Quá trình hình thành chi nhánh NHNT Thành Công

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 30 - 33)

Ngay từ khi vừa ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công tác quản lý ngoại hối đã được đặt ra như một thách đó sinh tử đối với vân mệnh quốc gia. Nhận thức được vai trò to lớn đó, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mà tiền thân là sở quản lý ngoại hối.

Sự ra đời Ngân hàng Ngoại thương- Vietcombank

Kết thúc giai đoạn 300 ngày, kể từ tháng 5/1955 miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam chuyển sang giai đoạn mới. Điều kiện hoà bình tạo thuận lợi cho kinh tế miền Bắc, hỗ trợ cho kinh tế cho miền Nam. Một loạt các yêu cầu mới được đặt ra đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương: việc buôn bán giữa các nước trong khu vực XHCN với các nước ngoài khu vực, việc chi viện cho miền Nam bắng các loại tiền tệ khác nhau… đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên trách kỹ thuật này. Theo đó, Sở quản lý ngoại hối - tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo nghị định 443/TTG của thủ tướng chính phủ ngày 20/1/1955. Nghị định quy định 4 nhiệm vụ của Sở quản lý ngoại hối là:

 Quản lý và kinh doanh ngoại hối, không để tiền vốn của quốc gia chạy ra nước ngoài

 Quản lý việc mua bán ngoại hối dưới mọi hình thức (trao đổi tiền mặt, chuyển ngân…)

 Kiểm soát mọi việc kinh doanh và chuyển vận vàng bạc

 Nghiên cứu các vấn đề hối đoái với nước ngoài, đề nghị những thể lệ về ngoại hối

Từ thập kỷ 60 trở đi, tình hình mới đòi hỏi phải có những thay đổi và chuyên môn hoá hơn về mặt tổ chức trong lĩnh vực ngoại thương. Cho đến năm 1960, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34 nước. Trong quan hệ đó nếu nhập cuộc cả hai chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một dầu mối thì không còn thuận tiện cho việc giẩi quyết các mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều.

Trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng thấy rõ yêu cầu phải tách bạch giữa chức năng quản lý tiền tệ với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng cơ sở. Đó chính là lý do ra đời hệ thống tổ chức ở các địa phương gồm các chi nhánh NHNN tại các tỉnh và hai thành phố Hà Nội, Hải phòng. Các chi nhánh này thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ- tín dụng. Sau đó hệ thống các chi nhánh ngân hàng nghiệp vụ thị xã cũng như các chi nhánh cấp 2 của ngân hàng tại cấp huyện cũng lần lượt được hình thành, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trực tiếp phục vụ khách hàng.

Tại bộ máy NHNN trung ương cũng đã đến lúc đặt ra yêu cầu thành lập một ngân hàng chuyên nghiệp ngoại hối, có vị trí pháp lý và chức danh giao dịch trên thương trường Việt Nam và quôc tế, thay thế NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý vĩ mô về ngoại hối. Đây không chỉ là vần đề riêng của Việt nam mà là yêu cầu và xu hướng chung của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa thời đó.

đinh 115CP, vào ngày 1-4-1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, với tư cách là một pháp nhân ngân hàng thương mại giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế. Kể từ đó thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ra đời với tên gọi tiếng Anh là Bank for foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank chủ yếu trên 5 nội dung chính:

 Vốn kinh doanh

 Tín dụng ngoại thương  Thanh toán quôc tế

 Quản lý và điều hành tác nghiệp quỹ ngoại tệ của Nhà nước  Quản lý ngoại hối

Việt Nam thống nhất, sự quản lý đất nước thuộc hội đồng bộ trưởng tức chính phủ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tất cả các nagnhf chính thức được hợp nhất. Ngành ngân hàng cũng tiến hành hợp nhất Bắc Nam. từ đây xuất hiện hệ thống ngân hàng của cả nước, NHNN trung ương tại Hà Nội. Tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, tại các quận, huyện, thị xã đều có các chi nhánh ngân hàng với chức năng tương đương, phù hợp. Cũng từ đây vị trí quốc tế của Việt Nam được nâng cao do đó quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng. Phục vụ kinh tế đối ngoại là Vietcombank theo cơ chế kiêm nghiệm của cục quản lý ngoại hối thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong điều kiện mới đó, Vietcombank cũng cần hình thành một hệ thống tổ chức từ cơ sở đến trung ương.

Sự thành lập chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công

Từ sau khi đất nước thống nhất, đến cuối nhưnữg năm 80, vietcombank đã xác lập một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp đối ngoại thống nhất trong

cả nước, gồm hội sở trung ương ở Hà Nội và 11 chi nhánh tại các địa bàn chủ yếu. Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày 11-3- 1985, là thành viên trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng 1. Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quôc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Đến cuối năm 2006, với yêu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh, ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm: 6 phòng giao dịch, 1 quầy thu đổi ngoại tệ cùng 4 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội trong đó có chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 30-32 Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội. Đến ngày 1/1/2007 chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công chính thức trở thành chi nhánh cấp 1, có vị trí ngang bằng với chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w