Giới hạn tỷ lệ cho vay

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội (Trang 48 - 50)

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CHO VAY CẦM CỐ CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘ

2.3.2.2. Giới hạn tỷ lệ cho vay

Trên cơ sở đã phân tích ở trên, về nền kinh tế nói chung và cổ phiếu của các ngành có mức tăng trưởng cao, ngân hàng No&PTNT Hà Nội đưa ra giới hạn tỷ lệ cho vay trên thị giá cô phiếu cầm cố đối với từng nhóm cổ phiếu cụ thể, phù hợp với mức độ tăng trưởng và độ rủi ro các nhóm ngành này. những cổ phiếu của các nhóm ngành có mức tăng trưởng cao và độ rủi ro thấp sẽ được ngân hàng cho vay với hạn mức cao và ngược lại những nhóm ngành có mức tăng trưởng thấp và độ rủi ro lớn thì hạn mức cho vay sẽ thấp

Tên nhóm ngành tỷ lệ cho vay tối đa(% theo giá thị trường)

Nguyên vật liệu cơ bản 50%

Hàng tiêu dùng 40% Y tế 40% Công nghiệp 40% Dầu khí 50% Công nghệ 40% Dịch vụ tiện ích 30% dịch vụ tiêu dùng 40% Tài chính 50% 2.3.2.3. Quy định mức giá xử lý phù hợp

Ngân hàng No&PTNT Hà Nội chỉ cho vay tối đa là 50% so với thi giá cổ phiếu cầm cố (đối với cổ phiếu thuộc nhóm ngành tài chính và dầu khí), còn đối

với các nhóm ngành khác thì mức cho vay tối đa là 40%, thậm chí đối với nhóm ngành dịch vụ tiện ích mức cho vay tối đa chỉ có 30% so với thị giá. Ngân hàng quy định mức giá xử lý là 75% thị giá nghĩa là khi giá cổ phiếu giảm từ 25% trở lên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ xung thêm tài sản cầm cố, tài sản cầm cố bổ xung có thể là tiền hay cổ phiếu hay các loại tài sản đảm bảo khác…ngân hàng sẽ giành thời gian 3 ngày kể từ ngày thông báo để khách hàng bổ xung tài sản cầm cố theo đúng quy định. Nếu sau 3 ngày khách hàng vẫn không bổ xung tài sản cầm cố theo yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý cổ phiếu cầm cố của khách hàng để trang trải cho các khoản nợ và lãi vay của khách hàng, nếu còn dư tài sản ngân hàng sẽ trả lại cho khách hàng, nếu thiếu ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải bổ xung phần còn lại. Tuy vậy trong trường hợp mà tài sản cầm cố thanh lý đi vẫn không đủ để bù đắp phần vốn mà ngân hàng đã cho khách hàng vay thì rủi ro phần lớn là ngân hàng phải gánh chịu và khách hàng sẽ không hoàn trả nốt phần còn thiếu cho ngân hàng.

* Thu thập thông tin

Thường xuyên thu thập và nắm chính xác các thông tin về tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị phát hành cổ phiếu để đánh giá chất lượng và chiều hướng biến động giá cổ phiếu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tín dụng phù hợp, đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn

* Trích lập dự phòng rủi ro

Nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho hệ thống trong trường hợp rủi ro lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng. Các ngân hàng quy định tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán.

* Ngoài ra ngân hàng còn phải tổ chức đào tạo các cán bộ để nâng cao trình độ thẩm định các khoản vay, kĩ năng phân tích cổ phiếu trên thị trường chứng khoán,

kĩ năng quả trị rủi ro ngân hàng thương mại. Có biện pháp xử lý thích đáng đối với các trường hợp vi phạm các quy chế cho vay của ngân hàng, hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong cho vay cầm cố cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w