VƯƠNG TRÍ NHÀN, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHONG CÁCH PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Một phần của tài liệu Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 72 - 100)

VĂN HỌC

Phương pháp và phong cách là những vấn đề thường được đề cập từ xưa đến nay. Phương

pháp là gì? Từ “méthode” (phương pháp) trong tiếng Pháp có gốc gác ở một từ Hy Lạp có nghĩa là

“con đường đi tới” (meta: đi tới, olôs: con đường). Paplôp đã định nghĩa phương pháp là “quy luật khách quan được dịch vào trong ý thức con người và được sử dụng một cách tự giác và có kế hoạch, như một công cụ giải thích và biến đổi thế giới” [60, tr. 646]. Tóm lại, nói một cách duy

nhất, phương pháp là con đường dựa vào quy luật khách quan để đưa con người tới những mục đích nhất định trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Trong phạm vi học thuật, phương pháp là con đường dẫn đến kiến thức.

Về phong cách, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một

phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các sáng tác biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [34,tr. 170]. Định nghĩa trên mới chỉ dừng lại

ở tác phẩm văn học. Tuy nhiên, đối với tác phẩm phê bình đích thực, đằng sau nó cũng không thể thiếu vắng hình tượng cái tôi đầy tài năng và bản lĩnh của nhà phê bình. Phê bình không chỉ là khoa học mà còn là văn học, là nghệ thuật. Mỗi người phê bình cũng phải có lối viết riêng, một phong cách riêng. Việc tìm hiểu phong cách có một ý nghĩa rất lớn trong việc xác định vị trí và đóng góp của nhà phê bình đối với nền văn học.

Từ đó, để tìm hiểu phương pháp và phong cách phê bình văn học của Vương Trí Nhàn, người viết sẽ khảo sát hệ thống các tác phẩm phê bình của ông, gắn với chức năng phê bình và đặt trong mối quan hệ so sánh với những tác phẩm của một số cây bút tiêu biểu đương thời.

3.1. Một sự dung hợp nhiều phương pháp

3.1.1. Phác họa những chân dung văn học

Chân dung văn học là mảng đề tài xuất hiện nhiều nhất trong các công trình phê bình của

Vương Trí Nhàn. Trong lời giới thiệu cho tập sách Cây bút đời người, ông cho rằng: “Về phần tôi,

tôi muốn nghĩ ngoài đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, ở đây cũng có thánh thần và có ma quỷ, và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý. Và điều quan trọng hơn, mỗi con người ở đây là một tư cách, một số phận” [70,tr.7]. Đối tượng mà Vương Trí Nhàn quan tâm tìm hiểu và

hứng thú chính là tác giả - những nhà văn, nhà thơ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như Cây bút đời

người, Cánh bướm và đóa hướng dương, Những kiếp hoa dại đều phác họa về những chân dung

văn học. Từ chỗ đứng của một người trong giới, một người bạn của những nhà văn, nhà thơ, Vương Trí Nhàn đã có dịp tìm hiểu cũng như tiếp xúc với họ. Thông qua những trải nghiệm của bản thân, những câu chuyện trong nghề, những cuộc trò chuyện cùng nghệ sĩ,… Vương Trí Nhàn đã phác họa những bức chân dung thật ấn tượng và đậm nét. Viết về mỗi tác giả, ông không khái quát một cách đầy đủ về tác giả đó mà chủ yếu lấy ra một vài chi tiết, ghi nhận cái độc đáo mà chỉ riêng tác giả ấy mới có. Ông thường lấy một nét tính cách, một khía cạnh về cuộc đời rồi dùng cảm nhận riêng của mình để nhấn mạnh và tô đậm, từ đó ông nâng lên thành bộ mặt tâm hồn của tác giả.

Ví dụ, với Thâm Tâm và Trần Huyền Trân, Vương Trí Nhàn xem đó là một loại nghệ sĩ tài

tử: “Với họ, thơ là một cái gì ngẫu nhiên xuất hiện (…). Thơ làm ra không cốt công bố” [72, tr. 63]. Với Xuân Quỳnh, theo trực cảm của mình, Vương Trí Nhàn cho rằng đó là “một con người sống

bằng tình yêu, làm thơ nhờ tình yêu, sung sướng vô cùng trong tình yêu và cũng bị tình yêu hành hạ đến cùng cực” [72, tr. 14]. Từ chuyện ham mê bóng đá đến biệt tài đánh đáo của Nguyên Hồng, nhà

phê bình giả định rằng tác giả của “Những ngày thơ ấu” bắt gặp hình ảnh của chính mình ở lối lập

nghiệp dựa vào năng khiếu, đi lên cuộc sống lam lũ vỉa hè và đạt được đỉnh cao quang vinh của nghề văn. Hay với nhà văn Nga Dostoievski, vụ xử tử hụt đã ảnh hưởng đến nhà văn và ông thấy

rằng chỉ còn cách viết để hiểu hết những bí ẩn của sự đời quanh mình.

