CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
4.1 xuất các giải pháp phát triển KCN BourbonAn Hòa, huyện Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng TTMT
Bàng – Tây Ninh theo hướng TTMT
2.1.1 Qui hoạch phân khu chức năng trong KCN Bourbon An Hòa
Như đã nêu ở trên, KCN Bourbon An Hòa dự kiến đầu tư đa ngành nên phải phân khu chức năng khu vực sản xuất sao cho vừa đảm bảo các điều kiện tự nhiên, môi trường của KCN không bị ảnh hưởng cũng như đảm bảo thuận lợi cho việc trao đổi chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng phế thải, giảm thiểu được chất thải phát sinh theo định hướng TTMT là việc làm hết sức cần thiết.
Việc phân khu chức năng của KCN cơ bản đã đáp ứng được tiêu chí nhưng khi bố trí các nhóm ngành công nghiệp cần chú ý các yêu cầu sau:
- Khu sản xuất công nghiệp sẽ được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với hành chánh – dịch vụ - thương mại.
- Trong khu sản xuất thì các nhà máy gây ô nhiễm nặng phải bố trí ở sau hướng gió so với các nhà máy ít ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ.
- Các nhà máy chế biến thực phẩm cần ưu tiên bố trí ở đầu hướng gió chủ đạo để tránh ảnh hưởng ô nhiễm từ các nhà máy khác lên chất lượng thành phẩm. - Các nhà thấp tầng bố trí đầu hướng gió, nhà cao tầng ở cuối hướng gió. - Các nhà máy có nước thải được bố trí gần trạm xử lý nước thải tập trung. - Khu vực bố trí trạm máy điện dự phòng, khu xử lý nước thải tập trung là
những nơi phát sinh khí thải độc hại, gây mùi, cần được đặt tại cuối hướng gió chủ đạo, có khoảng cách ly thích hợp.
- Triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên để có các giải pháp hợp lý giải quyết hướng tuyến thoát nước chính. Vị trí trạm xử lý nước thải tập trung được bố trí ở khu vực đất có địa hình thấp nhất để tránh phải dùng nhiều trạm bơm chuyển tiếp nước thải
3.2.2.1 Thiết kế hệ thống mảng cây xanh trong KCN
Ảnh hưởng của hệ thống mảng xanh đến cảnh quan KCN, đặc biệt trong trường hợp KCN TTMT được đánh giá là tích cực và có ý nghĩa lâu dài. Việc trồng cây xanh có tác dụng lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như giảm tiếng ồn, bụi.
Để phục vụ cho bảo tồn thực vật và làm tăng vẻ đẹp cho cảnh quan KCN Bourbon An Hòa theo định hướng TTMT, việc chọn lọc một số loại cây trồng sẽ theo nguyên tắc:
- Diện tích cây xanh tập trung dạng công viên che phủ phải bảo đảm che phủ 15% diện tích KCN.
- Lập các hành lang cây xanh (thân gỗ, cây tán rộng) ngăn cách giữa các phân khu sản xuất công nghiệp với bề rộng trên 50m.
Các loại cây được lựa chọn trồng trong KCN phải có khả năng quang hợp cao, lọc không khí và hấp thụ mạnh khí CO2. Ưu tiên các loại cây có tán lá rộng, phiến lá dày chịu nóng, chịu khí độc hại, làm giảm tiếng ồn, khó bị cháy và trong đó phải bố trí hỗn giao nhiều loài khác nhau theo 2 dạng chính: tầng cao che bóng mát, tầng dưới tạo thành tường xanh cản tiếng động, che chắn bụi và khói, khí độc của các nhà máy.
3.2.2.2 Thiết kế hệ thống cấp thoát nước
- Thiết kế và xây dựng mạng lưới cấp nước đảm bảo tỷ lệ thất thoát nước nhỏ nhất có thể, tiết kiệm nước, đảm bảo khả năng tái sử dụng nước, trao đổi nước giữa các doanh nghiệp;
- Thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo khả năng thu gom, tái sử dụng nước mưa cho các mục đích chữa cháy, tưới cây, phun nước giảm bụi, vệ sinh mặt bằng, nhà xưởng, nhà kho nhằm tiết kiệm nguồn nước từ nhà máy cấp nước.
- Thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo kín, không bị rò rỉ, không thấm vào nguồn nước gây ô nhiễm, không bốc mùi hôi vào không khí, đảm bảo khả năng tái sử dụng nước thải, trao đổi nước thải, trung hoà và phối hợp xử lý nước thải giữa các doanh nghiệp, giảm thiểu tối
đa lưu lượng nước thải tới trạm XLNTTT, giảm thiểu tối đa chi phí năng lượng, nhân công, chi phí hóa chất tại trạm XLNT tập trung.
Nước thải phát sinh từ hoạt động của KCN Bourbon – An Hòa sẽ được tiến hành xử lý qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nước thải được xử lý sơ bộ tại các nhà máy đạt yêu cầu đấu nối đầu vào của các trạm XLNTTT tương đương với tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 cột C trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải toàn KCN và dẫn vào hệ thống xử lý nước tập trung của KCN.
