II/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAT Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1/ Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng RAT
3. Tình hình xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện qui trình sản xuất rau an toàn.
III/THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ RAT
1/Hệ thống các cửa hàng kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hiện nay trên địa bàn Hà nội có một hệ thống cửa hàng kinh doanh rau khá phong phú hầu hết tập trung tại các chợ các khu dân cư tập trung, trong đó có nhiều cửa hàng tự treo biển rau an toàn nhưng không có giấy chứng nhận của sở Thương Mại. Theo số liệu điều tra sơ bộ của chi cục BVTV Hà Nội ước tính có hàng trăm cửa hàng, quầy, siêu thị kinh doanh bán rau, trong đó nhiều cửa hàng treo biển rau an toàn. Hầu hết các cửa hàng siêu thị này đều lấy rau đầu vào từ chợ đầu mối hoặc các chủ đưa rau tư nhân không chứng minh được nguồn gốc chính xác và độ tin cậy của
sản phẩm, vì vậy đa số người tiêu dùng đều thấy băn khoăn và không mấy tin tưởng vào chất lượng rau an toàn ở các cửa hàng này. Từ năm 2002 một số đơn vị trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thông qua các mô hình chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, các mô hình đề tài đã xây dựng được 41 cửa hàng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn ( trong đó chi cục BVTV 15 cửa hàng Trung tâm khuyến nông 13 cửa hàng , công ty giống 13 cửa hàng . Tuy nhiên đến nay chỉ còn 15 cửa hàng được các địa phương duy trì hoạt động do một số nguyên nhân như : chi phí thuê cửa hàng, người bán cao, chủng loại rau ít, thiếu các loại rau cao cấp đặc biệt khi giao vụ, chi phí vận chuyển cao …không cạnh tranh được với nhiều cửa hàng tư nhân. Ngoài ra riêng thương hiệu rau an toàn Bảo Hà đang duy trì 9 cửa hàng hoạt động tương đối tốt và ổn định. Như vậy khi công tác chỉ đạo sản xuất RAT thành công và đi vào nề nếp thì nguồn sản phẩm rau sản xuất tại các xã, ,phường vùng sản xuất rau chính của Hà Nội sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm chính và đảm bảo tin cậy cho các cửa hàng kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
2.Tình hình tiêu thụ và hiệu quả sản xuất RAT
Rau xanh ở Hà Nội là loại cây cho hiệu quả kinh tế khá cao, để đánh giá tình hình tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau ở Hà Nội sở nông nghiệp đã tiến hành điều tra đối với 3000 hộ kết quả thể hiện ở biểu sau: (Biểu 22)
Biểu 22: nguồn tiêu thụ và hiệu quả sản xuất rau an toàn của nông dân
I Nguồn tiêu thụ rau chính
1 cung cấp cho các cửa hàng rau 24.1
2 Đưa rau cho các bếp ăn tập thể 2.2
3 Bán tự do ngoài thị trường 73.7
II Hiệu quả sản xuất rau (lãi)
1 Dưới 20 triệu đồng/ha/vụ(<70 triệu /ha/năm) 36.4 2 Từ 20 – 33 triệu /ha/vụ(70-115 triệu/ha/ năm) 27.3 3 >33 triệu /ha/vụ(>115 triệu /ha/năm) 36.3
(Nguồn : sở nông nghiệp Hà Nội)
Kết quả biểu trên cho thấy :
-Về nguồn tiêu thụ rau chính của nông dân :
+ có 73,7% số hộ trả lời hình thức tiêu thụ chính là gia đình phải đưa rau đi bán tự do tại các chợ nội, ngoại thành bao gồm cả bán buôn và bán lẻ
+24,1% số hộ được hỏi trả lời hình thức tiêu thụ chính là cung cấp cho các cửa hàng bán rau ở nội thành ( trong đó có nhiều cửa hàng treo biển bán rau an toàn )một số ít hộ trả lời hình thức tiêu thụ chính là đưa cho các bếp ăn tập thể theo hợp đồng. Những hộ có hợp đồng mua ổn định cho mức thu nhập cao. Như vậy có thể thấy phần lớn các sản phẩm rau sản xuất ra do người dân tự đi tiêu thụ tại các chợ hoặc bán buôn cho các đầu mối chủ buôn tại chợ đầu mối. Theo thống kê sản lượng rau các loại của Hà Nội bình quân mỗi năm đạt gần 151.862 tấn, trong đó RAT là 51.861,50 tấn. Nếu mức tiêu thụ rau ở mức bình quân 52kg rau /người/năm thì rau ngoại thành mới chỉ đáp ứng khoảng 20%, nếu RAT thì mới chỉ đáp ứng một bộ phận dân cư nội thành. Với hơn 3 triệu dân thì nhu cầu rau xanh cho Hà Nội rất lớn còn dựa vào nguồn cung cấp từ các tỉnh bạn. RAT của Hà Nội thực tế tiêu thụ chỉ có 40,5 % tương đương giá sản xuất RAT. còn lại tiêu thụ ngang giá rau sản xuất đại trà. . Đặc biệt có 2 xã Đông Xuân và Thanh Xuân (Sóc Sơn) phần lớn RAT bán ra với giá như rau thường. Nếu so sánh giá bán ở các cửa hàng siêu thị giá RAT với bán ở chợ địa phương với rau bình thường chênh nhau tuỳ các loại từ 1,06 – 2,65 lần. RAT của các hộ sản xuất vụ xuân 2004 bán buôn tại ruộng 47,2 % sản lượng, bán các chợ địa phương 30,4 % còn lại bán cho HTX tiêu thụ, bán lẻ tại các chợ, RAT bán trong các siêu thị còn ít, nghèo loại rau, đơn điệu. Các hình thức tiêu thụ RAT thường hộ gia
đình kết hợp sản xuất với tiêu thụ, bán lẻ. Hộ gia đình sản xuất kết hợp nhóm chuyên thu gom bán buôn.
-Về hiệu quả kinh tế sản xuất rau:
+ Hầu hết các hộ được hỏi trả lời sản xuất rau mang lại hiệu quả kinh tế cao so với cây trồng khác, đặc biệt cây lúa trong đó :
-tỷ lệ số hộ có mức thu nhập dưới 20 triệu /ha/vụ (đã trừ chi phí vật tư) chiếm 36,4 % ( tập trung chủ yếu ở các vùng không chuyên rau, chỉ sản xuất rau vụ đông là chính) -Số hộ có mức thu nhập từ 20 -33 triệu. /ha/vụ chiếm 27,3 % chủ yếu ở các vùng chuyên rau nằm xa nội thành và còn khó khăn về tiêu thụ
-Số hộ có mức thu nhập cao trên 33 triệu/ha/vụ chiếm 36,3 % chủ yếu nằm ở các vùng chuyên rau lớn tiêu thụ thuận lợi
+Những vùng sản xuất RAT có sự đầu tư hạ tầng mạnh của nhà nứoc, hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt, điển hình là HTX Lĩnh Nam –Hoàng Mai trên diện tích được đầu tư nhà lưới và hệ thống tưới giếng khoan khá bài bản, nông dân trồng cải xanh liên tục trong năm 8-10 lứa trong năm đã đạt giá trị thu nhập lên tới 200-250 triệu đồng /ha/năm, thậm chí 300 triệu /ha/năm (theo báo cáo của HTX trong năm 2005).