Việc hiểu biết cặn kẽ về tiểu sử nhà văn cũng như bối cảnh thời đại, các thông tin về nhà văn,… đã giúp Vương Trí Nhàn soi chiếu vào thế giới sáng tạo của nhà văn, giúp nhà phê bình đến gần với nhà văn và tác phẩm của họ. Từ một chi tiết về nhà văn trong cuộc sống, Vương Trí Nhàn đi vào tìm hiểu nội dung, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ví dụ với Hàn

Mặc Tử, căn bệnh hiểm nghèo vừa là “bất hạnh trời đày” vừa là “may mắn ngẫu nhiên”, đưa nhà thơ lạc vào “khu vực của những tình cảm lên tới cùng cực” [72, tr. 89]. Và điều này góp phần tạo

nên một giọng thơ độc đáo trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Đối với nhà văn Nguyễn Tuân, việc

phân tích sự độc đáo tài hoa trong chất văn của tác phẩm “Vang bóng một thời” thì nhiều người đã

làm, nhưng ít ai lưu ý tới những giai thoại mà nhà văn góp phần tạo ra quanh cuộc đời mình. Đó

cũng là một lý do khiến cho tác phẩm Nguyễn Tuân “có thêm cái lung linh mà người đọc phải cố

tìm biết” [72,tr. 38]. Hay trong tập sách Ngoài trời lại có trời, phê bình về nhà văn Hemingway, từ

sự ham mê thể thao của Hemingway, Vương Trí Nhàn khái quát lên quan niệm của nhà văn về cuộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sống: “Nói rộng hơn đó là người hiểu đời sống là một cuộc đấu tranh, và trong cuộc đấu tranh này,

muốn đúng tầm người, người ta phải có sức mạnh” [71, tr. 160]. Dựa vào quan niệm này, người đọc

Khi viết về chân dung, Vương Trí Nhàn quan tâm khai thác các yếu tố xung quanh văn bản như cách đặt tên cho tác phẩm, những lời đề từ, lời tựa của tác giả cho các tập sách, bút

danh,… Chẳng hạn như ý nghĩa của nhan đề tác phẩm “Thiếu quê hương” của Nguyễn Tuân:

“Quê hương đây không chỉ là bạn bè, gia đình, nhà cửa, quê hương đây, nên được hiểu là cái hoàn cảnh rộng rãi, nó cho phép cả những cá tính độc đáo nhất có dịp nảy nở” [74, tr 139]. Như vậy

cách đặt tên tác phẩm cũng thể hiện tính cách và khát vọng của tác giả về cuộc sống. Theo cách này, Vương Trí Nhàn đã đưa ra những nhận định giàu sức thuyết phục. Ví dụ qua lời đề từ của

Paoutovski trong bút ký “Paris chốc lát”: “Tôi ở đây chỉ có ba ngày trong số hai vạn bốn ngàn

ngày tôi sống trước kia” [72, tr. 85], Vương Trí Nhàn thấy rõ hơn tình yêu của nhà văn nước Nga

với Pháp. Và ông rút ra vẻ đẹp của thiên bút ký: “Là Pháp, nhưng cũng là Nga, là Slave, nó là cái

chất cổ điển thanh thoát mãi mãi cần cho đời sống tinh thần của nhân loại” [72, tr. 86]. Còn cách

đặt tên tác phẩm “Thao thức” của A. Kron có một ý nghĩa riêng đối với bạn đọc, thể hiện tư tưởng riêng của cuốn sách- là thông điệp mà tác giả của nó muốn gửi đến người đọc: “Dường như Kron

muốn nhắn nhủ với chúng ta: mọi chuyện trên đời không phải chỉ khẳng định một lần là xong, tất cả mọi chuyện đều phải được suy đi xét lại; quá khứ như mỗi người cũng không đơn giản đã xong mà luôn luôn cần được phát hiện lại” [71, tr. 111].

