Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp hầu như được “nới lỏng”. Các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô với các chính sách kinh tế – xã hội đã được ban hành. Tuy nhiên, để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi nhà nước cần có những cải cách sau:
3.3.1. Về môi trường kinh tế:
Đó là tất cả những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, đó là chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các chính sách này đúng đắn và phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tác động của các chính sách vĩ mô được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Lãi suất vay ngân hàng:
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi như một chi phí vốn mà việc tăng hay giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bởi vậy, ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định phải bảo đảm vừa khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi.
Các ngân hàng cũng cần xem xét điều kiện cho vay. Nếu ngân hàng đó quá khắt khe trong việc lựa chọn khách hàng thì doanh nghiệp khó có thể vay vốn của ngân hàng, Ngược lại, nếu ngân hàng quá dễ dãi trong việc cho khách hàng vayvốn có thể khiến doanh nghiệp xác định không đúng nhu cầu vốn của mình, dễ dẫn đến có những khoản nợ khó đòi.
- Thủ tục hành chính:
Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải cải thiện thủ tục hành chính cho thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi tránh gây ra tình trạnh tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất kinh doanh.
3.3.2. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là điều kiện tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới.
Một hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất sẽ tạo điều kiện cho công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung một sự ổn định để phát triển.
Môi trường luật pháp tốt còn đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng…trong nền kinh tế.
Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng đồng bộ thống nhất. Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những bộ luật cũ sao cho phù hợp với tình hình mới. Với mỗi bộ luật, cần phải có các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong các doanh nghiệp nhà nước đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình” đã phân tách các vấn đề lý thuyết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở lý thuyết, kết hợp với xem xét, đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty, trong luận văn này đã chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế của quá trình này dưới giác độ vốn, vốn cố dịnh và vốn lưu động. Hệ thống các giải pháp đưa ra bao gồm: 6 giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, 3 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, 6 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và 2 kiến nghị đối với nhà nước.
Tôi xin chân thành cám ơn TS Đàm Văn Huệ, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian và trình độ có hạn, luận văn sẽ còn có những sai sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS.Lưu Thị Hương
2. Quản trị tài chính doanh nghiệp – TS.Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ - Phạm Long.
3. Tài chính doanh nghiệp sản xuất – GS.TS Trương Mộc.
4. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình
5. Báo cáo tài tài chính của công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm 2001, 2002, 2003,.
6. Kế hoạch phát triển của công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 7. Tạp chí tài chính
8. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 9. Thời báo kinh tế.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU---1
CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG---3
1.1.Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp---3
1.1.1.Vốn của doanh nghiệp---3
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại---3
1.1.1.2.Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.2. Nguồn vồn và quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp---10
1.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp---10
1.2.2. Chi phí vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp---10
1.2.3. Quản lý vốn trong doanh nghiệp---14
1.2.3.1. Quản lý vốn cố định---14
1.2.3.2. Quản lý vốn lưu động---18
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền KTTT---19
1.3.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn---19
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp---23
1.3.3.1. Những nhân tố khách quan---23
1.3.3.2. Những nhân tố chủ quan---24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH---26 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình---26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty---26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất KD của công ty----28 2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty---28
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình---30
2.2.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua---30 2.2.2. Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty---32
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Thái Bình---34 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn---35
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định---36
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động---40
2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty---44
2.3.1. Những kết quả đạt được---44
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân---45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH---47
3.1. Định hướng phát triển của công ty---47
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình---48
3.2.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình---49
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình---55
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình---56