0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Kiến nghị về xử lý các khoản “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” trên

Một phần của tài liệu MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 64 -66 )

trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN.

-Tại tổng công ty VIWASEEN, mặc dù có rất nhiều công ty con, và các giao dịch nội bộ phát sinh. Nhưng lại không ghi nhận bất cứ một khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thật sự phát sinh nào, đây là điểm khác biệt trong kế toán hợp nhất Báo cáo tài chính của Tổng công ty VIWASEEN với chế độ kế toánh hiện hành.

-Nguyên nhân của điểm khác biệt này có thể lý giải do việc theo dõi các khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thật sự phát sinh là hết sức phức tạp. Để có thể kết luận một khoản “Lãi, lỗ nội bộ” đã thực sự phát sinh, hay chưa thực sự phát sinh trong Tổng công ty. Cần theo dõi thường xuyên tình hình biến động lượng hàng hoá trao đổi của giao dịch nội bộ đó. Đến cuối kỳ căn cứ vào lượng hàng hoá đã tiêu thụ, và lượng hàng hoá còn lại, để đưa ra kết luận về phần Lãi lỗ nội bộ đã phát sinh, hay chưa phát sinh. Ngoài ra, các khoản lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh cũng thường có giá trị nhỏ, và nếu trong những kỳ kế toán sau lượng hàng hoá của giao dịch nội bộ đó được tiêu thụ hết,

thì phần Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh cũng sẽ chuyển thành Lãi lỗ nội bộ đã phát sinh.

-Tuy nhiên việc loại trừ những khoản lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh sẽ đảm bảo tính “thận trọng” và “chính xác về thời gian phát sinh” cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Xin đề xuất cách xử lý khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh trong một trường hợp cụ thể, để thấy rõ hơn về những điều chỉnh cần thiết khi xử lý khoản mục Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh:

Trong những giao dịch nội bộ giữa Tổng công ty VIWASEEN và công ty con VIWASEEN.1 có một giao dịch nội bộ như sau:

Tổng công ty VIWASEEN bán cho công ty con VIWASEEN.1 một lượng hàng hóa có giá trị 3 tỷ đồng. Giá vốn của lượng hàng hoá này là 2.9 tỷ đồng. Như vậy tại tổng công ty VIWASEEN, có một khoản lãi nội bộ được ghi nhận trị giá 100 triệu đồng. Đến cuối kỳ kế toán, VIWASEEN.1 vẫn chưa tiêu thụ xong lượng hàng hoá trên. Theo sổ sách kế toán của VIWASEEN.1 thì lượng hàng trên mới chỉ được tiêu thụ một nửa. Như vậy đã có một khoản “Lãi nội bộ chưa thực sự phát sinh” có giá trị 50 Triệu đồng. Tổng công ty cần ghi nhận và loại bỏ phần Lãi nội bộ chưa thực sự phát sinh này khỏi “Lợi nhuận chịu thuế” của Tổng công ty.

Trong kỳ, Công ty mẹ đã tính ra khoản thuế TNDN phải nộp cho toàn bộ phần lãi nội bộ (100 triệu đồng). Nhưng khi tính Lợi nhuận cho cả tập đoàn thì chỉ phần “Lãi nội bộ đã thực sự phát sinh” (trị giá 50 triệu đồng) được ghi nhận vào lãi Tổng công ty. Đã có sự chênh lệch giữa “cơ sở tình thuế TNDN” và “cơ sở tính Lợi nhuận” trong kỳ của Tổng công ty (chênh lệch này đúng bằng khoản “Lãi nội bộ chưa thực sự phát sinh”). Phải ghi nhận phần thuế TNDN phải nộp cho khoản chênh lệch này vào “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” của Tổng công ty, và điều chỉnh giảm tương ứng “Chi phí thuế TNDN” khi xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

Các khoản mục cần điều chỉnh:

Loại bỏ khỏi giá trị “Hàng tồn kho”, và “Lợi nhuận chưa phân phối” một lượng tương ứng là 50 Triệu đồng .

Ghi tăng “Tài sản thuế TNDN”, đồng thời ghi tăng “Lợi nhuận chưa phân phối” lên một khoản 14 triệu đồng (28% của 50 triệu đồng).

-Ngoài ra, để theo dõi các khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh. Tổng công ty VIWASEEN phải quy định các Công ty trong tập đoàn ngoài việc theo dõi tình hình biến động của các Tài sản của các giao dịch nội bộ để lập Báo cáo tài chính của mình. Cần cung cấp những thông tin đó lên Tổng công ty để xác định phần “Lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” tại thời điểm cuối kỳ kế toán, và loại trừ chúng khi lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Một phần của tài liệu MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 64 -66 )

×