Hy Lạp có nền kinh tế nhỏ so với đa số các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu với GDP chỉ chừng 300 tỷ USD (so với 11.000 tỷ USD của cả khối và 16.000 tỷ USD của tất cả 27 nước trong Liên minh châu Âu), tức là chỉ chiếm khoảng 3% GDP của 16 nước thành viên khu vực đồng euro. Nhưng chính sự bất cẩn trong chi tiêu của nền kinh tế nhỏ ấy lại làm điêu đứng các nước "đại gia" trong khối, đe dọa nền kinh tế các nước thành viên và ảnh hưởng không nhỏ tới tính ổn định và thậm chí số phận của đơn vị tiền tệ châu Âu, tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán Châu Âu và thị trường tài chính toàn cầu.
IV.1. Tác động đến nền kinh tế
IV.1.1. Ảnh hưởng xấu tới tình hình các nước trong khu vực
Trước tiên có thể thấy cuộc khủng hoảng Hy Lạp là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu âu chậm hơn và khá khiêm tốn .
Ngân khố quốc gia cạn kiệt, Hy Lạp không có khả năng trả số nợ nước ngoài lên tới 581,68 tỷ USD chiếm 170,5% GDP, trong đó nợ khu vực EU là 236 tỷ gồm: nợ Pháp 75 tỷ, Đức 45tỷ, Anh 15 tỷ, thiếu các ngân
hàng Bồ Đào Nha 10 tỷ, Tây Ban Nha 86 tỷ. S&P cảnh báo rằng, những người nắm giữ trái phiếu do chính phủ Hy Lạp phát hành có thể sẽ bị mất tới 50% số tiền thậm chí những quốc gia nắm giữ số lượng lớn trái phiếu Hy Lạp như Pháp, Đức, Thụy Sĩ đứng trước nguy cơ mất trắng nếu hy lạp vỡ nợ. Điều này gây ra ảnh hưởng xấu tới ngân sách các nước chủ nợ trong bối cảnh khủng hoảng nợ Hy lạp đang bắt đầu lây lan sang các nước trong khu vực cũng đang ngập trong nợ công và tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức đáng báo động.
Đơn vị tính: tỷ lệ % GDP
Sở dĩ có ý kiến cho rằng tình hình khủng hoảng tại Hy Lạp sẽ lây lan rất nghiêm trọng vì nhiều người tin rằng khu vực đồng tiền chung châu Âu đang có một mối liên quan mật thiết giữa các thành viên, rắc rối ở Hy Lạp sẽ mở màn cho những cú sốc khác về nợ tại một số quốc gia nữa như Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - những quốc gia chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính.
Một trong những đặc điểm nợ của các nước trong khu vực đồng euro là qui mô nợ lẫn nhau rất lớn, các món nợ chồng chéo lẫn nhau. Hiện nay, tổng số nợ công trong khu vực đồng euro khoảng 7062 tỷ euro, trong đó khoản nợ của Hy Lạp chiếm 4%. Ngay chính các nước chủ nợ của Hy Lạp cũng thiếu lẫn nhau dẫn đến tình trạng chủ nợ và con nợ nhập nhằng nhau. Khối nợ của Hy Lạp chưa thấm vào đâu so với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – hai quốc gia cũng đang trên bờ khủng hoảng. Tây Ban Nha nợ tổng cộng 1100 tỷ đô la Mỹ, tức hơn 4 lần món nợ của Hy Lạp, bao gồm 238 tỷ 238 tỉ với Đức, 220 tỉ với Pháp và 114 tỉ với Anh. Nước này đang có tỷ lệ thất nghiệp là 20% và có nền kinh tế gần như yếu nhất châu lục. Bồ Đào Nha nợ tổng cộng 286 tỉ đô la Mỹ, trong đó một phần ba là nợ Tây Ban Nha (86 tỉ), rồi đến nợ Đức 47 tỉ, Pháp 45 tỉ và Anh 24 tỉ; nhưng Tây Ban Nha cũng nợ chéo 28 tỉ. Hy Lạp cũng nợ Bồ Đào Nha gần 10 tỉ. Ngoài ra cũng đáng để ý
là Ý có món nợ lớn tới 1.400 tỉ đô la Mỹ và Ireland nợ 867 tỉ đô la Mỹ, và cả hai đều mang nợ lớn với ba nước đã kể là Đức, Pháp và Anh.
