Định hướng thu hút FDI vào ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp nước Lào (Trang 60 - 63)

trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng thu hút FDI vào ngành công nghiệp.

3.1.2.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp

Nhanh chóng lựa chọn sản phẩm công nghiệp mũi nhọn phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm khai thác khả năng và thế mjanh của từng vùng, từng địa phương, để từ đó có kế hoạch đầu tư phát triển linh hoạt và có hệ thống, đề ra một số chiến lược để thu các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển ngành công nghiệp ngày càng nhiều hơn.

Cải cách một số quy định nhằm tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp. Thi hành nghiêm túc mệnh lệnh của Thủ tướng về việc cấm xuất khẩu gỗ nhằm đẩy mạnh sản xuất sản phẩm gỗ trong nước.

Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp bằng cách tận dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước nhằm tăng trưởng gia trị sản xuất công nghiệp, phát triển thế mạnh trong nước để phát triển kinh tế. Khuyến khích các dự án đầu tư vào các địa phương vùng xâu vùng xa, vùng miền núi kém phát triển.

Đa dạng hóa hình thức phân phối sản phẩm công nghiệp: mở rộng hệ thống phân phối và quảng cáo sản phẩm để tăng cường khả năng giao lưu và trao đổi hàng hóa. Các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống phân phối của mình, hội nhập hệ thống phân phối hàng hóa với các đoàn công ty xuyên quốc gia, sử dụng hệ thống mạng lưới internet để tìm thong tin thị trường, quảng cáo sản phẩm và tìm cơ hội làm ăn, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kết nối và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong những năm tới Chính phủ Lào có chủ trương phát triển là công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngành công nghiệp khai thác và chế biến mỏ phải phát triển một cách có sự phê duyệt, ngành công nghiệp phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (sản xuất máy móc, đồ điện, quần áo, giầu dép, chế biến lương thực thực phẩm, phân hóa chất ) công nghiệp phụ nhằm phục vụ công nghiệp trong nước.

Tập trung phát triển nâng cao chất lượng sản phẩn đã có trên thi trường và có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, đồng thời tối thiểu hóa giá thành sản xuất sản phẩm. Tập trung đẩy mạnh phát triển lĩnh vực chế biến sản phẩm công nghiệp có thế mạnh trong việc cạnh tranh.Chẳng hạn như: sản phẩm gỗ, sản phẩm thủ công, điện, khoáng sản, đồ may mặc, giầy dép…

Tăng cường áp dụng kỹ thuật khoa học tiên tiến và sáng tác vào trong việc sản xuất nhằm giảm giá thành sản xuất sản và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng và quản lý moi trường tiên tiến như ISO 9000, ISO 14000, đồng thời phải chú trọng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, cách boijc gói và thị hiếu để mở rộng thi trường.

Các tổ chức quản lý của Nhà nước có nhiệm vụ động viên và hướng dẫn về chiến lược khuyến khích sử dụng hàng hóa công nghiệp trong nước thay thế hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Dàn áp và trừng phạt đối với trường hợp buôn lậu, buôn hàng giả, hàng copy một cách nghiêm túc.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là tăng cường thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong ngành công nghiệp. Khuyến khích xây dựng nhà máy công nghiệp

sả xuất vật liệu xây dựng và một số vật liệu sản xuất như: xi măng, sắt, máy móc, phân hóa chất…trên cơ sở thế mạnh giầu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động.

Phát triển công nghiệp nửa nguyên liệu để thay thế nhập khẩu, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, đồng thời tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước như: bột giấu, bông, sắt, lá thuốc, vật liệu và thiết bị khác.

Tập trung đàu tư, xây dựng và phát triển một số khu công nghiệp ở những khu vực có xu hướng phát triển như: thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Savannakhet, Chămpasak nhằm tăng tốc độ phát triển ngành công nghiệp của toàn nước.

3.1.2.2 Định hướng thu hút FDI vào phát triển ngành công nghiệp

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng mà không thể thiếu được trong việc đầu tư phát triển ngành Công nghiệp cũng như các ngành khác của nước CHDCND Lào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đi theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu để phấn đấu hội nhập WTO. Đó là một chủ trương đúng đắn và cần thiết phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Ngành công nghiệp sẽ là một lĩnh vực mũi nhọn của Lào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thu hút vốn nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp Lào trong thời gian tới cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

- Tập trung thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp then chốt của đất nước: ngành điện lực, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng

- Thu hút đầu tư trực tiếp ngước ngoài vào ngành công nghiệp Lào phải phát triển được cả về quy mô, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, trên cơ sở mở rộng thị trường, đầu tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề của lao động…

- Khuyến khích các dự án sản xuât những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế để tăng cường xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu

- Thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp phải ưu tiên các dự án đầu tư các ngành sử dụng nhiều lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động. Chảng hạn như các ngành công nghiệp chế biến, đồng thời phát triển ngành nông- lâm sản để cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp nước Lào (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w