Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của quan hệ

Một phần của tài liệu Qúa trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga (Trang 39 - 44)

1.21.2

1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của . Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của . Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của . Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của quan hệ t

quan hệ t quan hệ t

quan hệ th−ơng mại quốc tế h−ơng mại quốc tế h−ơng mại quốc tế h−ơng mại quốc tế

Ngày nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đ−ợc diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ đ; và đang lôi cuốn các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia trong chiến l−ợc phát triển của mình phải chú trọng đến phát triển quan hệ kinh tế, th−ơng mại quốc tế và tham gia vào hệ thống phân công lao động trên phạm vi toàn cầu.

* Toàn cầu hoá và khu vực hoá về cơ bản thống nhất với nhau, tuy chúng là những phạm trù khác nhau. Có thể coi khu vực hoá là bộ phận của quá trình toàn cầu hoá, hay là quá trình toàn cầu hoá từng bộ phận và theo khu vực địa lý. “Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình hình thành và phát triển quan hệ kinh tế giữa các n−ớc với nhau theo h−ớng mở rộng ra phạm vi toàn cầu trên cơ sở khoa học - kỹ thuật, lực l−ợng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tính chất x; hội hóa sản xuất ngày càng gia tăng với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng” [39.tr12]. Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá gồm:

- Sự gia tăng của các luồng giao l−u quốc tế về th−ơng mại, đầu t−, vốn, công nghệ, dịch vụ, nhân công..., trong đó th−ơng mại quốc tế là th−ớc đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hoá, khu vực hoá và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

- Sự hình thành và phát triển các thị tr−ờng thống nhất trên phạm vi toàn cầu và các khu vực, đồng thời với sự hình thành và tăng c−ờng các định chế và cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế theo h−ớng thuận lợi hoá các hoạt động tự do hơn.

- Sự gia tăng số l−ợng và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là hình thành ngày càng nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ.

Nh− vậy, toàn cầu hoá và khu vực hoá làm tăng các thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp, vì mở cửa thị tr−ờng sẽ làm giảm, thậm chí loại

phạm vi cạnh tranh đ−ợc mở rộng với mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn, hàng hoá và dịch vụ cùng chủng loại của các quốc gia khác nhau có cơ hội nh− nhau trong việc thâm nhập vào thị tr−ờng mới. Chính điều này vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp của các quốc gia tham gia vào th−ơng mại quốc tế.

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đ; tác động mạnh mẽ đến quan hệ th−ơng mại quốc tế thông qua một số nhân tố cơ bản sau đây:

- Sự xuất hiện và tồn tại của những c−ờng quốc kinh tế vừa là đầu tầu, vừa giữ vai trò chi phối các quan hệ th−ơng mại quốc tế đ; ảnh h−ởng đến tiến trình phát triển quan hệ th−ơng mại quốc tế của mỗi quốc gia. Thông qua các tổ chức quốc tế, nh− Tổ chức Th−ơng mại Thế giới các n−ớc lớn th−ờng áp đặt chính sách th−ơng mại của mình cho phần còn lại của thế giới.

- Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và th−ơng mại toàn cầu khi b−ớc vào thế kỷ XXI, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế dựa trên tri thức đ; thúc đẩy sự chuyển giao chất xám, công nghệ, buộc các quốc gia phải nhanh chóng phát triển th−ơng mại quốc tế để tiến kịp với trào l−u của thế giới. Tri thức đang và sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng bậc nhất trong các nhân tố thuộc về sản xuất, có tác dụng thúc đẩy đổi mới các nhân tố sản xuất khác. Điều đó đồng nghĩa với nguồn tài nguyên lao động và t− bản hữu hình ở thời đại kinh tế công nghiệp đang bị nguồn tài nguyên tri thức thay thế vai trò chủ đạo. Sản phẩm hàng hoá của nền kinh tế tri thức sẽ là của các ngành sản xuất có hàm l−ợng tri thức và công nghệ cao. Do vậy, sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế dựa trên tri thức sẽ làm thay đổi nhanh và căn bản cơ cấu hàng hoá tham gia vào th−ơng mại quốc tế giữa các quốc gia, khiến cho quan hệ giữa các quốc gia nói chung và quan hệ th−ơng mại quốc tế nói riêng thực sự b−ớc sang trang mới, kỷ nguyên mới, đó là sự xác lập tác động, phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau ngày càng chặt chẽ hơn.