Đáng nói là, ngay cả những quốc gia đầu tàu vốn là chỗ dựa vững chắc cho cả khu vực như Pháp và Đức giờ đây cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi bão nợ công. Rủi ro nằm ở hệ thống ngân hàng hai nước này cũng cao hơn bất kỳ hệ thống nhà băng thuộc quốc gia nào khác. Nguyên do xuất phát từ những món vay nợ chồng chéo giữa các quốc gia trong khu vực. Nguy cơ leo thang và lan rộng của khủng hoảng nợ công ở khu vực này khiến các ngân hàng Pháp và Đức có thể sẽ không thu hồi đủ số tiền mà họ đã cho vay. Tính tới thời điểm này, số nợ khó đòi của các ngân hàng Pháp và Đức đã lên tới gần 1.000 tỷ USD. "Đối tác" vay nợ không ai khác chính là Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha...
Theo dự báo của ủy ban Châu Âu, tổng thâm hụt ngân sách trong khu vực đồng euro năm 2010 sẽ tăng 6,6% GDP so với 6,3% năm 2009. Thâm hụt ngân sách ở các nước này luôn ở mức cao trong những năm gần đây, thêm vào đó là những khoản nợ khó đòi và gánh nặng lớn từ gói cứu trợ 80 tỷ euro cho Hy Lạp khiến nguồn lực cho những chính sách tài khóa ít đi.
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp như một đòn cảnh tỉnh đối với các quốc gia có tỷ lệ nợ công cao, đang đứng trên bờ vực khủng hoảng nợ. Vì thế, ngay lập tức, các chính phủ các nước áp dụng các biện pháp thắt chặt chi tiêu, thắt lưng buộc bụng nhằm giảm thâm hụt ngân sách như tăng tuổi về hưu, tăng thuế, đóng băng tiền lương hưu của những người từng làm trong lĩnh vực nhà nước… để tránh trở thành quân bài domino tiếp theo.
Trong tháng 5, Italy đã đưa ra chương trình cắt giảm ngân sách 24,8 tỷ Euro trong năm 2011 và năm 2012, nhằm đưa thâm hụt ngân sách từ 5,3%
GDP hiê ̣n nay xuống dưới 3% GDP vào năm 2012, theo như quy đi ̣nh của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ngoài ra, Chính phủ Italy dự định sẽ đóng băng việc tăng lương của khu vực nhà nước trong 3 năm, đẩy mạnh cuộc chiến chống trốn thuế và cắt giảm 10% ngân sách cấp bộ trưởng. Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm 2009. Chính phủ Ireland đặt kế hoạch tiết kiệm 4 tỷ euro. Tuổi về hưu được điều chỉnh lên 66 từ 65. Chính phủ Tây Ban Nha nâng tuổi về hưu lên 67 từ mức 65Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD. Chính phủ Đức công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ, đồng euro và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS). Đảng của Thủ tướng Đức đã chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của Liên minh châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013. Chương trình thắt chặt ngân sách đặt mục tiêu tiết kiệm 11,2 tỷ euro trong năm 2011 và giảm thâm hụt ngân sách (năm 2010 dự kiến vượt 5%). Quốc hội Bồ Đào Nha cũng đã chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách của chính phủ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha loại bỏ khả năng tìm đến gói giải cứu của của khu vực đồng tiền chung châu Âu bởi nước này đã phát hành thành công trái phiếu.
Tuy nhiên giảm thâm hụt ngân sách lại làm cho nền kinh tế giảm sâu hơn trong khi cần thực hiện những biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Điều này dồn các nước trong khu vực rơi vào cảnh hoạ vô đơn chí, hình thành nên cái vòng luẩn quẩn:“để trả nợ phải thắt chặt chi tiêu - thắt chặt chi tiêu khiến nền kinh tế đi xuống - nền kinh tế đi xuống
làm nợ tăng - nợ tăng lại phải vay thêm - muốn vay thêm lại phải thắt chặt chi tiêu“. Hệ quả là, các quốc gia này mãi mãi không thể trả hết nợ.
