Hiện nay , du khách Nhật rất quan tâm đến Việt Nam. Vì vậy việc tìm hiểu tâm lý của khách để đáp ứng nhu cầu của họ là điều cần thiết. Người Nhật rất thông minh, cần cù. Họ yêu thiên nhiên, trung thành có truyền thống, thường thích những gì cụ thể rõ ràng, có tính kỷ luật cao. Họ yêu tổ quốc, giữ gìn truyền thống và danh dự gia đình. Họ sống lạc quan, thực tế, nhạy cảm, lễ phép, lịch sự, độ lượng, ôn hoà, điềm tĩnh, gia giáo, kiên trì, ham học hỏi, tính tự chủ cao. Họ là người sống có thẩm mỹ cao, chu toàn bổn phận với nhóm, biểu hiện đi du lịch theo đoàn và tôn trọng ý kiến của trưởng đoàn. Luôn tạo không khí hoà thuận, thống nhất. Trong giao tiếp họ là người rất tế nhị. Khi chào hỏi họ thường cúi gập đầu thể hiện sự kính trọng, họ rất điềm đạm. Họ thường ăn các món chế biến từ hải sản, món ăn truyền thống là cá sống, gỏi cá, gỏi tôm uống với rượu Sakê và món cơm Suki nổi tiếng.
Người Nhật thích đi du lịch đơn lẻ và thường chọn những nơi có cảnh đẹp có nắng, có nước biển trong xanh, cát trắng, sinh hoạt thuận tiện, hiện đại. Thích thăm các di tích cổ, thích tham gia các chương trình thể thao mạo hiểm, quan tâm đến sự mến khách và chất lượng dịch vụ. Họ thường giữ gìn bản sắc khi đi du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch người Nhật thường mua quà lưu niệm, thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng cao nhưng thường hay quan tâm đến cước phí vận chuyển. Họ đòi hỏi tính chính xác cao về thời gian vì họ sống theo lối sống công nghiệp.
Người Nhật rất quan tâm tới sự an toàn. Nên đến khách sạn họ thường yêu cầu được ở trên tầng cao (thường là tầng 4,5). Du khách Nhật thường là những người giàu có, luôn muốn ăn nghỉ tại khách sạn sang trọng đầy đủ tiện nghi, phục vụ tới mức tốt nhất và địa thế thuận tiện , gàn trung tâm vui chơi giải trí và mua sắm. Khách du lịch Nhật Bản đa số là cởi mở, đôn hậu trung thực, tình cảm dễ biểu hiện ra bên ngoài. Họ biết kiềm chế và bình tĩnh trước mọi tình huống. Gặp điều gì không hài lòng cũng ít khi tỏ ra gay gắt hay phản đối ầm ĩ. Tuy cởi
mở nhưng đa số người Nhật vẫn giữ được sự sâu lắng của mình. Người Nhật rất cẩn thận, họ chỉ giám mua những tour du lịch thông qua các công ty hoặc các hãng lữ hành có uy tín, có tên tuổi và bản thân người Nhật họ quên dùng các sản phẩm có nhãn mác.
Khi giao tiếp họ thường bắt tay nhẹ nhàng không nhìn vào mắt khách, họ không thích xưng hô bằng tên khi trao đổi hay giải quyết công việc gì người Nhật Bản đều thích nói thẳng, tỏ rõ lập trường của mình, không ưa lối nói bóng gió, quanh co, khó hiểu. Người Nhật rất chú ý đến tuổi tác, địa vị, vị trí trong xã hội, khả năng tài chính...của người đối thoại. Đặc biệt họ rất tôn kính người lớn tuổi, người có địa vị cao trong xã hội. Đến Việt Nam họ thích tham quan cảnh thiên nhiên thanh bình, yên tĩnh của các miền quê ví dụ cảnh quan của Vịnh Hạ Long, đồng bằng sông Cửu Long, các làng nghề thủ công truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng tranh Đông Hồ...Đặc biệt khi đến Việt Nam họ đều muốn xem múa rối nước. Chủ dề mà người Nhật quan tâm bàn luận là lịch sử, thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, kinh doanh. Họ không thích nói chuyện về Hoàng Gia, Lễ Giáo gia đình, chiến tranh, khủng bố, sự suy đồi, vv..