Để khắc họa chân dung, Vương Trí Nhàn sử dụng một số hình thức mới trong phê bình như đối thoại, phỏng vấn, giả tưởng. Hình thức đối thoại được sử dụng khá nhiều trong tập sách

Cây bút đời người. Là một nhà phê bình uy tín, Vương Trí Nhàn có dịp trao đổi nhiều với các nhà

văn, nhà thơ. Thông qua các mẫu đối thoại ngắn với họ, Vương Trí Nhàn đã cho thấy quan niệm, cách nhìn cuộc sống, quan điểm sáng tác của họ. Từ đó làm cho bài phê bình có sức thuyết phục độc

giả. Để minh họa cho hình ảnh Xuân Quỳnh – một con người “nghĩ bằng thơ, sống bằng thơ, dùng

thơ để tự hiểu mình” [70, tr. 17], Vương Trí Nhàn đã kể lại cuộc trò chuyện sau:

“Một lần sau khi được tác giả đọc cho nghe một bài thơ đáng được gọi là hay, mà chỉ vừa nghe nói là định viết vào tối hôm trước, tôi hỏi lại Xuân Quỳnh:

- Bà làm vào lúc nào thế này?

- Hôm qua tiễn các ông về, rồi buông màn cho thằng cu xong tôi mới lấy giấy bút ra, lúc kê lên đầu gối, lúc bò ra sàn mà viết. Gần sáng mới chợp mắt được một lúc.

- Sao tự nhiên lại hăng hái thế?

- Sống từ sáng đến chiều vớ vẩn rồi lúc bắt đầu quay về với thơ chỉ nghĩ “không viết thì phí mất!” Thế là lại phải cố mà viết cho bằng được. Chỉ sợ bao nhiêu nỗ lực của mình chẳng đi đến đâu, chỉ sản sinh ra được những bài thơ dở, khiến người đọc người ta dửng dưng thì cũng buồn lắm” [70, tr. 16].

Quả thật, qua những lời bộc bạch chân tình, người đọc cảm nhận được thơ ca chính là nguồn sống, là người bạn thân thiết của Xuân Quỳnh. Ẩn trong đó ta còn thấy được sự tận tâm đối với nghề nghiệp của người nghệ sĩ. Hay những đoạn đối thoại với nhà văn Nguyễn Minh Châu:

“- Trong các nhà văn thế giới, anh cảm thấy gần với ai?

- Cũng chả có ai cả. Paoutovski cũng thích mà Lev Tolstoy cũng thích. Nhưng lạ nhất có lẽ là Cholokhov với cái chất hình tượng trong câu văn. Đọc những người khác, có lúc còn nghĩ là mình sẽ viết được. Những trang tương sự Cholokhov thì chịu đấy.

- Có lẽ anh thích Ehrenburg?

- Thích chứ, nhưng mà chả bao giờ mình sẽ viết như thế. Ngắc ngứ mãi mới nhá hết Cơn bão táp để rồi đọc xong thì thấy phục – viết giỏi thật. Rút cục cả quyển sách hơn ngàn trang ấy, điểm còn lại chính là nhân vật ma quái mang tên Mado” [70, tr. 99].

Những cuộc nói chuyện về nghề văn như vậy thể hiện những chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở

của người trong cuộc. Đó chính là những điều cơ bản của nghề nghiệp mà những ai sống hết mình

với nghề đều tâm huyết. Và Nguyễn Minh Châu, một nhà văn “phấn đấu hết mình vì một lý tưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghề nghiệp cao quý” [73, tr. 271] đã luôn nghiền ngẫm, học hỏi để làm nên những tác phẩm có giá

trị.

Có khi, chỉ một vài câu nói ngắn gọn mà Vương Trí Nhàn đã khắc họa rõ một nét tính cách của nhà văn. Như sự nhẫn nhịn của Xuân Diệu thể hiện khá rõ qua đoạn đối đáp sau:

“Đến với chúng tôi, Xuân Diệu tự nhiên khép nép biết điều, khác hẳn với những ông lớn kiêu căng mà chúng tôi rất ngại – ông rủ rỉ hỏi han:

- Đã in ngay chưa các cậu?

- Đang làm anh ạ.

- Có đánh máy ngay không?

- Còn phải chờ đủ tập chứ anh.

- Khéo để mình mang về, chép lấy một bản giữ lại, rồi sẽ gửi sau” [70, tr. 294].

Cách Xuân Diệu lấy lòng mọi người, chăm sóc cho tác phẩm của mình như vậy hẳn sẽ khiến cho người đọc ngạc nhiên. Nhưng đó chính là những nét tính cách có thực, làm nên một gương mặt đầy đủ có ưu, khuyết điểm của nhà văn. Bức chân dung nhà văn, vì thế, hiện lên thật sống động, tự nhiên, gẫn gũi với mọi người.