Biểu đồ xác suất vỡ nợ của các quốc gia
Như vậy, chính mối quan hệ tài chính nhùng nhằng khiến cho hiệu ứng domino có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhất là khi Hy Lap- 1 mắt xích trong mối quan hệ chồng chéo này, quân domino đầu tiên đã lung lay. Minh chứng rõ nét là mới đây, tiếp sau Hy Lạp, Ireland đã phải yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cứu nguy kinh tế để đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng và ngân sách. Chính phủ Ireland đã phải tài trợ cho các ngân hàng nước này 50 tỷ euro khiến mức thiếu hụt các khoản tài chính công lại tiếp tục gia tăng. Hệ quả là thâm hụt ngân sách của Ireland đã lên tới 32% GDP, gấp 10 lần mức cho phép của EU. Hôm 21/11, các bộ trưởng Tài chính châu Âu đã chấp thuận cho Ireland vay khoảng 90 tỷ euro (123 tỷ USD). Giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình trạng nợ công của Ireland khiến lãi suất trái phiếu của nước này đã tăng lên các mức cao kỷ
lục, làm bùng lên những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách của khu vực đồng euro có thể đang bước vào giai đoạn hai đầy nguy hiểm, chỉ 6 tháng sau khi khối các nước này đã phải ra tay giải cứu Hy Lạp. Ngày 11/11, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng lên 8,929% - mức cao nhất kể từ khi châu Âu đưa vào lưu hành đồng euro vào năm 1999, đặt các thị trường trái phiếu châu Âu vào tình trạng căng thẳng cực độ.
IV.1.2. Tác động đến Thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng Châu Âu
Nguy cơ về khả năng Hy Lạp sẽ bị khai trừ khỏi EU khiến các ngân hàng châu Âu trở nên bối rối trước những khoản nợ của quốc gia này và của một số chính phủ châu Âu.
Về thị trường trái phiếu, ngày 27/4 định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp đã bị Standard & Poor’s hạ về mức BB+ từ mức BBB+ trước đó. Việc giảm điểm tín nhiệm này đồng nghĩa với việc trái phiếu chính phủ do Athens phát hành không còn được xem là trái phiếu hạng đầu tư, mà là loại chứa đựng nhiều rủi ro; định mức tín nhiệm nợ ngắn hạn sẽ bị đánh tụt từ hạng A2 xuống hạng B, triển vọng định mức tín nhiệm khá bi quan. Ngoài ra, Standard & Poors còn hạ thấp định mức tín nhiệm nợ của ngân hàng quốc dân Hy Lạp, ngân hàng EUR, ngân hàng Alpha và ngân hàng Piraeus. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đồng euro bắt đầu được sử dụng tới nay, định mức tín nhiệm nợ dài hạn của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung euro bị hạ thấp đến như vậy. Điều làm các nhà đầu tư lo lắng ở thời điểm này là sự suy
trong khối sử dụng đồng euro. Bồ Đào Nha bị xem là một mắt xích yếu có thể sa vào vũng lầy khủng hoảng. Định mức tín nhiệm của Bồ Đào Nha cũng vừa bị Standard & Poor’s hạ về A- từ mức A+ trước đó. Một ngày sau khi Hy Lạp và Bồ Đào Nha bị hạ mức tín nhiệm, Standard & Poor lại tiếp tục rờ tay tới Tây Ban Nha, kéo mức tín nhiệm của quốc gia châu Âu này từ AA+ xuống còn AA. Một số quốc gia khác trong khu vực đồng euro đang bị xem là có khả năng “theo chân” Hy Lạp bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland…
Thị trường lo lắng về số phận của đất nước có tỷ lệ nợ vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ nhưng người ta cũng lo lắng nhiều hơn về cái gọi là hiệu ứng lây lan, thuật ngữ ám chỉ sự lan rộng khó đoán của khủng hoảng tài chính. Tệ hại hơn nữa là việc nếu các nhà đầu tư quá hoảng sợ. Nếu nhà đầu tư mất tiền với một nước, họ sẽ tính toán luôn đến khả năng kịch bản lặp lại có thể xảy ra với tiền của họ tại những nước khác đang có tình trạng tài chính tương tự. Họ bán tháo các khoản đầu tư tại các nước này buộc các nước này phải trả lãi cao hơn nếu tiếp tục muốn vay tiền khiến các khoản nợ ngày càng chồng chất. Hệ quả là các quốc gia này rơi vào vòng xoáy nợ nần và tình trạng tồi tệ có thể lan sang nước khác nữa.