- Trong quá trình phát triển th−ơng mại quốc tế đ; hình thành các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ buôn bán quốc tế, nh− nguyên tắc đối xử tối

huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc cùng đ−a ra cam kết. Đây cũng là các nguyên tắc cơ bản trong khuôn khổ WTO, các luật lệ của WTO dựa trên nguyên tắc t−ơng hỗ, có đi có lại, yêu cầu các cam kết nhân nh−ợng giữa các quốc gia phải giống nhau. Nói cách khác, mỗi thành viên phải chấp nhận để các thành viên khác “mang lại lợi ích cho họ” d−ới hình thức tự do hoá th−ơng mại. Trong quá trình phát triển th−ơng mại quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc trên để lựa chọn “sân chơi” phù hợp cho mình.

- Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, môi tr−ờng kinh doanh quốc tế còn có những đặc điểm ảnh h−ởng đến quan hệ th−ơng mại giữa các quốc gia, đó là: Sự đảo lộn của hệ thống tiền tệ quốc tế và sự dao động của đồng Đô la Mỹ; Sự ra đời của những đồng tiền chung; Sự ra đời và phát triển của một số thị tr−ờng mới có quy mô to lớn nh− Trung Quốc, Đông Nam á, Đông Âu, EU; Xu h−ớng t− nhân hoá diễn ra trong hầu hết các n−ớc phát triển theo nền kinh tế thị tr−ờng; Sự phát triển mang tính chất bùng nổ của công nghệ thông tin, ph−ơng tiện truyền thông và giao dịch quốc tế. Công nghệ thông tin đ; và đang đ−ợc ứng dụng rộng r;i trong mọi lĩnh vực của đời sống x; hội; Th−ơng mại hàng hoá của thế giới đ; tăng tr−ởng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng tr−ởng của sản xuất thế giới.

* Hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình chủ động gắn nền kinh tế và thị tr−ờng của từng quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc thực thi chính sách mở cửa nền kinh tế và tự do hoá trên các cấp độ đơn ph−ơng, song ph−ơng và đa ph−ơng. Quá trình này khiến cho nền kinh tế mỗi quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế khác, nền kinh tế thế giới phát triển tạo ra một thị tr−ờng chung thống nhất trong đó những cản trở đối với quan hệ và hợp tác quốc tế bị giảm dần và loại bỏ, cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ trở nên gay gắt hơn, vì hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là tham gia vào cạnh tranh cả ở trong và ngoài n−ớc. Bắt nhịp với sự phát triển chung, nhiều quốc gia đ; nỗ lực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng

Để hội nhập có hiệu quả các quốc gia phải có những cải cách kịp thời trong n−ớc thích ứng với những biến động của môi tr−ờng bên ngoài. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp nhằm góp phần phát triển kinh tế, củng cố an ninh chính trị, độc lập kinh tế và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các quan hệ tuỳ thuộc, đan xen, đa chiều, ở nhiều tầng nấc với các quốc gia khác.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến nhiều mặt, nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt đến quan hệ th−ơng mại quốc tế của các quốc gia, vì tự do hoá th−ơng mại là một trong những nội dung quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế tự do hoá th−ơng mại với sự dỡ bỏ dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản hiện tại đối với th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ, trong một số tr−ờng hợp cả với đầu t−, đ; tác động đáng kể đến quy mô và chất l−ợng của quan hệ th−ơng mại quốc tế. Những tác động quan trọng nhất của tự do hoá th−ơng mại thể hiện trên một số khía cạnh kinh tế và x; hội nh−: tác động đến tiêu dùng, đến sản xuất, đến ngân sách, đến việc làm và tác động đến cả cán cân thanh toán của các quốc gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến th−ơng mại của mỗi quốc gia theo hai h−ớng chủ yếu là thúc đẩy mậu dịch và chuyển h−ớng mậu dịch. Khi hội nhập khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia, nhất là quốc gia nhỏ bé có cơ hội tiếp cận đ−ợc với các thị tr−ờng lớn bên ngoài quốc gia, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị tr−ờng lớn và đặc biệt là cơ cơ hội cọ xát và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đây vừa là cơ hội nh−ng cũng là thách thức. Khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đ−ợc b;i bỏ dần cũng là quá trình gia tăng trong khối l−ợng trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Th−ơng mại phát triển đến l−ợt nó sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất khu vực hiệu quả hơn, hàng hoá sản xuất ra sẽ có khả năng cạnh tranh hơn trên thị tr−ờng thế giới.