Về hình thức phỏng vấn, nó đã được các nhà phê bình sử dụng nhiều như Lại Nguyên Ân

trong Sống với văn học cùng thời, Trần Đăng Khoa trong Chân dung và đối thoại. Thế nhưng

đóng góp mới của Vương Trí Nhàn là những bài phỏng vấn tuy hư mà thực. Phóng khoáng trong cách thể hiện, ông đã chọn những hình thức phỏng vấn đặc biệt như: Phỏng vấn xuyên thời gian (với Tản Đà, Hồ Xuân Hương, Tú Xương), phỏng vấn người đã khuất (Xuân Diệu, Nam Cao). Ở

mỗi bài phỏng vấn, Vương Trí Nhàn đã thể hiện những cảm nhận sâu sắc của mình đối với những đóng góp của các tác giả đồng thời ông bộc bạch những suy nghĩ, quan niệm của mình về văn chương và đời sống văn học hiện nay. Với Hồ Xuân Hương, thông qua cuộc đối thoại với bà,

Vương Trí Nhàn đã đưa ra những nhận định của mình về giá trị sáng tác của “bà chúa thơ Nôm” này: “Trong tôi, người ta nghe ra những âm hưởng của Boccaccio, Rabelais, …” [72, tr. 116]. Nhà

phê bình đã bộc bạch những ý nghĩ riêng của mình thông qua đóng góp của Xuân Hương trong nền văn học bấy giờ qua đoạn kết của cuộc phỏng vấn:

“- Theo bà hiểu, đóng góp của bà trong văn học là gì?

- Tôi là cái ham muốn muôn đời của con người, muốn được sống thật đã đầy, thật trọn vẹn. Và cũng là cái ham muốn vượt lên trên mọi ràng buộc, không chịu khuất phục các quy phạm, muốn vứt bỏ hết mọi sự thiêng liêng đắp điếm giả tạo để tìm đến các thiêng liêng chân chính của đời sống” [72, tr. 116].

Phải chăng, đó cũng là giá trị mà văn học luôn hướng tới? Tác phẩm văn học phải luôn có những sáng tạo, đổi mới trong hình thức thể hiện, phải là tiếng nói chân thực của đời sống. Với Tản Đà, Vương Trí Nhàn đã thật khéo léo và tinh tế khi bắt chước việc Tản Đà trò chuyện với các nhân vật trong quá khứ như Đông Phương Sóc, Nguyễn Trãi để tạo nên một cuộc phỏng vấn với Tản Đà.

Sáng tác Tản Đà mang dấu ấn của quá trình hiện đại hóa ở chỗ: “Thành thực dám là mình, nói to

lên những điều mình cảm, mình nghĩ, không cần tính đến chuyện khôn hay dại” [72, tr. 125]. Và

quan niệm của Tản Đà về nghề làm thơ có lẽ cũng là quan niệm chung của nhiều người:

“ – Nghề nào, thưa ông, là gần với nghề làm thơ hơn cả?

- Nghề cô đào.

- Xin ông cắt nghĩa rõ hơn?

- Là nghề phải lấy thanh sắc ra mà chiều thiên hạ. Chết nỗi, sự phô diễn thanh sắc ấy cũng là niềm sung sướng của mình, nên mình cứ lao vào như con thiêu thân” [73, tr.36].

Nhà thơ phải thể hiện tài năng của mình, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của độc giả,… Đó là niềm vui và lẽ sống của họ, có những nhà thơ đã phấn đấu hết mình vì điều đó, sống chết với nghề của mình.

Một hình thức phỏng vấn khác của Vương Trí Nhàn là phỏng vấn những hồn ma. Hình thức

này thể hiện qua hai bài viết “Xuân Diệu: Chưa ai thông cảm hết nỗi cô độc của tôi” và “Nam

Cao, ngày Chí Phèo năm mươi tuổi” trong tập sách Những kiếp hoa dại. Qua hình thức đối thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngắn gọn và trực tiếp, Vương Trí Nhàn đã nêu được một số nhận định của mình. Về Xuân Diệu, đó

là phương châm sống và viết: “- Vắt kiệt mình cho đời. Viết hết những điều mình muốn viết và có

sống chung mà cũng là để chiến thắng sự cô độc ấy” [72, tr. 68]. Đồng thời nhà phê bình cũng

khẳng định giá trị tác phẩm của Xuân Diệu qua cách nói đầy tự tin thường gặp ở con người nhà thơ:

“- Giờ đây, ở dưới suối vàng, ông nghĩ thế nào về đời mình?

- Mãn nguyện, có thể coi là mãn nguyện được.

- Nếu mai đây các nhà văn học sử đánh giá lại về ông thì sao?

- Đấy là việc của họ. Nhưng vượt được bọn mình, đâu phải chuyện dễ” [72, tr. 68 – 69].

Còn về Nam Cao, điểm nhấn của bài phỏng vấn là những vấn đề đặt ra về công việc phê bình

Một phần của tài liệu Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 72 - 100)