III- NGUYÊN NHÂN
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
I.ĐỊNH HƯỚNG CHUNG I.1 Thị trường nội địa
Tập chung tổ chức tốt thị trường và các kênh lưu thông hợp lý, hướng mọi hoạt động thương mại theo Luật Thương Mại phối hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ thông qua hệ thống chính sách đồng bộ của nhà nước để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng cho dân. Có chính sách, cơ chế mạnh dạn để bảo hộ có điều kiện cho sản xuất trong nước. Đối với sản xuất công nghiệp được bảo hộ một phần đầu vào trên cơ sở chất lượng và giá cả Quốc tế, bảo hộ giá TTSP hàng hoá cho nông dân và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, ngăn chặn triệt để nhập lậu.
Tổ chức tốt thu mua sản phẩm hàng hoá của các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp đặc biệt là hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và XK, trực tiếp góp phần kích cầu thông qua tăng quỹ mua và mua cho dân cư. Kích thích nông nghiệp và thị trường nông thôn phát triển kể cả nghề phụ. Đề nghị nhà nước có chính sách bán hàng trả góp trả chậm chủ yếu và trước hết đối với các máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá sản xuất trong nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ với các ngành thu nợ để nông dân bán được nông sản vào thời điểm và giá cả thích hợp, không để tư thương ép giá. Khuyến khích các cơ sở chế biến công ty kinh doanh cùng với người sản xuất lập quỹ bảo hiểm thiên tai đối với những cây chủ lực. Kết hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…trên nguyên tắc gắn kế hoạch với thị trường chủ động điều hành các kế hoạch sản xuất
Lưu thông đảm bảo hoạt động có hiệu quả ngay từ đầu năm kế hoạch.Cải tiến nội dung và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động thương mại. Tăng cường chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động thương mại trên thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo, nhất là trong các khâu thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư tại chỗ cho nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh tế hàng hoá nông thôn miền núi phát triển nhanh.
Tiếp tục sắp xếp lại DNNN và thực hiện cổ phần hoá trong toàn ngành và trực thuộc bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Hướng mạnh vào việc đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất hang hoá,nhất là trong lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm với cơ cấu chủng loại phong phú, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Lấy biện pháp kinh tế là chủ yếu có kết hợp với biện pháp hành chính để thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả và những hành vi vi phạm Luật Thương Mại. Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng việc dán tem hàng nhập khẩu để tạo thêm điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển thuận lợi
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thương mại thông qua việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản về cơ chế quản lý, chính sách biện pháp điều hành hoạt động thương mại, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn theo đúng pháp luật, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của các cơ sở thương mại
I.2.Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tạo diều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu, căn cứ nghị định 57/1998 NĐ- CP của Chính Phủ và thông tư 18/1998 TT-BTM ngày 2/8/1998 của bộ thương mại thì mọi thương nhân đều được trực tiếp kinh doanh XNK.
Có thể xem xét lại quyền kinh doanh xuất khẩu của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại quýêt định số 0321/1998/QD-BTM của Bộ thương mại để mở rộng thêm phạm vi kinh doanh cho họ, đặc biệt là cao su, sản phẩm gỗ, kể cả cà phê và thuỷ hải sản.
Về tài chính tín dụng: theo dõi sát việc thi hành thuế thu nhập DN để bảo đảm những biện pháp khuyến khích về thuế lợi tức như miễn thu thuế bổ sung sẽ được tiếp tục duy trì khi áp dụng thuế thu nhập DN. Theo dõi sát việc thi hành thuế VAT để kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh. Giải quyết vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Việt Nam của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là những DN có tham gia xuất khẩu. Cụ thể hoá những biện pháp về chế độ thuế và tín dụng cho từng mặt hàng cụ thể.
Về hỗ trợ tài chính đối với một số mặt hàng xuất khẩu khó khăn bộ đã đề nghị Chính Phủ chỉ đạo ngành tài chính và ngân hàng cho hưởng chế độ vay với lãi xuất tiền lãi. Để mở rộng thị trường hàng của Việt Nam đã xuất sang rất nhiều thị trường trên thế giới:
ASEAN, EU, Mỹ, SNG, Đông Âu, và một số nước Châu Phi. Hiện nay Việt Nam đang cố gắng đàm phán với Mỹ để ký hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ và Mỹ dành cho Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc. Khi đó hàng Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ chỉ phải chịu thuế suất như hàng của các nước khác xuất khẩu vào Mỹ. Thị trường Mỹ tương lai sẽ là thị trường đầy hứa hẹn của các DN Việt Nam.