Phát triển nguồn nhân lực trong doanhnghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và thực trạng đầu tư phát triển trong DNNN hiện nay (Trang 26 - 28)

II) Thực trạng đầu tư phát triển trong doanhnghiệp nhà nước giai đoạn 2001-

2.3)Phát triển nguồn nhân lực trong doanhnghiệp nhà nước

Bước sang thế kỉ 21, tri thức trở thành một yếu tố quan trọng nhất,sức mạnh nhất trên mọi phương diện văn hoá, kinh tế, xã hội…Chính vì vậy đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là của toàn xã hội,mọi thành phần kinh tế,và DNNN cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.Sự thành công hay thất bại của DNNN do nhiều yếu tố tạo nên,có cả khách quan và chủ quan.Trong số đó có nguyên nhân về nguồn nhân lực. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc thành bại của DNNN, bởi vì mọi hoạt động từ việc sắp xếp, bố trí lại doanh nghiệp cho đến điều hành sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…đều do con người nắm giữ và quyết định.Vì vậy việc làm rõ vai trò thực trạng của nguồn nhân lực trong DNNN có ý nghĩa quan trong giúp các DNNN thấy được sự cần thiết phải đầu tư phát triển cho nguồn nhân lặc nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê giai đoạn 2001-2005, số lao động trong DNNN có xu hướng giảm đi sau 5 năm,nhưng không nhiều,chỉ giảm đi 47.672 người và bình quân mỗi năm giảm 9.534 người, tương ứng với tỉ lệ giảm đi sau 5 năm là 2,3% và bình quân giảm 0,3% /năm.

2001 2002 2003 2004 2005

Số DNNN 5355 5363 4845 4596 4086

DNNN(người)

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Bên cạnh đó, số vốn tính trên lao động của DNNN có sự tăng lên mạnh mẽ đạt 180 triệu đồng năm 2000 và 200 triệu đồng năm 2003. Điều đó đồng nghĩa với điều kiện làm việc cũng như trình độ của cán bộ và công nhân viên trong hệ thống DNNN đã được cải thiện phần nào, dẫn đến đời sống của họ cũng được nâng lên ít nhiều. Song, điều đáng nói là hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực của khu vực DNNN chưa thể sánh được khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài, kéo theo đó là sự giảm khả năng cạnh tranh với của các DNNN với các khu vực DN khác do không thu hút được nhân tài vào làm việc.

Như vậy, chúng ta thấy rằng giai đoạn năm 2001 - 2005 hoạt đông đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực có tăng nhưng vẫn còn rất nhiều điều hạn chế, dẫn đến việc chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước.Theo các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam trong 10-20 năm tới, nhất là ở lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dựa trên công nghệ cao. Tuy nhiên, vấn đề khiến các nhà đầu tư lo lắng là thị trường Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao, giá hợp lý so với các nước trong khu vực. Tập đoàn Intel, nhà sản xuất bộ vi xử lý lớn nhất thế giới, đã đầu tư 1 tỉ đô la vào Việt Nam. Trong kế hoạch kinh doanh, Intel cần tuyển dụng 3.000 lao động, trong đó có gần 1.000 kỹ sư, chủ yếu thuộc ngành điện tử, tin học và tự động hóa. Tuy nhiên, ngay trong đợt tuyển dụng 200 kỹ sư đầu tiên, Intel chỉ có thể tìm được chưa tới phân nửa số lượng đạt yêu cầu.

Trên thực tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta hiện đang ở mức thấp, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu... đều đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề là trên 70%, trong đó trên 35% cần có trình độ trung cấp trở lên. Đạt được mức này thì các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện cả nước có gần 600 trường và trung tâm dạy nghề.Trong đó các

trường đào tạo nhân tài và các nguồn nhân lực khác cũng đều có bề dày trên 50 năm;những người làm công tác đào tạo cũng đã vừa tự sáng tạo,vừa học đông,học tây,học nam,học bắc…đủ cả.Số cơ sở dạy nghề thì lên đến hàng ngàn. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhưng số lượng trường và trung tâm dạy nghề vẫn còn ít, quy mô đào tạo nhỏ,chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra.Có lẽ không thể lấy bất kỳ lí do gì để biên minh được cho sự đầo tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ thiếu năng lực ,kém phẩm chất đạo đức được. Đó thực sự là sự thật đáng buồn.

Mặt khác, điều kiện đãi ngộ của các DNNN vẫn chưa thoả đáng không đảm bảo cho người lao động phát huy hết khả năng của mình. Bà Jessica Lu, chuyên viên tư vấn nhân sự Công ty Smart HR, cho biết để tuyển dụng được người giỏi, nhiều công ty chấp nhận trả lương cao gấp đôi so với mức trung bình trên thị trường. Trước đây, giám đốc điều hành thường nhận mức lương 2.000 đô la Mỹ/tháng thì nay đã được tăng lên 3.000- 4.000 đô la Mỹ/tháng, chưa kể các khoản thưởng. Một trưởng phòng tiếp thị có mức lương bình quân 1.500-2.000 đô la Mỹ/tháng trước đây có thể được tăng lên 2.500-3.000 đô la Mỹ/tháng. Vấn đề này mặc dù đã nói nhiều, sửa nhiều song bệnh không chú ý đãi ngộ thoả đáng cho người lao động vẫn là bệnh trầm kha,khó có thể giải quyết nổi.

Như vậy có thể nói, việc đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao và có những chính sách đãi ngộ phù hợp đang trở thành một việc hết sức cấp thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nước ta trong thời kỳ hội nhập hiên nay. Đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, không phải của riêng ai.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và thực trạng đầu tư phát triển trong DNNN hiện nay (Trang 26 - 28)