Đánh giá thị trường máy điện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thị trường và công tác mở rông thị trường của doanh nghiệp (Trang 40 - 42)

II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘ

1.Đánh giá thị trường máy điện ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, do nền kinh tế hội nhập nên thị trường máy điện cũng phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế. Cạnh tranh mang tính hai mặt của nó. Là động lực để phát triển nhưng đồng thời cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro, thách thức đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thị trường bao gồm các yếu tố cung, cầu, giá cả và các điều kiện trao đổi khác.

1.1. Các yếu tố của thị trường máy điện

1.1.1. Cung

Hiện nay thị trường máy điện rất đa dạng: sản phẩm nội địa, sản phẩm Trung Quốc, sản phẩm là các loại máy cũ nhập khẩu và một số các máy giá cao nhập khẩu theo dự án từ Nhật, Ý…

- Sản phẩm nội địa chủ yếu do công ty chế tạo điện cơ Hà Nội( CTAMAD)và công ty máy điện Việt Hung( VIHEM ) cung cấp. Hai công ty này chiếm tỷ phần tương đối trên thị trường. Trong những năm gần đây, công ty CTAMAD chủ yếu tập trung chú trọng sản xuất các loại động cơ có công suất lớn vì hiện nay các loại động cơ có công suất nhỏ cạnh tranh rất gay gắt không những của Việt Hung mà còn hàng Trung Quốc rất là nhiều.

- Sản phẩm của Trung Quốc gồm hai dòng chính: nhập khẩu từ các nhà sản xuất chính thống và nhập khẩu biên mậu từ các nhà sản xuất tư nhân chủ yếu là các máy nhái, máy giả nhãn hiệu của các nhà sản xuất chính thống, các máy đó được lắp ráp một cách không đảm bảo, xuất sứ không rõ ràng.

Ngoài ra một số nhỏ các máy điện nhập khẩu từ các nước lớn như của các hãng Siemen, ABB, Huyndai…. Đây chủ yếu là những sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp phục vụ cho dự án. Tỷ lệ này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.

Như vậy số nhà cung cấp về máy điện ở Việt Nam không nhiều. CTAMAD, VIHEM và Trung Quốc trong đó hai nhà sản xuất nội địa chiếm tỉ phần tương đương nhau trong thị trường, động cơ Trung Quốc đang có mặt tràn lan trên thị trường. Tuy số lượng động cơ của Trung Quốc khá cao nhưng tốc độ tăng của lượng động cơ nội địa bán ra tăng nhanh và ổn định hơn của Trung Quốc. Từ đó ta có thể tin tưởng vào sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

1.1.2. Cầu

Nhu cầu về máy điện trong những năm qua ở Việt Nam là khá cao nhưng nó mang tính thời vụ. Động cơ điện và máy biến áp có nhu cầu tăng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Khách hàng của máy điện là các công ty có nhu cầu về động cơ điện như công ty chế tạo máy bơm, công ty thép, công ty xi măng, công ty phân bón hóa chất, công ty mía đường. Nhu cầu này theo ước tính chiếm khoảng 30% nhu cầu về máy điện. Còn lại là người tiêu dùng cả nước chiếm 70%, người tiêu dùng cả nước là các hộ sử dụng động cơ như các hộ xay sát…Do nước ta thu nhập còn thấp nên vẫn còn nhiều nhu cầu về máy điện được đáp ứng bởi hàng Trung Quốc.

1.2.3. Giá cả

Giá cả và chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu để khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm nào. Thị trường của một công ty phụ thuộc lớn vào giá cả và chất lượng hàng hóa của công ty so với các đối thủ cạnh tranh hiện đang có mặt trên thị trường.

Giá cả của hàng trung ương của Trung Quốc, chất lượng và mẫu mã tốt nhưng giá cả có cao hơn của những sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước của CTAMAD và VIHEM. Còn những hàng không có xuất xứ rõ ràng, sản phẩm nhái, giả của Trung Quốc hoặc của các nhà sản xuất tư nhân Trung

Quốc không chính thống, chất lượng không đảm bảo có giá rất rẻ nhiều loại giá cả chỉ bằng một nữa với những loại do các công ty trong nước sản xuất. Trung Quốc có một thị trường nội địa khổng lồ mà cho tới nay mức độ cơ giới hóa thậm chí còn thấp hơn Việt Nam, các nhà máy của Trung Quốc có thể sản xuất với một sản lượng khổng lồ trong khi giá lao động và giá điện tại Trung Quốc bằng thậm chí thấp hơn Việt Nam. Chỉ riêng phần sản phẩm dư thừa ngoài kế hoạch có thể bán với giá rất rẻ thậm chí rẻ hơn tiền nguyên liệu cũng có thể tương đương sản lượng một năm của công nghiệp Việt Nam.

Như vậy trên thị trường giá các sản phẩm nội địa còn đang khá cao so với hàng của Trung Quốc nhưng chế độ bảo hành, dịch vụ sau bán hàng của các công ty nội địa là khá tốt. CTAMAD đã thành lập rất nhiều các đại lý tại các tỉnh và tại mỗi đại lý đều có các trung tâm bảo hành sửa chữa các sản phẩm khi hư hỏng hoặc khi có chi tiết bộ phận cần thay thế, còn các sản phẩm của Trung Quốc thì hầu như là không có dịch vụ sau bán hàng.

Tóm lại, trên thị trường máy điện Việt Nam sản phẩm Trung Quốc chiếm một tỷ lệ khá lớn với giá cả rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm trong nước sản xuất. Đây là một khó khăn rất lớn của công ty trong việc cạnh tranh về giá cả. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, trong điều kiện khả năng quản lý luật pháp chưa hoàn chỉnh, đặc biệt về chất lượng sản phẩm và luật bản quyền còn quá yếu trên một lãnh thổ khổng lồ nạn làm hàng giả không thể kiểm soát nổi vì thế đây là lí do có rất nhiều sản phẩm là hàng giả Trung Quốc được bán sang Việt Nam với giá rẻ.

Một phần của tài liệu Thị trường và công tác mở rông thị trường của doanh nghiệp (Trang 40 - 42)