GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI KHỦNG BỐ VÀ CÁC TỘI PHẠM LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu 252642 (Trang 97 - 104)

V it Nam, B lut hình s không ph il vn bn duy nh ta ra khái n im

d ng bo lc n hm các mc ích chính tr , bao mc vi s ng bo lc nh mụ ằụ đị ằ

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI KHỦNG BỐ VÀ CÁC TỘI PHẠM LIÊN QUAN

KHỦNG BỐ VÀ CÁC TỘI PHẠM LIÊN QUAN

Qua các lần sửa đổi, quy định về tội khủng bố và các tội phạm liên quan tại Bộ luật hình sự Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế về chống khủng bố và tương đồng với pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, quy định tại Bộ luật hình sự về tội phạm này vẫn còn một số bất cập sau đây:

Thứ nhất, tội khủng bố tại Điều 84 Bộ luật hình sự quy định “người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân” và “khủng bố người nước ngoài nhằm…”. Như vậy, đối tượng tác động của hành vi ở đây là cán bộ, hoặc công chức hoặc công dân hoặc người nước ngoài. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì chỉ cần quy định công dân và người nước ngoài đã đủ bao gồm hết tất cả các đối tượng trên. Như vậy, nên sửa lại Điều 84 như sau “người nào nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà xâm phạm tính mạng của người khác thì…”

Thứ hai, ngay trong Bộ luật hình sự còn tồn tại hai quy định khác nhau về tội khủng bố: Điều 84 - Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và Điều 230a: Tội khủng bố. Hai tội phạm này có cấu thành rất khác nhau thể hiện chính sách xử lý riêng biệt của Nhà nước ta đối với hai loại hành vi phạm tội này. Đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 thì hành vi cấu thành tội phạm là xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể con người với mục đích chống chính quyền nhân dân còn tội khủng bố quy định tại Điều 230a có cấu thành là các hành vi xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, tài sản của cá nhân, tổ chức có mục đích là gây hoảng loạn trong dân chúng. Rõ ràng cùng là hành vi khủng bố tuy nhiên hai tội phạm này có cấu thành hoàn toàn khác nhau gây khó khăn cho việc xử lý và hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố. Điều này cũng thể hiện sự lúng túng của nhà làm luật khi đưa ra định nghĩa khủng bố. Việc quy định song song hai tội khủng bố tại hai chương và hai điều luật khác nhau với cấu thành khác nhau là điều bất cập cần được sửa đổi cho phù hợp với xu hướng của pháp luật quốc tế trên cơ sở nghiên cứu pháp luật một số quốc gia khác.

Theo quan điểm của chúng tôi, để giải quyết vấn đề này cần bỏ tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân tại Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bổ sung và xử về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999). Thiết nghĩ, đây là điều hợp lý nhằm đảm bảo tính thống nhất nội tại của Bộ luật, đồng thời giúp cho việc hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố trên cơ sở định nghĩa về khủng bố khách quan. Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau: “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.

Hiện nay, tội này chỉ xét xử người có hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Thiết nghĩ, từ “hoạt động” ở Điều luật này cần được giải thích mở rộng hơn chứ không chỉ là “hoạt động thành lập hay “tham gia tổ chức”. Hoạt động cần hiểu theo đúng “Từ điển tiếng Việt” đó là “tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội”.

Thứ ba, theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố (ví dụ Công ước New York 1999 về tài trợ khủng bố, Công ước New York 1997 về chống khủng bố bằng bom…) thì hành vi khủng bố được thực hiện nhằm ba mục đích: Một , gây hoảng loạn trong công chúng; Hai là, ép buộc chính quyền làm hoặc không làm một việc nhất định theo yêu cầu của bọn khủng bố; Ba là, ép buộc tổ chức quốc tế làm hoặc không làm công việc nhất định theo yêu cầu của những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, tội khủng bố theo quy định tại Điều 230a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 mới chỉ ghi nhận một mục đích của hành vi khủng bố, đó là hành vi nhằm gây hoảng loạn trong công chúng. Chính vì thế, thiết nghĩ Bộ luật hình sự cần tiếp tục sửa đổi theo hướng ghi nhận các mục đích trên vào tội khủng bố quy