Lo ngại về tình trạng nợ công ở châu Âu ngày càng xấu hơn khiến giá trái phiếu sụt giảm và lợi tức thì tăng cao. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp tăng lên 19% và của Bồ Đào Nha là 5,7%. Sau khi EU và IMF triển khai gói hỗ trợ trị giá 750 tỉ euro (960 tỉ USD) vào tháng 5 do chương trình này chưa hội đủ điều kiện để thực thi, các nhà đầu tư đã đưa ra lãi suất trái phiếu của chính phủ Hy Lạp cao hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu của chính phủ Đức. Cuối tháng 8, chênh lệch lãi suất giữa hai loại trái phiếu này tiếp tục tăng cao, lãi suất bổ sung mà các nhà đầu tư yêu cầu khi mua trái phiếu 10 năm của Hy Lạp cao hơn so với lãi suất trái phiếu cùng thời hạn
của Chính phủ Đức là 902 điểm cơ bản so với 785 điểm cơ bản vào cuối tháng 6, lãi suất trái phiếu cùng loại của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland lần lượt tăng thêm 173; 331 và 340 điểm cơ bản. Ngày 03/9, các nhà đầu tư áp mức lãi suất 11,28% (ngày 06/9 là 11,34%) khi mua trái phiếu 10 năm của chính phủ Hy Lạp trong khi trái phiếu chính phủ Đức cùng thời hạn chỉ có lãi suất 2,34%.
Các nhà đầu tư ngại rót vốn vào hệ thống ngân hàng châu Âu do các ngân hàng này đang ôm rất nhiều trái phiếu chính phủ, riêng các công ty tài chính lớn nhất châu Âu nắm giữ trên 134 tỉ euro trái phiếu Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sự do dự này của các nhà đầu tư đã làm tăng lãi suất trái phiếu ngân hàng, một số ngân hàng châu Âu phải trả chi phí vay vốn cao hơn so với trước đây. Vào ngày 2/9/2010, các nhà đầu tư yêu cầu tăng lãi suất thêm 383 điểm cơ bản (3,83 điểm phần trăm) khi mua lại trái phiếu chính phủ thời hạn 5-10 năm từ Ngân hàng BNP Paribas SA (dữ liệu của Ngân hàng Merrill Lynch). Kết quả điều tra của Morgan Stanley cho thấy, các ngân hàng khu vực nắm khoảng 90% nợ chính phủ Hy lạp trên bảng cân đối tài sản.
Việc các nhà đầu tư e ngại rót vốn vào hệ thống ngân hàng cũng dẫn tới một hệ quả tất yếu nữa là các ngân hàng chậm trễ trong việc tăng vốn cần thiết, gây khó khăn trong việc cho vay, kể cả cho vay lẫn nhau, làm tăng lượng tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ngày 9/6, các ngân hàng khu vực euro đã gửi lượng tiền mặt kỷ lục 369 tỉ euro tại ECB, cao hơn trong tháng 10/2008 khi đổ vỡ tín dụng, số lượng ngân hàng gửi tiền tại ECB cũng tăng lên quá mức (theo Công ty Quản lý tài sản Swisscanto). Do nguồn vốn bị ứ đọng, nhiều định chế tài chính châu Âu tiếp tục lệ thuộc
vay 132 tỉ euro thời hạn 3 tháng cho 171 định chế tài chính. Ngày 02/9, chủ tịch ECB Trichet đã mở rộng các biện pháp cho vay khẩn cấp cho các ngân hàng cho tới năm 2011. ECB sẽ duy trì việc cung cấp không giới hạn các khoản vay 1 tuần đến 1 tháng chí ít là đến 18/01/2011, và sẽ bổ sung các khoản vay thời hạn 3 tháng vào tháng 10, 11 và 12.
Hy Lạp vẫn đang đối mặt với rủi ro vỡ nợ rất lớn do tình trạng mất khả năng thanh toán đang cản trở quốc gia này trong việc hoàn trả các khoản nợ khi chương trình cứu trợ kết thúc trong 3 năm tới. Sự vỡ nợ của Hy Lạp