Khi hai quốc gia tiến hành hội nhập cũng có nghĩa là cùng tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế hay gia nhập các khối liên kết kinh tế, khu vực mậu dịch

tự do…, điều đó sẽ tạo nên môi tr−ờng thuận lợi hơn để phát triển th−ơng mại quốc tế cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp tr−ớc sức ép cạnh tranh cả trên thị tr−ờng nội địa cũng nh− thị tr−ờng ngoài n−ớc.

Các quốc gia đều phải tiến hành điều chỉnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực kinh tế, x; hội và quan hệ kinh tế quốc tế theo h−ớng tự do hoá và mở cửa nhiều hơn khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Thách thức này đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị tr−ờng là rất lớn. Qúa trình điều chỉnh này đ−ợc thực hiện trên các mặt nh−: Cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến chính sách kinh tế, th−ơng mại, đầu t−, các thủ tục hành chính, pháp lý, chính sách x; hội để đảm bảo thực hiện đ−ợc cam kết quốc tế và hội nhập hiệu quả. Những điều chỉnh này là những cải cách quan trọng đòi hỏi thời gian và chi phí lớn, thậm chí cái giá phải trả có thể rất lớn nếu nh− sự lựa chọn các chính sách, biện pháp và b−ớc đi không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có cơ hội phát triển quan hệ th−ơng mại quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, tuy nhiên, việc tận dụng thời cơ, vận hội mới của mỗi quốc gia để phát triển th−ơng mại còn phụ thuộc vào những nhân tố mang tính chủ quan nh−:

- Nhận thức về vai trò, vị trí và quyết định theo đuổi chiến l−ợc phát triển quan hệ th−ơng mại quốc tế của Nhà n−ớc là nhân tố quan trọng nhất. Sự lựa chọn chiến l−ợc thay thế nhập khẩu hay định h−ớng xuất khẩu phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng dự đoán cung cầu, xu h−ớng và tình hình thế giới để quyết định lộ trình phù hợp.

- Mức độ mở của nền kinh tế cũng nh− năng lực hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực của quốc gia.

- Trình độ phát triển của lao động x; hội trong n−ớc cũng có những tác động không nhỏ đến sự phát triển th−ơng mại quốc tế của quốc gia. Điều kiện

và khả năng phát triển sản xuất các mặt hàng trong n−ớc là nhân tố vật chất có tính quyết định để đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển th−ơng mại quốc tế. Nếu cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong n−ớc phù hợp sẽ có điều kiện khai thác tối đa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.

- Tầm nhìn và năng lực xây dựng, thực thi các chiến l−ợc phát triển xuất khẩu, cũng nh− chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng nội địa để nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc tr−ớc sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng.

- Năng lực đàm phán, xúc tiến, mở rộng quan hệ th−ơng mại quốc tế là động lực thúc đẩy phát triển quan hệ th−ơng mại quốc tế của quốc gia.

- Năng lực xử lý và giải quyết kịp thời những v−ớng mắc trong phát triển quan hệ th−ơng mại quốc tế, góp phần tạo điều kiện cho quan hệ th−ơng mại quốc tế ở quốc gia đó luôn đ−ợc phát triển, mở rộng trong môi tr−ờng pháp lý thuận lợi.

Một phần của tài liệu Qúa trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)