định tại Điều 230a. Nếu giữ nguyên quy định như hiện nay có nghĩa là hành vi có mục đích gây hoảng loạn trong công chúng thì sẽ xử lý về tội khủng bố còn hành vi có một trong 2 mục đích còn lại sẽ xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều này không phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật các nước trên thế giới đồng thời chưa ghi nhận hết các dấu hiệu cấu thành tội khủng bố tại Điều 230a. Theo quan điểm của chúng tôi, Điều 230a nên sửa đổi cụ thể như sau:

“Điều 230a. Tội khủng bố

1. Người nào xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá huỷ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng, nhằm ép buộc chính cơ quan chính quyền hoặc nhằm ép buộc tổ chức quốc tế thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Thứ tư, về các tội liên quan đến khủng bố, Bộ luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận tương đối đầy đủ các hành vi theo yêu cầu của các công ước

quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ghi nhận các hành vi khủng bố thực tế đã diễn ra trên thế giới như hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), hành vi phát tán vi-rút, chương trình tin học có tính năng gây thiệt hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số (Điều 224)… Tuy nhiên, các điều luật này được sắp xếp chưa hợp lý, chưa đúng với tính chất của hành vi. Ví dụ, hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng lại xếp vào các tội phạm về môi trường. Hành vi này nên xếp vào Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng như các tội phạm cùng tính chất khác như tội khủng bố, tội phát tán chương trình vi-rút máy tính, chiếm đoạt tàu bay…

Thứ năm, việc quy định tội khủng bố và các tội liên quan tại Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay làm xuất hiện vấn đề sau:

Khi xuất hiện một hành vi, ví dụ như chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, khi nào thì bị truy tố, xét xử về tội khủng bố (Điều 230a Bộ luật hình sự), khi nào bị truy tố xét xử về các tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221 Bộ luật hình sự). Đây là vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể. Theo quan điểm của chúng tôi, dấu hiệu quan trọng nhất phân biệt tội khủng bố và các tội phạm khác là tính mục đích. Nếu hành vi phạm tội có mục đích gây hoảng loạn trong công chúng sẽ bị truy tố, xét xử về tội khủng bố, còn khi không có mục đích hoặc có mục đích khác thì truy tố, xét xử về các tội phạm khác như chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, nếu các hành vi này có mục đích xâm phạm an ninh quốc gia lại xét xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Như vậy, nhìn chung pháp luật hình sự Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và tương thích hơn với pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia khác trên thế giới cũng như ghi nhận một cách khách quan biểu hiện của

hành vi khủng bố trên thực tế. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống khủng bố giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quy định về tội khủng bố cũng như các tội phạm liên quan trong luật hình sự Việt Nam còn một số bất cập như trên đã trình bày, điều này cần sớm được khác phục để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố.

KẾT LUẬN

Khủng bố hiện nay là một trong những nguy cơ đe doạ lớn tới hoà bình và an ninh quốc tế. Do vậy, đấu tranh chống khủng bố là hành động cấp thiết và lâu dài trên nhiều phương diện, trong đó pháp luật là công cụ chủ yếu.

Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất hiện nay trong việc hoàn thiện pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố chính là Công ước chung về chống khủng bố với một định nghĩa toàn diện về tội phạm này. Hiện nay trên thế giới tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về khủng bố và chưa có định nghĩa về khủng bố nào đưa ra nhận được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia. Vấn đề phân biệt giữa khủng bố và các tội phạm khác, vấn đề chủ thể của hành vi khủng bố… vẫn là chủ đề tranh cãi giữa các quốc gia. Mặc dù, thông qua các biểu hiện của hành vi khủng bố trên thực tế cũng như qua lý luận chung của pháp luật hình sự quốc tế không khó khăn để đưa ra định nghĩa khách quan về khủng bố, tuy nhiên các quốc gia sẽ chỉ đạt được định nghĩa thống nhất khi có sự tách bạch giữa các vấn đề chính trị và pháp lý.