- Giai đoạn 2: tại các trạm xử lý nước thải của KCN Bourbon – An Hòa, nước thải sẽ được xử lý đạt TCVN 5945 – 2005 (cột A; Kq = 1,1; Kf = 0,9) trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải được xây dựng dọc theo tuyến đường đường liên xã phía Tây và cuối cùng chảy ra sông Vàm Cỏ Đông.
Để giảm chi phí xử lý nước cấp và nước thải cũng như hạn chế khai thác nguồn tài nguyên nước, trong công tác thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý nước thải cho KCN, Chủ đầu tư sẽ chú ý thực hiện những giải pháp sau:
- Cấp nước theo nhu cầu: nước cung cấp cho sản xuất công nghiệp, nước sinh hoạt cho công nhân viên, nước tinh khiết, nước khử khoáng, nước uống, nước rửa, nước tưới tiêu.
- Thu hồi và tái sử dụng nước mưa.
- Tái sử dụng nước thải đã xử lý làm nước tưới cây và tưới đường giảm bụi. - Hạn chế sử dụng hóa chất trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất và công
trình xử lý nước thải của KCN.
3.2.2.3 Các phương án thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện
Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp điện đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố, tỷ lệ thất thoát điện nhỏ nhất có thể, tiết kiệm điện, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp, chế độ mở tắt đèn chiếu sáng đảm bảo thời gian cần thiết, chống lãng phí.
Hai mục tiêu môi trường chính cần đạt được khi thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện đối với KCN là tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái sinh. Các giải pháp thiết kế kỹ thuật bao gồm:
- Thiết kế hệ thống tắt và mở tự động đèn chiếu sáng trong KCN cũng như vành đai và vùng cách ly KCN.
- Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa tự nhiên nhằm tiết kiệm điện.
- Thiết kế hệ thống quạt thông gió cưỡng bức ở các xí nghiệp, nhà máy phù hợp với quy mô của nhà xưởng và mật độ công nhân làm việc trong nhà xưởng.
- Thiết kế hệ thống cấp nhiệt/làm mát và tháp làm mát tuần hoàn nước.
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống kiểm soát điện tại chỗ và các giải pháp giảm tải. - Làm mát nhà xưởng bằng biện pháp tưới nước lên mái nhà xưởng.
- Tính toán tối ưu hóa sử dụng trang thiết bị tiêu thụ điện.
3.2.2.4 Các phương án thiết kế và xây dựng hệ thống giao thông
Phương án thiết kế và xây dựng hệ thống đường giao thông ra vào KCN và hệ thống đường giao thông nội bộ KCN cần chú ý đảm bảo an toàn, không gây kẹt xe, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông, giảm thiểu tối đa ô nhiễm do bụi, khí thải, tiếng ồn; phân luồng xe trong nội bộ KCN hợp lý, rút ngắn quãng đường đi, có lắp đặt trạm rửa bánh xe ra vào các công trường trong giai đoạn xây dựng.
Các nguyên tắc chính trong phương án thiết kế và xây dựng đường giao thông trong nội bộ KCN là:
- Thiết kế hệ thống đường giao thông nội bộ trong KCN và trong mỗi nhà máy đảm bảo thuận tiện cho khách hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu và công nhân viên.
- Lựa chọn những phương tiện vận chuyển phù hợp với mỗi doanh nghiệp để chuyên chở nguyên vật liệu từ cơ sở cung cấp về nhà máy và sản phẩm từ nhà máy đến nơi tiêu thụ.
- Thiết kế hệ thống đường giao thông nội bộ trong KCN và trong mỗi nhà máy nhằm đạt các mục tiêu môi trường bao gồm giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm
bụi, giảm ồn, giảm tác động đến môi trường, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
- Thiết kế các trạm rửa xe ra vào công trường trong giai đoạn xây dựng; phân luồng giao thông và trạm an toàn giao thông.
Phương án thiết kế hệ thống giao thông của KCN như sau:
- Hệ thống giao thông đối nội trong KCN được phân chia thành các trục đường chính, đường chính, đường khu vực, đường nội bộ và đường gom. - Điểm nối các nút giao thông đối nội và đối ngoại là nút giao cùng mức.
- Các tuyến giao thông khu vực vuông góc với trục giao thông chính tạo thành các nút phân chia tạo thành mạng lưới giao thông mạng ô cờ mạch lạc phân chia các khu chức năng và các cụm nhà máy xí nghiệp bên trong KCN.
3.2.3 Các biện pháp quản lý chất thải rắn trong KCN
- Thực hiện việc quản lý chất thải rắn trong KCN tuân thủ Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn.
- Tiến hành việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn trong KCN vệ sinh, an toàn, không bị rò rỉ, không thấm vào nguồn nước gây ô nhiễm, không bốc mùi hôi vào không khí.
- Tăng cường công tác tái sử dụng chất thải rắn, trao đổi chất thải rắn, trung hòa và phối hợp xử lý chất thải rắn giữa các doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại trao đổi với bên ngoài KCN, giảm thiểu tối đa khối lượng sẽ vận chuyển, giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển chất thải rắn.
