẩm: “Cho vay mua sắm tài sản khác”. Đối tượng được vay các khoản này chủ yếu là CBCNV, những người có thu nhập cao và trung bình. Họ cần mua sắm những tài sản phục vụ cho đời sống của họ như: Đồ điện gia dụng, vât dụng gia đình…Do nhiều lý do mà họ trở thành khách hàng vay tiêu dùng của Ngân hàng như: Tài chính còn hạn chế hay họ muốn mua sắm ngay khi chưa đến kỳ nhận lương thưởng…

Sơ đồ 2.2: Quy trình Cho vay tiêu dùng

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn. + Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.

+ Điều tra, thu thập, tổng hợp thong tin về khách hàng và phuơng án vay vốn.

+Kiểm tra, xác minh thông tin.

+Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Xác định hình thức cho vay.

Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay.

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay,soạn thảo hợp đồng tín dụng,hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình duyêth cho vay.

Bước 6: Tái thẩm định khoản vay.

Bước 7: Trình duyệt khoản vay.

Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ TSBĐ.

Bước 9: Giải ngân .

Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay.

Bước 11: Thu nợ lãi và gốc; Xử lý những phát sinh nếu có.

Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bước 13: Giải sản ngân tài sản bảo đảm.

Bước 14: Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn.

2.2.5. Cơ cấu Cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam

* Cơ cấu Cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng nghiêng về ngắn hạn

Nhìn vào Bảng số liệu 2.3 và Biểu đồ 2.1: “ Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng” ta thấy rằng: Hầu hết các khoản CVTD của SGD1 là các khoản cho vay ngắn hạn. Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng qua các năm, cụ thể là:

Năm 2005, Dư nợ CVTD ngắn hạn đạt 26,6 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 70% trong Tổng CVTD; Năm 2006, Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng 24 % so với năm 2005, đạt 32,9 tỷ đồng và chiếm 73 % trong tổng CVTD. Đến năm 2007, tỷ trọng của Dư nợ CVTD ngắn hạn đã chiếm 80 % trong tổng CVTD, đạt 54,4 tỷ VND tương ứng với mức tăng là 65 % so với năm 2006.

Dư nợ CVTD trung và dài hạn tuy có tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD tại đơn vị giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm mặc dù mức tăng này là không cao.

Năm 2005, Dư nợ CVTD trung và dài hạn đạt 11,4 tỷ VND chiếm 30 % trong tổng dư nợ CVTD của SGDI. Sang năm 2006, tỷ trọng này giảm xuống còn 27 % trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó đạt 12,1 tỷ VND, tăng 700 triệu VND so với năm 2005. Đến năm 2007, tỷ trọng này giảm chỉ còn 20 % ttrong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng thêm 1,5 tỷ đồng so với năm 2006, đưa mức dư nợ CVTD trong năm 2007 của SGD I đạt mức 13,6 tỷ VND.

Cơ cấu CVTD theo thời hạn của SGD I theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Điều này giúp cho SGD1 vừa đảm bảo thu nhập của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn thanh khoản và không bị ứ đọng vốn.

Bảng 2.3. Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng. Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền 2006/2005 Số tiền 2007/2006 (%) (%) Tổng dư nợ CVTD 38 45 118 68 151 1.Dư nợ CVTD ngắn hạn 26.6 32.9 124 54.4 165 Tỷ trọng (%) 70 73 80

2.Dư nợ CVTD trung và dài hạn 11.4 12.1 106 13.6 112

Tỷ trọng (%) 30 27 20

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng Khách hàng cá nhân, SGD1- NHCT giai đoạn 2005-2007).

Biểu 2.1. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng

Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo của SGD I tăng qua các năm và tỷ trọng CVTD không có tài sản đảm bảo giảm đi tương ứng, tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì cả hai loại hình CVTD này vẫn tăng cao qua các năm.

CVTD có tài sản đảm bảo

Năm 2005, Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo tại SGD1 đạt 20,9 tỷ VND chiếm 55 % trong tổng dư nợ CVTD, đến năm 2006 đã đạt 25,7 tỷ VND ( tăng lên 23 % so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 57 % trong tổng dư nợ CVTD và năm 2007 đạt 40,8 tỷ VND ( tăng 59 % so với năm 2006), chiếm tỷ trọng 60 % trong tổng dư nợ CVTD.

CVTD không có tài sản đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy tỷ trọng dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ CVTD giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm. Chẳng hạn: Năm 2005, Dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo tại SGD1 đạt 17,1 tỷ VND chiếm tỷ trọng 45 % tổng Dư nợ CVTD tại đơn vị. Sang năm

Một phần của tài liệu td922 (Trang 29)