Bởi lợi ích chính trị là một trong những rào cản của một định nghĩa chung về khủng bố. Thiết nghĩ, để đạt được định nghĩa thống nhất, các quốc gia cần đặt lợi ích chung của nhân loại, mục tiêu bảo vệ con người lên trên hết.

Pháp lu t qu c t v ch ng kh ng b nhìn chung ậ ố ế ề ố ủ ố được xây d ng trên c sự ơ ở các nguyên t c c b n c a pháp lu t qu c t , nh ng bên c nh ó c ng có nh ngắ ơ ả ủ ậ ố ế ư ạ đ ũ ữ nguyên t c ắ đặc thù. Các nguyên t c n y l t tắ à à ư ưởng chính tr -pháp lý nh hị đị ướng cho to n b ho t à ộ ạ động đấu tranh ch ng kh ng b m i qu c gia v trên to n th gi i.ố ủ ố ở ỗ ố à à ế ớ Pháp lu t qu c t v ch ng kh ng b hi n nay quy nh ngh a v c a các qu c giaậ ố ế ề ố ủ ố ệ đị ĩ ụ ủ ố ph i t i ph m hoá các h nh vi ả ộ ạ à được nêu trong công ước, ngh a v h p tác c a cácĩ ụ ợ ủ qu c gia v các bi n pháp phòng ng a h nh vi kh ng b . Pháp lu t qu c t v ch ngố à ệ ừ à ủ ố ậ ố ế ề ố kh ng b hi n nay c ng quy nh vi c xác nh quy n t i phán c a qu c gia ủ ố ệ ũ đị ệ đị ề à ủ ố đố ới v i nh ng cá nhân ph m t i kh ng b v i các c n c nh : lãnh th , qu c t ch, c a ngữ ạ ộ ủ ố ớ ă ứ ư ổ ố ị ủ ười b tình nghi, quy n t i phán ph quát Th nh ng, các quy nh n y hi n n m r iị ề à ổ … ế ư đị à ệ ằ ả rác nhi u i u ở ề đ ề ước khác nhau vì c ng ộ đồng qu c t ch a xây d ng ố ế ư ự được công ước chung v ch ng kh ng b . Hi n tr ng n y ã gây ra nh ng khó kh n nh t nh choề ố ủ ố ệ ạ à đ ữ ă ấ đị cu c ộ đấu tranh ch ng kh ng b m i qu c gia nói riêng v trên to n th gi i nóiố ủ ố ở ỗ ố à à ế ớ chung. Thi t ngh , ây chính l h n ch c a pháp lu t qu c t v ế ĩ đ à ạ ế ủ ậ ố ế ề đấu tranh ch ngố kh ng b c n ủ ố ầ được kh c ph c trong th i gian t i. ắ ụ ờ ớ

Luận văn này trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm hiện nay trên thế giới, nghiên cứu pháp luật các nước và pháp luật quốc tế về chống khủng bố với mục đích tìm ra được một định nghĩa về khủng bố khách quan nhất, được nhiều người chấp nhận nhất. Từ đó hướng tới việc hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về chống khủng bố. Bởi vì, Bộ luật hình sự là Bộ luật duy nhất của Việt Nam ghi nhận về tội phạm về hình phạt, thể hiện quan điểm và thái độ nghiêm khắc nhất của Nhà nước ta đối với hành vi phạm tội này.

Lu n v n hy v ng s góp m t ph n nh bé v o vi c tr l i câu h i l n gâyậ ă ọ ẽ ộ ầ ỏ à ệ ả ờ ỏ ớ tranh cãi hi n nay trên th gi i: Kh ng b l gì? ệ ế ớ ủ ố à Đồng th i qua ó có th óng góp ýờ đ ể đ ki n tích c c v m t c s lý lu n v th c ti n giúp cho vi c ho n thi n B lu tế ự ề ặ ơ ở ậ à ự ễ ệ à ệ ộ ậ hình s Vi t Nam trong tự ệ ương lai v v n ề ấ đề à n y.

Một phần của tài liệu 252642 (Trang 97 - 104)