- Tiến hành thu gom triệt để chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt trong từng nhà máy, xí nghiệp. Từng hạng mục công trình và từng phân xưởng đều được trang bị các thùng chứa thu gom chất thải rắn có nắp đậy.
- Chất thải rắn công nghiệp sẽ được thu gom về khu trung chuyển chất thải rắn, sau đó sẽ thuê các đơn vị chuyên môn có pháp nhân thu gom vận chuyển và xử lý an toàn chất thải rắn nguy hại. Vị trí địa điểm trung chuyển chất thải
rắn sẽ được bố trí gần đường giao thông thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển và cách xa khu dân cư.
- Liên kết các nhóm KCN gần nhau xây dựng trung tâm trao đổi chất thải Xây dựng trung tâm trao đổi chất thải.
Công trình Trung tâm trao đổi chất thải là một công trình đóng vai trò quan trọng hàng đầu của mô hình KCN TTMT. Việc thiết kế, xây dựng Trung tâm trao đổi chất thải phù hợp sẽ là cơ sở tiền đề dẫn đến thành công của mô hình KCN TTMT do nó có các lợi ích sau:
Lợi ích kinh tế
- Tiết kiệm chi phí cho các nhà máy trong KCN thông qua việc giảm chi phí phải chi cho tiêu huỷ chất thải và số lượng chất thải cần phải xử lý giảm. - Tăng thêm nguồn thu đáng kể từ phế liệu hoặc chất thải có khả năng trao
đổi trong KCN.
- Giảm thiểu được tài chính mua nguyên liệu đầu vào từ nguyên liệu thiên nhiên hay nhân tạo.
Hiện nay, các phế phẩm/chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp của các ngành sản xuất trong KCN chủ yếu được bán cho các đơn vị trung gian bên ngoài KCN với giá rất thấp và các đơn vị trung gian này sẽ bán lại cho nhà máy tái sinh với giá cao hơn. Khi Trung tâm trao đổi chất thải đi vào hoạt động, với vai trò là trạm trung chuyển và Trung tâm môi giới trao đổi chất thải giữa các nhà máy trong KCN thì nguồn thu của nhà máy sẽ tăng lên.
Lợi ích môi trường
Lợi ích mà Trung tâm trao đổi chất thải mang lại là giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Theo như trình bày trên, các chất thải trong KCN hiện nay chủ yếu được trao đổi với các cơ sở thu mua bên ngoài KCN, điều này dẫn đến quá trình thu gom phải vận chuyển chất thải trên một đoạn đường dài đến các cơ sở trao đổi, tái sinh tái chế do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao. Ngoài ra các chất thải không được sử dụng triệt để nên việc xử lý chủ yếu là chôn lấp gây nguy hại cho
môi trường. Khi Trung tâm trao đổi chất thải của KCN đi vào hoạt động thì các nguy cơ này sẽ được giảm đi.
3.3 Đề xuất các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động
Trong giai đoạn hoạt động của dự án cần quan tâm giảm thiểu và khống chế các tác động có hại, bao gồm:
- Kiểm soát và xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn;
- Kiểm soát ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn và phòng chống rủi ro sự cố môi trường; - Phối hợp kiểm soát các tác động xã hội tiêu cực về bảo vệ môi trường;
- Xây dựng và huấn luyện một đội ngũ chuyên trách có chuyên môn trong việc quản lý và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh trong KCN. Kinh phí hoạt động của đội này được trích từ nguồn thu của Chủ đầu tư từ các hoạt động dịch vụ KCN.
3.3.1 Chấp hành các quy định pháp luật về BVMT tại KCN
Chủ đầu tư KCN và từng nhà máy trong KCN phải tuân thủ nghiêm chỉnh Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp, nhất là các quy định về quản lý môi trường, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, cải tạo và cải thiện môi trường, phát triển khoa học công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và đô thị, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Các biện pháp cụ thể như sau:
- Áp dụng, hoàn thiện hệ thống và tuân thủ hệ thống quản lý môi trường từ quy mô các KCN, doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất; - Tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về bảo vệ môi
trường KCN;
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ môi trường công nghiệp (chiến lược và kế hoạch hành động BVMT của toàn KCN và từng doanh nghiệp);
- Tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quản lý môi trường như: công tác ĐTM; hoạt động quản lý sau thẩm định ĐTM; thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo và hiệu quả quản lý môi trường; công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi trường; công tác đăng ký nguồn chất thải nguy hại, việc thực hiện các quy chế quản lý môi trường KCN;
- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO14000.
3.3.2 Tổ chức hệ thống quản lý môi trường trong KCN
Chủ đầu tư KCN và các doanh nghiệp hình thành hệ thống quản lý môi trường trong KCN, tại từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN, có ban hành chính sách bảo vệ môi trường với sự tham gia của từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN; có kế hoạch hành động BVMT nhằm duy trì hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN; có bố trí nhân lực, kinh phí nhằm duy trì các hoạt động BVMT trong KCN và từng doanh nghiệp trong KCN. Từng bước xây dựng hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000.
3.3.3 Duy trì hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
Chủ đầu tư và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN hợp tác duy trì hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống cấp nước, cấp điện, thu gom và xử lý