Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội (Trang 39 - 43)

• Môi trường pháp lý.

Xã hội phát triển cần phải có một môi trường pháp lý ổn định. Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Pháp luật ban hành không hợp lý, đồng bộ sẽ gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, hệ thống pháp luật đồng bộ và hợp lý sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phat triển sản xuất kinh doanh; bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ngân hàng và cả khách hàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho ngân hàng và doanh nghiệp…

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến quan hệ cho vay của NHTM như luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, Nghị định số 90/ 2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quyết đinh số

193/2001/TT- BTC ngày 29/9/2001 về thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN, Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn một số nội dung về thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN …

• Môi trường kinh tế.

Sự phát triển kinh tế của đất nước có tác động rất nhiều đến hoạt động cho vay bởi nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh phát triển, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên, đó cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất do đó nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp cũng được tăng lên tương ứng, tạo điều kiện cho các NHTM mở rông hoạt động cho vay. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định làm cho giá cả được giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mưc kiểm soát được tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động và tránh được những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền từ đó hiệu quả cho vay của ngân hàng có điều kiện để được nâng cao. Ngược lại khi nền kinh tế trong giai đoạn trì trệ, suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm mạnh, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả cho vay của ngân hàng bị giảm sút.

• Các chủ trương chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Hoạt động cho vay của NHTM cũng chịu những tác động lớn từ các chủ trương chính sach của nhà nước. Việc Nhà nước đưa ra những định hướng, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưỏng đặc biệt đến hoạt động cho vay của NHTM bởi hoạt động cho vay của NHTM chịu tác động trực tiếp từ các công cụ của chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết

khấu và tái chiết khấu… Ngoài ra các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu.v.v.. có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế vì thế nó tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp là các khách hàng vay vốn của NHTM. Nếu các chính sách này không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thì chắc chắn hiệu quả cho vay của các NHTM cũng bị giảm sút.

• Môi trường chính trị- xã hội.

Mỗi quốc gia có một môi trường chính trị xã hội khác nhau. Quốc gia nào có môi trường chính trị- xã hội ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư. Xã hội có ổn định thì nền kinh tế mới được phát triển, bất cứ một sự biến động nào về chính trị hay xã hội cũng đều gây ra sự xáo động cho toàn bộ nền kinh tế. Do đó mà sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, làm tác động đến hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay.

• Các yếu tố bất khả kháng.

Những tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… là những yếu tố bất khả kháng mà các doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng làm giảm khả năng trả nợ thậm chí là mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu qủa cho vay của ngân hàng.

• Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Trở ngại lớn nhất hiện nay cho các DNVVN đi vay vốn là năng lực tài chính yếu kém, thiếu tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh chưa có tính khả thi cao, thông tin kế toán chưa đáng tin cậy, hơn nữa trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp yếu nên nhiều doanh nghiệp chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường có thể dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng làm cho hoạt động cho vay của

ngân hàng không có hiệu quả. Với quy mô vốn nhỏ, thiếu tài sản thế chấp dẫn làm cho doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn.

Các DNVVN chủ yếu tận dụng nguồn lao động rẻ tại địa phương nên trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động thấp, kể cả chủ doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được các phương án sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư có tính khả thi cao để thuyết phục các nhà ngân hàng bỏ vốn đầu tư, ngân hàng không mở rộng được cho vay DNVVN nên hiệu quả cho vay không cao.

Do yếu kém về quản trị, không ít doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch. Có những doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát sử dụng vốn của doanh nghiệp, do vậy hoạt động cho vay DNVVN của NHTM có thể gặp rủi ro, hiệu quả cho vay bị giảm sút.

Tư cách đạo đức của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhiều khách hàng sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để lừa gạt ngân hàng làm cho ngân hàng không xác định được chính xác về mục đích sử dụng vốn dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Có những trường hợp doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng vẫn chây ì không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đặc biệt như trong giai đoạn hiện nay khi nhà nước áp dụng hạn mức tín dụng. Lãi suất cho vay tăng cao từ 18 – 21%/ năm thì một số doanh nghiệp cố tình để các khoản vay quá hạn và chấp nhận chịu lãi phạt. Nguyên nhân của sự chây ì này một phần là do thủ tục vay vốn rườm rà hoặc có thể tại thời điểm phải trả nợ nhà nước lại thay đổi chính sách tiền tệ hoặc doanh nghiệp đang có một phương án sản xuất kinh doanh có khả năng đem lại lợi nhuận cao vì thế họ sử dụng số vốn đáng lẽ phải trả nợ cho ngân hàng để tiếp

tục đầu tư thực hiện phương án mới. Họ có thể trả món vay cũ để xin vay lại nhưng vì thủ tục vay vốn ngân hàng phải mất nhiều thời gian, không kịp để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hoặc do lãi suất liên tục tăng cao nên họ xin gia hạn nợ, nếu ngân hàng gia hạn nợ quá nhiều sẽ làm giảm độ an toàn và chất lượng của khoản vay.

Việc các doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích xin vay, thậm chí có những doanh nghiệp còn sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản… làm cho vốn đầu tư của ngân hàng đứng trước rủi ro lớn, hiệu quả cho vay bị suy giảm.

Như vậy DNVVN cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng bởi DNVVN là đối tượng khách hàng lớn chủ yếu của các NHTM. Hoạt động cho vay của NHTM có hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào khả năng, trình độ chuyên môn của ngân hàng mà còn phụ thuộc nhiều vào bản thân doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w