Trong nghệ thuật trang trí họ trang trí rất cầu kỳ và sử dụng 2 màu tương phản là đỏ và đen. Đây cũng là nét nổi bật trong tính cách của họ. Sang Việt Nam họ thích mua những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được làm từ mây, tre nứa, gỗ sừng, đá, hàng thêu, len, tơ, lụa....Đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng. Theo ông Minoru - Giám đốc điều hành hiệp hội du lịch Nhật bản JATA tổng kết lại 8 yếu tố tâm lý của người Nhật Bản JATA tổng kết lại 8 yếu tố tâm lý của người Nhật khi đi du lịch:
- Thích đến những vùng đất có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những nơi có vẻ đẹp tự nhiên hoan sơ.
- thích đến những nơi có có bề dày lịch sử, văn hoá....Nên họ thường tìm đến các bảo tàng lịch sử, mỹ thuật.
- Thích ăn những món ngon, thưởng thức ẩm thực dân tộc
- Thích những đất nước mà dân bản địa hiếu khách, tình cảm đằm thắm. Họ không muốn đến nơi có sự phân biệt nam nữ, tôn giáo chủng tộc...
- Thích đến những nơi có các hoạt động tình nguyện vì đi ra nước ngoài họ có cơ hội khám phá, tìm hiểu những nét đặc sắc của nhiều nước khác nhau. Những lĩnh vực họ quan tâm là giáo dục, nông nghiệp, y tế, phục hồi các di sản, kiến trúc…
- Thích được thưởng thức nghệ thuật truyền thống nơi họ đặt chân đến. Đến Hà Nội họ thường dành thời gian xem múa rối nước. Nhiều phụ nữ Nhật còn thích đến các đền chùa.
- Thích mua sắm đồ thủ công truyền thống về làm quà cho người thân và bạn bè với ý thông báo nơi đến. Những hàng truyền thống mẫu mã phong phú, cs nét đặc trưng riêng, giá cả phải chăng, hình dáng ngộ nghĩnh sẽ kích thích người Nhật mua nhiều. Trang phục dân tộc cũng vậy, phụ nữ Nhật rất thích áo dài Việt Nam, họ cho rằng nó rất đẹp, dễ mặc và phù hợp khi đến dự tiệc tùng.
- Thích đến những nơi có an ninh trật tự tốt. Họ thích đi dạo về đêm ở những nơi có phong cảnh đẹp.
+ Đặc điểm chung
- Có cách cư sử đúng mực, làm theo trật tự, có kỷ luật, nói tiếng Anh không thạo
- Không thích phiêu lưu mạo hiểm, bảo thủ - Chỉ tiêu nhiều khi đi du lịch
- Thích sạch sẽ, ngăn nắp - Thích an toàn
+ Yêu cầu về du lịch của người Nhật
- Thích ngủ trong phòng có 2 giường riêng biệt
- Môi trường cảnh quan của khách sạn có không gian thoáng, diện tích rộng - Trang thiết bị của khách sạn đầy đủ, tiện nghi
- Mọi sản phẩm tiêu dùng phải có chất lượng, xuất xứ, nhãn hiệu nổi tiếng - Sự thân thiện của nhân viên
+ Yêu cầu với hướng dẫn viên của khách Nhật - Khả năng ngôn ngữ thành thạo
- Kiến thức chuyên môn - Sự thân thiện và nhân cách
- Tư trang chỉnh chu, hình thức ưa nhìn, trang phục gọn gàng - Tinh thần làm việc cầu tiến, hăng say, nhiệt tình
+ Tâm lý của khách Nhật - Không thích số 4 và 9
- Thích bọc quà trong giấy đẹp, có nghệ thuật.